Nguyên lý Mục đích Niềm vui
Mục đích tối thượng của con người là mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, hạnh phúc là chủ đề được bàn cãi hàng ngàn năm nay từ Aristotle, Khổng tử, đức Phật, mỗi người có những kiến giải riêng và như thế mỗi người có cách thức riêng của mình về vấn đề này.
Thật tình cờ là cuối năm mình đọc cuốn sách khá hay của Dolan, giáo sư Khoa học Hành vì của London School of Economics, có tựa là "Happiness by Design" mà học giả nổi tiếng Nassim Nicholas Taleb, tác giả của "The Black Swan" và "Antifragile" khen ngợi:
"Nổi bật, tiên tiến và sâu sắc. Nếu bạn muốn đọc một cuốn sách về hạnh phúc, đây là một trong số đó."(“Outstanding, cutting-edge, and profound. If you’re going to read one book on happiness, this is the one.”)
Cách tiếp cận của Dolan dựa trên hai nền tảng:
Niềm vui (Pleasure) và Mục đích (Purpose)
và cần cân bằng giữa hai nền tảng này.Sự cân bằng giữa Niềm vui và Mục đích này được thể hiện bởi những gì mà Dolan gọi là "Nguyên lý Mục đích- Niềm vui" (Pleasure-Purpose Principle- PPP):
"Để được thực sự hạnh phúc, bạn cần phải cảm thấy cả niềm vui và mục đích. Bạn có thể vui và buồn như tôi nhưng với sự kết hợp khác nhau của niềm vui và mục đích. Và bạn có thể yêu cầu từng mức độ khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Nhưng bạn cần cảm thấy cả hai. Tôi gọi đây là Nguyên lý Mục đích Niềm vui (PPP) "
(“To be truly happy, then, you need to feel both pleasure and purpose. You can be just as happy or sad as I am but with different combinations of pleasure and purpose. And you may require each to different degrees at different times. But you do need to feel both. I call this the Pleasure-Purpose Principle — the PPP”)
Một số hoạt động như xem TV và đi ăn uống mang lại nhiều niềm vui nhưng tính mục đích thấp. Một số hoạt động khác như công việc làm hàng ngày đối với hầu hết mọi người thì có niềm vui thấp nhưng mục đích cao. Hoặc có những công việc vừa thiện nguyện vừa tốn thời gian như chơi đùa với con cái, dạy chúng học mang lại cả hai: niềm vui và mục đích.
Trong kinh tế học có một nguyên lý gọi là "diminishing marginal returns" (suy giảm mức lợi ích biên). Có thể giải thích bằng ví dụ này: Bạn mua một chiếc xe Mercedes hay một căn biệt thự thì ban đầu niềm vui lớn, đến căn thứ hai thì niềm vui giảm dần và khi bạn có chục chiếc Lamborghini Aventador thì bạn thấy giá trị nó không bằng chiếc ban đầu. Cho nên nếu chỉ lấy niềm vui và xem nó là hạnh phúc đời người bạn sẽ mau chóng quay về vị trí ban đầu: Sự chán nản, trống rỗng.
Vì thế, người ta khuyên bạn cần phải có mục đích cho cuộc đời của mình và nó là lý do mỗi sáng bạn thức dậy.
Tuy nhiên, cũng không chỉ chăm chăm "mục tiêu, mục đích" vì nó sẽ khiến bạn luôn chịu áp lực và khổ sở. "Đừng cố quá" cũng là một "mantra" (câu thần chú) cho nhiều người luôn chạy theo những hiệu suất, luôn lao về phía trước...
Và tôi có thể tóm gọn với một kết luận của Daniel Kahneman, khôi nguyên Nobel kinh tế, tác giả của "Thinhking Fast and Slow":
"Nguyên lý mục đích - niềm vui của Dolan là một mô tả tốt về những gì tôi muốn cho các cháu của mình: một cuộc sống phong phú với những hoạt động vừa vui vẻ vừa có ý nghĩa."
Ngày đầu tiên của năm mới, không có gì hơn ngoài chúc các bạn được hạnh phúc trong ý nghĩa này.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015