Nguyễn Ái Quốc và những nhà cách mạng ái quốc Việt Nam trên đất Pháp năm 1922

08:14 CH @ Thứ Hai - 16 Tháng Giêng, 2023

Năm 1922 là một trong những niên đại đặc biệt đối với diễn trinh lịch sử Việt Nam cận đại, bởi không chỉ gắn với sự kiện xuất dương Âu châu đầu tiên của một vị quân vương triều định Đại Nam mà còn chứng kiến cuộc hội ngộ của những người con ưu tú nhất đương thời về cả nhiệt huyết lấn chí hướng mưu tim ánh sáng chân lý nhằm giải thoát xiềng xích nô lệ đối với dân tộc Việt Nam. Cũng có thể nói rằng, chính sự kiện thứ nhất đã dẫn dắt những biến cố cá  nhân được tích tụ một cách rời rạc trước nay có điều kiện trực diện giao thoa, tích hợp và kích hoạt để trở thành những tác nhân hiện thực đôn thúc phong trào cách mạng trong nước trên cả hai bình diện: đường hướng và hành động.

Vừa chẵn trăm năm của khung cảnh lịch sử đã qua (1922 - 2022), trên cơ sở một số tư liệu góp nhặt ít được phổ biến một cách rộng rãi, bài viết góp phần cung hiến cho bạn đọc những phiên bản cận cảnh về niên đại đã nêu.

* Từ Nguyễn Sanh Côn đến Nguyễn Ái Quốc

Trong hoài niệm về trường Quốc Học ở Huế, tác giả Lê Thanh Cảnh, người từng học chung lớp với Nguyễn Sanh Côn ở năm lớp nhất bậc Trung học vào năm 1908, sau khi đậu bằng Tiểu học, cho biết một vài điều cốt yếu về thân thế người bạn đồng bối - đồng môn như sau 1):


“Đã nhắc đến cả thầy lần trò của trường Quốc Học suốt thời gian 1906-1911 tôi không được phép quên nói lại đây bao kỷ niệm về trò Nguyễn Sanh Côn. Nguyễn Sanh Côn tên cụ Phổ Bảng Nguyễn Sanh Huy đặt cho trò Côn (cái gậy - NVG] với mong muốn trò Côn có đủ cương ngạnh chống lại chế độ thực dân Pháp mà gia đình cụ rất oán ghét (...) Trò Côn còn có người anh ruột được ông cụ đặt cho là Hổ, nhưng về sau không nhớ vào năm nào cả hai anh em được đổi ra: trò Hồ là Nguyễn Tất Đạt, còn trò Côn là Nguyễn Tất Thành...) Nhưng ông Phó Bảng Nguyễn Sanh Huy người làng Kim Liên, tỉnh Nghệ An, không làm quan mà bị cách chức như J. Lacouture đã viết trên báo Le Monde là không đúng mà sự thật là chính ông thân sinh ra cụ Phó Bảng lúc trước đó làm tri huyện, nhưng vì tánh tình chống đối thực dân và dính líu vào Phong trào Cần Vương nên đã bị thực dân Pháp cách chức. Cụ Phó Bảng Huy không ra tham chánh, ở nhà dạy học trò và bốc thuốc, cũng là một cớ để cho nhà cầm quyền dò xét liên miên. Bị tình nghi chống đối Bảo Hộ, cụ bị bắt và bị đày đi Côn Lôn. Gia đình cụ chẳng giàu có gì làm sao cho Hổ và Côn đi học được? (...) ông Đào Trinh Nhất, cho tôi biết là ở Nghệ An có gia đình họ Cao xưa nay có đặt riêng 20 mẫu ruộng gọi là 'Ruộng hương hỏa' nhưng không lấy hoa lợi vào việc cúng tế mà chỉ để nuôi dưỡng tinh thần cách mạng trong hàng ngũ sĩ tử ưu tú toàn tỉnh mà có khi còn nâng đỡ những nhà cách mạng lỗi lạc, gặp bước phong trần như hạng quý cụ Nguyễn Thượng Hiền, Tăng Bạt Hổ, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... Có lẽ nhờ đó mà anh em Đạt, Thành, vào Huế ở trọ lúc đầu ở trong Thành Nội gần chợ Âm Hồn, sau dời ra quán Ao Hồ..." 2)

Ở phân mục mà tác giả đặt thành tiêu đề Trò Côn bắt đầu sự nghiệp cách mạng “Xin Thuế”, trong khi tái hiện bối cảnh các phong trào Cúp Tóc, Duy Tân, Hiệp Thương, Xin Xâu, Xin Thuế diễn ra hết sức sôi động vào năm 1908 ở khắp các tỉnh Trung kỳ nói chung, ở Thừa Thiên nói riêng, hành động cách mạng đầu đời của người đồng môn lớp nhất bậc Trung học được tường thuật chi tiết như sau: “Chúng tôi một nhóm học sinh ở chợ Cống (...) đi gần đến chỗ trường Quốc Học thì thấy trò Côn hăng hái một mình (không có trò Hổ) đến khuyến rủ lôi kéo chúng tôi, bảo: “Đồng bào người ta đi xin Xâu, chúng mình phải đi theo ủng hộ họ, để làm thông ngôn cho họ. Nào chúng ta đi xuống tòa Khâm". Miệng nói, tay trò Côn lấy nón chúng tôi lật ngược lên bề trong đội lên trời, tỏ vẻ chúng ta phản kháng quyết lật ngược tình trạng hiện tại. Chúng tôi chẳng hiểu múi mớ gì, nhưng nghe lời trò Côn rất hấp dẫn và thấy trò Côn lớn tuổi (thực tế nhóm bạn học của Lê Thanh Cảnh nhỏ hơn Nguyễn Sanh Côn 3 tuổi - NVG) hăng say vì việc của đồng bào thì vui lòng theo ngay. Trò Côn đi trước kéo theo chúng tôi là toàn bọn biết rành tiếng Pháp. Đồng bào thấy vậy lại kéo theo sau rất đông. Đến cửa tòa Khâm, chúng tôi bị ông La Susse, Hộ Lý lúc bấy giờ, đứng trước sân cùng rất đông lính khố xanh, ra đón lại, không cho tiến vào, rồi rút thanh tre to tướng quất đại vào thân hình chúng tôi. Trò Côn hôm ấy đi đầu lại là người cao lớn, lãnh đủ hơn ai hết. Bị đánh túi bụi, chúng tôi chạy tán loạn, đồng bào thấy vậy cũng rút lui”. 4)

Sự kiện ngay sau đó đã trở thành điểm nóng của trường Quốc Học. Theo lời khuyên của anh trai, Nguyễn Sanh Côn phải bỏ học tạm thời nhưng rồi đã phải rời xa mái trường vĩnh viễn. Trích đoạn sau đây cũng là hồi cuối của Nguyễn Sanh Côn trên đất Thần Kinh trước khi cất bước về phương Nam và rồi bôn ba nơi hải ngoại: “Mai lại, anh cò Pháp vào lớp nhất chúng tôi, cố nhận diện cho được trò Côn, anh cò bảo là ‘thằng lớn đầu da hung’ (mà trò Côn cũng như trò Hổ và sau này là chị Bạch Liên đều có nước da bần quân). Anh cò nói tiếp: “Tôi có lệnh thượng cấp đến xin trường đuổi nó ra khỏi lớp. Trong lớp này chính tôi cũng nhận diện được vài ba thằng ranh con nữa, nhưng chúng nó là a tòng, như mấy thằng này, thằng này (anh cò nhận diện chúng tôi rất đúng mà chủng tôi cùng chẳng chối cái gì) thì xin thầy giáo tặng cho chúng mỗi đứa một fessée (sic) [trận đòn] (...) Sau đó, độ một tháng, anh Côn mời tôi qua quán Ao Hồ gặp anh nói rất nhiều chuyện mà cốt để cho anh ngỏ lời từ biệt (...). Nhưng từ ấy, anh Hổ, 19 tuổi, sẽ gọi là anh Nguyễn Tất Đạt, anh Nguyễn Sanh Côn sẽ gọi là Nguyễn Tất Thành. Từ trước chính anh Hổ và anh Côn nói cùng tôi là tên họ trên bằng Tiểu học là Hổ và Côn. Tôi rất bùi ngùi thắc mắc cho số phận anh Côn vì nhận thấy anh là người có tâm huyết, tôi đề nghị cùng hai anh, tôi có các ông lớn ở tòa Khâm lúc bấy giờ… có thể dễ dàng nhờ mấy cụ gởi một chữ thì anh Côn đi làm được ngay tại Sở Vôi Long Thọ hoặc Sở Cỏ May của ông Cosserat. Hai anh nói bằng cấp ghi tên Côn mà cải tên này ở Huế chúng đã lùng bắt, không tiện cho anh lưu lại Huế, kiếm công việc sinh sống. Tôi đề nghị có bà con ở các đồn điền trong Nam, nếu anh cần thì xin gởi thơ giới thiệu. Hai anh nói việc ấy có thể trông cậy được (...) Sau đó anh Đạt cũng bỏ học, về nhà đi lang thang vào các làng dạy học và làm thuốc”. 5)

Gần 15 năm sau, chính chuyến tàu Porthes trên chặng hành trình dài ngày Sài Gòn - Marseille đã đưa viên công chức Lê Thanh Cảnh của Chính quyền Nam triều đến với kinh thành nước Pháp và gặp lại người bạn học đồng niên năm xưa. Đó là việc thực thi sứ vụ tháp tùng theo phái đoàn vua Khải Định dự phiên Đấu xảo Quốc tế và Thuộc địa tại Marseille vào mùa hè năm 1922.

Một phiên bản hồi ký khác của tác giả lại tiếp nối chủ đề đã nêu, song nhân danh không còn là Nguyễn Sanh Côn hay Nguyễn Tất Thành ngày trước mà là một tên tuổi lớn trên đấu trường chính trị không chỉ giới hạn ở Việt Nam hay Đông Dương mà còn mở rộng đến tầm cỡ quốc tế: Nguyễn Ái Quốc. Dễ dàng nhận ra chủ ý của tác giả hồi ký về nhân vật chính bởi ở ngay sau dòng đầu tiên, sự kiện đã được cập nhật, rằng “Ngay hôm tàu Porthes cặp bến Marseille, phái đoàn dọn lên một khách sạn sang trọng, thì tôi, cũng như các nhân viên khác, thấy để sẵn trong phòng một thiếp mời đi dự cuộc nói chuyện Về Đông Dương của Nguyễn Ái Quốc, dưới quyền bảo trợ của nữ bá tước De Noailles, tại một khách sạn lớn. Riêng tôi thấy được tên Nguyễn Ái Quốc thì đã mừng thầm, sắp gặp lại một đồng bối lỗi lạc”. 6)

Lịch trình gặp gỡ mang tính cách sinh hoạt diễn đàn sau đó còn được thông tin thêm như sau: “Trong thời gian phái đoàn Nam triều ở Ba Lê bốn tháng, anh Nguyễn Ái Quốc có tổ chức một cuộc nói chuyện tại trụ sở Hội Quán Sinh Viên Đông Dương [Association Mutuelle Des Indochinois/A.M.I). Trong phái đoàn chỉ có tôi là bạn đồng liêu, cùng ông Trần Đức... đi dự thôi. Đề tài cuộc nói chuyện là anh Quốc chỉ trích chế độ thực dân Pháp hà khắc bất công. Tôi nhận thấy trong hàng thính giả có ba cụ Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh và Trần Ngọc Thiện đều là nhân vật miền Bắc được đi tham dự cuộc đấu xảo Marseille. Cũng nhờ cuộc nói chuyện ấy tôi được hân hoan gặp lại cụ Phan Châu Trinh và biết thêm kỹ sư Cao Văn Sển, người Nam, rất sành sỏi Pháp văn và cũng được biết là tác giả nhiều bài báo đả kích chế độ thực dân” 7)

Đây cũng chính là những gương mặt Việt Nam tiền hiện đại hiếm hoi nổi bật trên diễn đàn tranh đấu đang hội tụ như một sự sắp đặt của lịch sử ở ngay tại sào huyệt của chủ nghĩa đế quốc Pháp trong năm 1922 này.

Nguyễn Ái Quốc tại Pháp năm 1921



* Cuộc hội ngộ của những nhà cách mạng ái quốc Việt Nam

Như trên, ngoài ba nhà cách mạng đã đang hoạt động tại trung tâm của nước Pháp, gồm Nguyễn Ái Quốc, Phan Châu Trinh và Cao Văn Sến, còn có hai nhân vật có chính kiến tăm tiếng khác cũng hiện thời xuất hiện ở đây, Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh, đến dự cuộc triển lãm Marseille với tư cách các nhà báo lớn xứ Bắc kỳ.

Sáng kiến về một cuộc họp mặt dưới hình thức tiệc chiêu đãi đề xuất bởi hai ông Trần Đức và Lê Thanh Cảnh thuộc đoàn tùy tùng của vua Khải Định đã được đồng thuận và hoan nghênh. Qua tiêu đề "Thử đi tìm một lập trường tranh đấu cho dân tộc Việt Nam", tác giả hồi ký trong khi nhấn mạnh rằng: "Bữa tiệc này tuy chỉ có mười một người mà câu chuyện rất mặn mà sôi nổi vì có sự hiện diện của năm nhân vật phi thường ngồi  chung một bàn.  Năm nhân vật ấy theo năm khuynh hướng chính trị khác nhau mà gặp nhau trong một lúc trên đường tranh đấu xa quê hương, nên trong sự va chạm đó cũng phải nảy lửa đôi chút", cũng đồng thời trịnh trọng tuyên bố: “...  thành kinh xin tất cả quan khách - đã gặp nhau đây có thể cùng nhau tìm một giải pháp cứu quốc và kiến quốc để khỏi mang tội với các vị tiền bối vị quốc vòng thân đã qua đời và của vị tiền bối hiện nay còn vất vả bôn ba ở hải ngoại cũng như còn ở trong lao tù... tại đây có năm nhân vật lỗi lạc trên chính trường, tôi xin nêu danh tính và khuynh hướng để cùng nhau biết rõ lập trường của mỗi chiến sĩ để tranh luận cho có hiệu lực… Tôi xin thưa:


- Cụ Phan Châu Trinh, đồng châu với tôi. Cụ đã làm quan, bỏ về theo đường cách mệnh. Đi Nhật, về nước bị tù đày ra Côn Lôn, nhờ Hộ Nhân Quyền Pháp can thiệp được trả tự do. Qua Pháp sống lây lất, gặp chiến tranh không chịu đi đánh giặc, bị giam cầm một thời gian  Nay chủ trường 'Lao tư cộng tác’, ‘Ỷ Pháp cầu tiến bộ’.

- Anh Nguyễn Ái Quốc, trốn ra khỏi nước nhà, qua Pháp, qua Anh rồi trở về Pháp, chủ trương cách mạng triệt để.

- Ông kỹ sư Cao Văn Sển, viết, báo bằng Pháp văn, tại Pháp cực lực phản đối thực dân Pháp ở Đông Dương. Đường lối tranh đấu cho Tổ quốc Việt Nam vẫn như cụ Phan Tây Hồ và cũng thiên về đảng Lập Hiến Đông Dương của cụ Bùi Quang Chiêu.

- Ông Phạm Quỳnh, chủ nhiệm tạp chí Nam Phong, chủ trương quân chủ lập hiến. 

- Ông Nguyễn Văn Vĩnh, chủ nhiệm báo Trung Bắc Tân Văn, chủ trưởng trực trị, vì kịch liệt phản đối quan lại Nam triều mà ông không còn tin tưởng được nữa" 8).

Các nhà ái quốc Việt Nam từ trái qua phải: Phan Châu Trinh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh



Trong khi trân trọng mời khách dùng tiệc vui vẻ, cử toạ cũng yêu cầu các nhà cách mạng trình bày hoặc thuyết giải rõ thêm các khía cạnh chủ trương của mình mà người khác còn thắc mắc. Quả thực, đây là phần sinh động và phấn khích nhất cả cuộc hội ngộ, bởi lập trường nào cũng kèm theo các luận chứng tương thích. Theo tường thuật của hồi ký, diễn giả lần lượt là cụ Phan Tây Hồ mở đầu, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh và Cao Văn Sển cuối cùng như dưới đây.

- Phan Châu Trinh "Tôi đã gặp Nguyễn Ái quốc từ 10 năm trước đây mà tôi nhận thấy anh chủ trương cách mạng triệt để táo bạo nên tôi không thể theo anh được, và anh cũng không chấp nhận đường lối của tôi, anh phải đi qua nước Anh rồi về đây. Vừa rồi mấy tuần nay có ông Cảnh, bạn thân của anh và cùng đồng châu với tôi, cố tìm đủ mọi cách để dung hòa đường lối tranh đấu mà mong muốn cho hai chúng tôi xích lại gần nhau. Nhưng dầu tôi tỏ thiên chí đến đâu, tôi cũng thấy còn khó…” 9)

- Nguyễn Ái Quốc "Mấy hôm nay anh Cảnh qua đây có tiếp xúc nhiều với tôi và có nói với tôi một câu ước mơ của cu Trần Cao Vân: Nếu cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân thành công thì sau này việc đầu tiên chúng ta phải làm là viết chữ Việt Nam không phải chữ ‘Tuất’ một bên, mà phải viết chữ ‘Việt’ là Phủ Việt, ‘rìu búa’ mới kiện toàn được sự nghiệp cánh mệnh. Độc lập cho Tổ quốc và Dân tộc thì không thể nào ngả tay xin ai được mà phải dùng sức mạnh như cụ Trấn Cao Vân đã nói là phải dùng búa rìu” 10)

- Nguyễn Văn Vĩnh: “Tôi đã từng đứng trong hàng ngũ Đông Kinh Nghĩa Thục, cùng các bậc tiền bối và rất đau đớn thấy hàng ngũ lần lượt tan ra, và hầu hết phần tử ưu tú chiến sĩ quốc gia bị tiêu diệt. Hết phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, chiến khu Yên Thế của Đề Thám ở Bắc, rồi đến vụ xin thuế ở miền Trung, rồi đến Thiên Địa Hội và phong trào kháng chiến ở Nam, phong trào Cần Vương ở Trung, trước sau đều bị phân tán đến nỗi ngày nay tất cả các tổ chức cách mạnh ấy chỉ còn cái tên vất vưởng trong ký ức chúng ta thôi! Bao nhiêu chiến sĩ đều gục ngã hoặc còn sống vất vưởng ở Côn Đảo, Thái Nguyên, Lao Bảo, hay Ban Mê Thuột. Bạo động như anh Quốc là thậm nguy;

Tôi không muốn khóc anh Quốc bị tiêu [diệt/vong – NVG] mà khuyên anh khôn khéo chèo chồng cho qua cơn sóng gió hãi hùng, cẩn trọng hoài bào chỉ khí và dành nhiệt huyết để phụng sự Tổ quốc và Dân tộc. Hiện nay, khó mà có được người can trường đanh sắt như anh. Sở dĩ tôi theo lập trường “Trực trị” là kinh nghiệm cho tôi thấy Nam kỳ trực trị mà tiến bộ quá xa hơn Trung và Bắc. Mà Bắc kỳ nhờ chế độ mập mờ nửa Bảo hộ nửa Trực trị (không công khai) mà hơn Trung kỳ quá xa.

Chính thể Bảo Hộ tại Trung kỳ là quá lạc hậu. đồng bào chúng ta ở đó còn trong tình trạng ngu muội. Cứ trực trị cái đã rồi sau khi được khai hóa theo đà tiến bộ thì tức khắc dàn chúng tự có sức mạnh mà trồi đầu lên. Nói trực trị tôi chẳng khi nào chịu giao nước Nam cho Tây đâu. Quá khứ đường lối tranh đấu của tôi, cuộc đời thiếu thốn của tôi, đã hùng hồn bảo đàm cho lời nói của tôi hôm nay” 11)

Tàu Porthes chở phái đoàn tháp tùng vua Khải Định cập càng Marseille ngày 21-6-1922



- Phạm Quỳnh: “Có lẽ ngay giữa tiệc này tôi đã thấy có rất nhiều lập trường tranh đấu chống lại chủ thuyết mà tôi vẫn hoài bão "Quân Chủ Lập Hiến". Nói đến nền quân chủ thì phần đồng tỏ vẻ lo sợ chế độ chuyên chế. Nhưng xin đồng bào trương mắt nhìn hai nước Anh và Nhật. Với nền quân chủ họ đã văn mình tột mức và dân chủ còn hơn các nền dân chủ cộng hòa khác nhiều lắm. Họ có thể đứng vào hàng đàn anh trên hoàn cầu. Đây tôi chủ trương là "Quân Chủ Lập Hiến": Vua chẳng còn quyền hành gì trong tay mà chuyên chế được. Vua chỉ là người đứng lên "thừa hành" bản hiến pháp mà chính nhân dân toàn quốc được triệu tập dự thảo và quyết định. Như thế chúng ta có một chế độ trường cửu do ý dân tự tạo cho mình. Chớ như chế độ Cộng hòa và Dân chủ thì sợ mỗi khi sau bồn năm, có thay đổi tổng thống thì thay đổi tất cả, làm cho guồng máy hành chính trong nước phải bị xảo trộn trầm trọng. 12)

Từ ngày tôi sáng lập tạp chí Nam Phong đến nay, tôi có nhiều dịp đi đó đây tiếp xúc rất đông đồng bào ba kỳ thì phần đông - mà xin quả quyết là đại đa số - đều nhiệt liệt tán thành chế độ quân chủ lập hiến. Người Nam cũng niềm nở hưởng ứng cũng vì thấy đó là đường lối duy nhất để thống nhất lãnh thổ và dân tộc từ mũi Cà Mau tới Ải Nam Quan” 13)

- Cao Văn Sển: "Thú thật, tôi tiêm nhiễm sâu xa văn hóa Pháp và cũng nhận thấy văn hóa này sau này có thể giúp cho dân tộc ta tiến lên đài văn minh tiến bộ như mọi dân tộc khác trên hoàn cầu. Tôi thấy họ văn minh thực sự về mọi mặt. Nhưng từ ngày tôi ở đây, luôn luôn chống đối chính phủ Đông Dương, vì tôi nhận thấy cùng là người Pháp, mà mỗi khi bước chân xuống tàu qua Đông Dương, thì bắt đầu trong khối óc họ những chủ trương thực dân tàn khốc mà tôi không thể chấp nhận được cho đồng bào cả ba kỳ, mặc dầu ở Nam kỳ dân khí đã tiến bộ khá mạnh, người Pháp chẳng dám ăn hiếp như ở hai kỳ kia. Vì thế, tôi nhờ tài liệu nước nhà mà anh em thủy thủ hàng hải thường thường vui lòng cung cấp cho tôi dùng làm báo để chống đồi chế độ thực dân ở Đông Dương. Tôi thành thực thưa rằng tôi chưa có một chủ thuyết rõ rệt như bốn ông vừa giải thích rành mạch. Tôi chỉ có thái độ chống bọn thực dân xấu xa bỉ ổi.” 14)

Hồi ký đã lưu ý thêm rằng” “Ông Cao Văn Sển được cử tọa nhiệt liệt hoan hô, vì ông khiêm nhường không dám đưa ra một chủ thuyết gì mới mà chỉ nói lời chân thành của con tim người yêu nước, yêu đồng bào”. 15)

Sau khi các diễn giả đã biện minh cho lập trường của mình một cách căn bản, cử tọa cùng chính là tác giả hồi kỳ tạm thời đi đến ý kiến chung cục rằng: “… tôi muốn nghe ngóng tất cả để sau này áp dụng một chủ nghĩa thực tiễn, lấy văn hóa Việt Nam làm gốc. Có thể mới hợp với tính tình dân tộc Việt Nam. Hành động gì bây giờ là thất bại ngay, mà cũng như cụ Phan Tây Hồ đã trịnh trọng cảnh bao hai anh em chúng tôi mấy kỳ gặp gỡ trước đây, mà tôi rất bái phục: “Vô bạo động, bạo động tắc tử; vô vọng ngoại, vọng ngoại tắc ngu. Dư hữu nhất ngôn dĩ cảo ngô đồng bào. Viết: Bất như học”  (“Không nên trông người ngoài, trông người ngoài là ngu. Không nên bạo động, bạo động thì chết. Tôi chỉ có một lời để nói với đồng bào, không gì bằng học”.) 16).

* Kết luận

Trong một phiên bản khác của hồi ký, tác giả Lê Thanh Cảnh có cho biết thêm lời kết của cuộc hội ngộ đặc biệt này, nhân dịp tham dự cuộc Đấu xảo Quốc tế và Thuộc địa tại Marseille: Trước khi chia tay, tôi có khẩn khoản thưa cùng Quý khách đôi lời đã đúc kết cuộc thảo luận hôm nay bằng lời quả quyết rằng: Bất cứ chánh sách gì cho Tổ quốc Việt Nam ngày mai, mà không dựa vào nền tàng Văn hóa và Văn hiến nghìn năm xưa của dân tộc sẽ thảm hại. Vì dàn ta đã thâm căn cố đế tiêm nhiễm sâu sắc với những tập quán cha truyền con nối bằng một tinh thần cố hữu đã được đơm hoa kết quả tốt đẹp qua bao cuộc thăng trầm. Các cụ cho là phải, lần lượt bắt tay tôi siết thật mạnh tỏ vẻ tán thưởng tấm lòng nhiệt thành của tôi” 17)

Trong khi đó, hoạt động thực tiễn của nhiều nhà ái quốc và tổ chức cách mạng ở Việt Nam vẫn diễn ra sôi nổi tại các trung tâm nước Pháp, theo như chỉ dẫn của tác giả: “Từ đó, cứ vài ba ngày, tôi tiếp tục nhận những thiếp mời đi dự các cuộc diễn thuyết của các ông Nguyễn Văn Vĩnh, Cao Văn Sển, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Văn Thơm, Hội đồng thị xã Sài Gòn, khi thì tại Sorbonne, khi thì tại Hội Đông Phương Ái Hữu, khi thì tại trường Cao học Thuộc địa... Riêng ông Phạm Quỳnh có tổ chức năm cuộc diễn thuyết đặc biệt quan trọng mà tôi có đi dự…” 18)

Riêng Nguyễn Ái Quốc, với lời mời trọng thị của viên quan cai trị Pasquier tại Paris thông qua cầu nối ngoại giao Lê Thanh Cảnh, diễn ngôn nổi tiếng sau đây đã được trình bày trong bối cảnh đầy phần khích này: "Bất cử người Việt Nam nào nói được tiếng Pháp phải lợi dụng tất cả cơ hội nói lên cho người Pháp biết những đau khổ não nề của dân tộc Việt Nam. Đó là bổn phân của tôi hôm nay. Nước Pháp muốn có mặt ở Thái Bình Dương cần phải triệt để thay đổi chỉnh sách thực dân. Phải coi dân tộc chúng tôi như bạn chớ không phải là tôi mọi” 19)

Chú thích:

1. Tác giả có lưu ý trong hồi ức của mình rằng “Báo chí trong nước cũng như ngoài nước đã nói nhiều về trò Côn và cụ Hồ. Tôi chì xin ghi lại đây những gì mà xưa nay chưa ai nói tới thân thế và sự nghiệp của trò Côn, và cũng xin cải chính một đồi điều sai lầm mà họ viết về tiểu sử của cụ Hồ, mà chính cụ, khi sinh tiền, cũng không khi nào cải chính”; xem: Lê Thanh Cảnh, “Dưới mái tranh trường Quốc Học những năm 1906 – 1911” trong: Nhiều tác giả, Nghiên cứu Huế, Tập 6, Trung tâm Nghiên cứu Huế, 2005, tr.297.

2. Nghiên cứu Huế, Tập 6, Sđd, tr.297-298 

3. Nghiên cứu Huế, Tập 6, Sđd, tr.298.

4. Nghiên của Huế, Tập 6, Sđd, tr.300-301 

5. Nghiên cứu Huế, Tập 6, Sđd, tr.301.

6. Lê Thanh Cảnh, “Rời mãi trường Quốc Học, nhớ lại cuộc ‘Pháp du’ năm 1922 theo phái đoàn vua Khải Định tham dự cuộc đầu xảo quốc tế và thuộc địa Marseilles; trong: Nhiều tác giả, Nghiên cứu Huế, Tập 8, Trung tâm Nghiên cứu Huế, 2012, tr.333.

7. Nghiên cứu Huế, Tập 8, Sđd, tr.334.

8. Nghiên cứu Huế, Tập 8, Sđd, tr.339-340. “Lao tư cộng tác, ỷ Pháp cầu tiến bộ”: lao động và tư bản cần cùng nhau hợp tác, dựa vào nước Pháp đề mưu cầu sự tiến bộ.

9. Nghiên cứu Huế, Tập 8, Sđd, tr.340.

10. Nghiên cứu Huế, Tập 8. Sđd, tr.340. 

11. Nghiên cứu Huế, Tập 8, Sđd, tr340-341. 

12. Nghiên cứu Huế, Tập 8, Sđd, tr.341. 

13. Nghiên cứu Huế, Tập 8, Sđd, tr.341. 

14. Nghiên cứu Huế, Tập 8, Sđd, tr.341. 

15. Nghiên cứu Huế, Tập 8, Sđd, tr.341. 

16. Nghiên cứu Huế, Tập 8, Sđd, tr.341.

17, Bùi Quang Minh (giới thiệu), Cuộc hội ngộ 5 nhân vật phi thường ở Mác-Xây; /nd/tu-lieu-tra-cuu/cuoc_hoi_ngo_5_nhan_vat_phi_thuong_o_mac-xay.html ; cập nhật ngày 25.6.2011, truy cập ngày 3.12.2022.

18. Nghiên cứu Huế, Tập 8, Sđd, tr.342 

19. Nghiên cứu Huế, Tập 8, Sđd, tr.342

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cụ Tây Hồ Phan Châu Trinh và những trớ trêu lịch sử

    27/03/2019GS Nhà giáo nhân dân Nguyễn Ngọc LanhHôm nay: ngày giỗ - hơn nữa, ngày giỗ thứ 90 - cụ Phan Châu Trinh. Nhớ tới tổ tiên, con cháu biết đâu kể đấy, mong tái hiện ngày càng đầy đủ về bậc tiền bối. Dịp này, tôi xin điểm lại vắn tắt đôi điều tôi thu nhận được - và tỉnh ngộ ra - trong quá trình tìm hiểu di sản của Cụ...
  • Nguyễn Văn Vĩnh với tiếng mẹ đẻ và chữ Quốc ngữ

    10/10/2018Nguyễn Lân BìnhNguyễn Văn Vĩnh hoàn toàn đồng ý với cách nhận thức mang tính tư tưởng của Phan Châu Trinh rằng: chúng ta nghèo và khổ vì chúng ta ngu và dốt, mà sự ngu dốt là hệ quả mặc nhiên của việc không được học hành! Từ lúc đó, Nguyễn Văn Vĩnh đã ý thức sâu sắc tính bức thiết của con chữ đối với đồng bào mình...
  • Phan Châu Trinh: từ ý thức hệ phong kiến đến dân chủ tư sản

    01/07/2018Cao Văn Thức...từ một thiếu niên từng theo cha trong phong trào Cần Vương ở cuối thế kỷ XIX (1885-1887), rồi trở thành nhân vật lãnh đạo của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX (1905-1908) là một quá trình chuyển biến tư tưởng cứu nước của Phan Châu Trinh…
  • Giải Phan Châu Trinh tôn vinh nhà văn hóa Phạm Quỳnh

    26/03/2018Lam ĐiềnNhà văn hóa Phạm Quỳnh vừa được xướng tên tại buổi lễ trao giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh đêm 24-3 ở nội dung Dự án tôn vinh danh nhân văn hóa Việt Nam thời hiện đại...
  • Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

    25/03/2018Vương Trí NhànKhi một người có hoạt động thực sự trên lĩnh vực văn hoá, trở thành có đóng góp về văn hoá, người đó nhất thiết phải có tình cảm tốt đẹp và sâu sắc với dân tộc, với đất nước. Ấy là niềm tin đến với chúng tôi khi lần giở lại Nam Phong. Nó cũng là nhân tố giúp chúng tôi yên tâm khi tìm hiểu những đóng góp của Phạm Quỳnh...
  • Tư tưởng Phan Châu Trinh và các giá trị khai sáng

    01/06/2017Trần Đăng Dương & Sea MDThông qua việc phân tích các triết lý của Bậc tiền bối Phan Châu Trinh và so sánh chúng với các giá trị Khai Sáng – những giá trị mà cho tới ngày nay vẫn được ghi nhận là tiến bộ và là nhân tố chính tạo lập nên sự văn minh của thế giới hiện đại, tiểu luận muốn cụ thể hóa và làm rõ sự “tương đồng” hay “tương thích” của tư tưởng Phan Châu Trinh và các giá trị Khai Sáng...
  • Pháp quyền hay Pháp trị

    31/05/2017TS. Nguyễn Sĩ DũngTrong các văn bản chính thức, cái mà chúng ta đã lựa chọn là nhà nước pháp quyền. Còn một số học giả lại cho rằng nên lựa chọn mô hình nhà nước pháp trị. Vậy chúng ta nên xây dựng nhà nước pháp quyền hay nhà nước pháp trị?
  • Chi Bằng Học - tư tưởng Phan Châu Trinh

    31/01/2012Phan Châu TrinhVậy xin cùng nói lời chính cáo cùng người nước ta rằng: “Không bạo động, bạo động tất chết! Không trông người nước ngoài, trông người nước ngoài tất ngu! Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi xin có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào, là “Chi Bằng Học”...
  • Cuộc hội ngộ 5 nhân vật phi thường ở Mác-xây

    25/06/2011Bùi Quang Minh (giới thiệu)... đây là một tư liệu lịch sử hiếm có về nhiều nhân vật tầm cỡ lập nước có giao thoa sự nghiệp (hội ngộ tại một thời điểm) mà chúng ta vẫn còn rất thiếu thốn tư liệu về họ, và chưa được tổ chức nghiên cứu và đánh giá chu đáo, đầy đủ, công khai... Mặt khác qua tư liệu duy nhất này, bậc tiền bối còn để lại nhiều thông điệp quan trọng cho hậu thế... Chúng ta được chứng kiến các đường lối cứu nước, thực thi cách mạng Việt Nam gần 100 năm trước do các nhân vật lịch sử đưa ra bàn bạc, cọ xát, suy xét vì lợi ích của dân tộc ra sao.
  • Hiến pháp 1946 với tư tưởng pháp quyền

    10/05/2010Nguyễn Sĩ Dũng60 năm đã trôi qua kể từ mùa thu năm ấy. Sống mãi với thời gian là các giá trị của Cách mạng tháng Tám: độc lập, tự do, dân chủ. Sống mãi với thời gian là tư tưởng pháp quyền kết tinh trong bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bản hiến pháp đó còn được gọi là Hiến pháp 1946.
  • xem toàn bộ