Người Việt Cao Quý

11:01 SA @ Thứ Ba - 29 Tháng Mười, 2013
Cái đẹp của giống Việt
Là biết vận dụng
Trí tuệ phương tiện của thế gian
Để khám phá chính mình


Trên ý nghĩa đó
Đạo Phật từ Ấn và Trung
Vào Việt Nam khoảng hai nghìn năm nay
Các nhà truyền giáo
Giới thiệu những lời Phật Thích Ca dạy
Theo nhiều kiểu khác nhau
Nhưng sau hơn một ngàn năm
Người Việt tiếp cận với kinh sách Phật giáo

Đến thế kỷ mười ba
Đức vua Trần Nhân Tông trị vì
Người đã công bố với toàn dân Việt rằng:
"Bụt ở trong nhà
Chẳng phải tìm xa
Nhân khuấy bản nên ta tìm bụt
Đến cốc hay chính bụt là ta".

Rằng Phật tại tâm ta
Tại quên điều quan trọng ấy
Mà ta cứ đi tìm phật ở bên ngoài
Khi thức tỉnh được điều ấy
Thì chính ta đây là Phật
Chữ Phật đây không phải ông nào
Chữ Phật đây chỉ chung cho người thức tỉnh
người chứng ngộ, người giải thoát, người có tâm tự do
tuyệt đối, người không đánh mất mình trong trí thức
Cho nên Trần Nhân Tông tuyên bố:
"Biết chân như, tin bát nhã
Chớ còn tìm phật tổ Đông Tây".

Đức Phật Thích Ca cũng xác nhận rằng:
"Có vô lượng chư phật"
"Tất cả chúng sinh đều có phật tính, đều có
                             tiềm năng phật và sẽ thành phật"

Trạng thái Phật là trạng thái tâm vô tâm tưởng
Nên ngài Trần Nhân Tông tuyên bố:
"Hãy xá vô tâm
Tự nhiên hợp đạo".

Những lời tuyên bố ấy
Lan rộng khắp nhân gian
Mãi đến hôm nay
Hầu như mọi người dân Việt
Tin tưởng và nhận rằng
Phật chính tại tâm ta
Tu phật là nhận biết phật của mình
Và để cho phật của mình làm việc

Thậm chí nhiều người tín đồ đạo chúa
Cũng nhận ra rằng
Nếu có chúa
Thì chính tại lòng ta.

Có lần tôi đến thăm một làng hồi giáo
Tại tỉnh Đồng Nai nước Việt
Tôi trò chuyện với vài tín đồ nam giới
Họ nói rằng
Sau nhiều lần làm lễ cầu nguyện
Thánh Ala
Tại chính lòng ta
Chính những tín đồ thiên chúa
Họ rất tâm đắc lời Chúa dạy:
"Hãy dành trọn tình thương cho Chúa
Và hãy yêu thương mọi người chung quanh
                             như yêu thương chính ta vậy".

Chúa là tình thương
Hãy dành trọn tình thương cho chúa
Nghĩa là cái đáng thương yêu nhất
Chính là tình thương vô điều kiện.

Hãy thương yêu mọi người quanh ta
Như chính ta
Một người sống như vậy
Nếu Chúa không phải tại lòng ta
Không phải ta.

Thì ta là ai?
Sự đẹp đẽ nhất của người Việt hôm qua
Hôm nay và mai sau
Là họ nhận ra rằng
Họ chính là một khối khổng lồ
Vô biên tình thương
Bất kể họ thuộc tôn giáo nào.

Tôn giáo chỉ là
Lớp áo bên ngoài
Giúp họ vui với cộng đồng tương ứng
Còn thật tận bên trong
Họ tự biết rằng
Họ chính là Phật, là Chúa, là Ala!
Là lòng thương yêu tất cả muôn loài!

Là sự sáng suốt, đoàn kết vượt qua gian khổ

Để cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no.



Nhưng nếu là những người không phải giống Việt
Chưa chắc họ đã công nhận điều ấy
Họ chỉ hướng về
Tiền bạc và quyền lực
Cùng với sự thoả mãn khoái lạc xác thân
Họ không cần phật, chúa bên trong
Họ không dám nhận nếu đó là điều có thật
Họ thích nhân danh phật, nhân danh chúa
Chứ họ không muốn nhận ra chính mình
Là phật, là chúa!
Nhân danh thì dễ thoả thích điên cuồng
Không cần chia sẻ
Còn nếu nhận ra
Họ cảm thấy mất đi bản ngã!
Cho nên có người nói:
"Thà sống ở địa ngục trần gian
Hơn là chấp nhận thiên đàng".

Còn người Việt thì sao?
Không từ chối quyền lực
Không từ chối danh vọng

Không từ chối vàng bạc châu báu
Họ cho đó là phước báu của họ
Họ không điên cuồng tạo ra nó
Nhưng họ không từ chối khi nó đến
Họ không sử dụng nó trong trạng thái
Tham sân si
Họ sử dụng nó trên nền tảng đạo lý Việt Nam
ấy là sự văn minh của người Việt
Là vẻ đẹp, là đạo lý, là thiêng liêng của người Việt.

Đà Lạt, 10-10-2001


FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đạo Phật & cuộc đời

    11/05/2019PGS. TS. Hà Vĩnh TânĐạo Phật dạy rằng, không phải khi con người đạt được mọi thứ mình mong muốn là ta đã có sự thành đạt hạnh phúc. Hạnh phúc chân thực chỉ đạt được khi ta được giải thoát khỏi mọi sự đau khổ phiền não trong tâm trí. Và chỉ khi thấy được sự thật và chân lý của cuộc đời, tức là giác ngộ, ta mới đạt được giải thoát hoàn toàn...
  • Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử

    22/12/2016GS André BareauĐây là một đề tài lý thú, nhưng quả thật là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trong giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, với thời gian, trên con đường phát triển, đạo Phật đã mang rất nhiều hình tướng khác nhau, hội nhập vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, do đó giữa những người Phật tử có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau...
  • Tư duy hướng nội của Phật giáo và vai trò của nó trong tư duy của người Việt

    09/03/2014Hoàng Thị ThơTư duy hướng nội của Phật giáo không chỉ là một sản phẩm đặc thù của lịch sử tư duy Ấn Độ, mà còn là một trong những đặc trưng nổi bật của tư duy phương Đông. Thực chất của tư duy hướng nội là sự nhận thức hướng vào trong, để tâm tĩnh lặng và nhờ đó, “thấy được sự vật như chúng tồn tại”. Đó chính là cơ sở của giáo lý giải thoát của Phật giáo. Đồng thời, bài viết chỉ ra rằng, do Việt Nam tiếp thu Phật giáo khá sớm nên sự ảnh hưởng của tư duy hướng nội tới tư duy người Việt trong lịch sử là khá đậm nét và phổ biến...
  • Kinh lời dạy cuối cùng của Đức Phật

    16/08/2013Trước khi nhập Niết bàn, Phật dạy: "Không được chặt đốn cây cối, đào đất, móc hang, điều chế dược liệu, đoán quẻ tốt xấu, xem sao đoán mạng, nghiên cứu địa lý, tìm tòi hưng suy, hay coi lịch đoán số".