Mua sắm tàu thuyền quân sự không giúp Tự Đức bảo vệ Tổ quốc

10:21 SA @ Thứ Năm - 15 Tháng Tám, 2019
Nếu lần giở những trang lịch sử Việt Nam những năm nửa cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, sẽ nổi lên 2 vấn đề cơ bản: Sự xâm lược của Phương Tây- đứng đầu là Pháp; các phong trào của nông dân chống lại triều đình nhà Nguyễn và sự nổi dậy của người dân người Việt Nam chống Pháp thông qua các cuộc khởi nghĩa (khoảng 40 cuộc nổi dậy của nông dân chống triều đình). Có thể nói đây là giai đoạn nhiều biến cố và chứng kiến nhiều sự thất bại đau đớn của quân/quân triều Nguyễn trước thực dân Pháp xâm lược, trong đó thời kì Tự Đức trị vì là tiêu biểu. Đây cũng là giai đoạn mà triều đinh kí các hòa ước, nhượng đất... cho Pháp nhiều nhất. Sử gia Trần Trọng Kim bình luận: "Sức đã không đủ giữ nước mà cứ làm điều tàn ác. Đã không cho người ngoại quốc vào buôn bán, lại đem làm tội những người đi giảng đạo. Bởi thế nước Pháp và nước Y Pha Nho mới nhân cớ ấy mà đánh nước ta vậy".
.

Chân dung vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn - Tự Đức (1829-1883)
.
Trong suốt thời gian Tự Đức trị vì từ năm 1847 đến 1883, nhà Nguyễn đã không thể giữ nước mặc dù thực tế đã có những nỗ lực mua sắm tàu thuyền mới phục vụ quốc phòng. Căn cứ vào cuốn "Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858-1945, tập II: 1897-1918 thì thời Tự Đức đã có 4 lần mua sắm, trang bị tàu chiến mới, đó là:
.
Chiếc tàu chiến thứ nhất: Tháng 10/1865- tức cuối tháng Tám năm Ất Sửu, Tự Đức thứ 18, chiếc tàu lớn bọc đồng đầu tiên nhờ Pháp mua tại Hương Cảng đã về đến cửa biển Thuận An thả neo, sau hơn 4 ngày đêm đi đường. Triều đình đặt tên tàu này là “Mẫn Thỏa khí cơ đại đồng thuyền”. Tàu dài 11 trượng 2 thước 3 tấc, rộng 1 trượng 6 thước 9 tấc, trọng tải trên dưới 30 vạn cân; trị giá 97.200 lạng bạc, bằng 135 nghìn đồng bạc, (mỗi đồng bạc nặng 7 đồng cân 2 phân bạc). Ngoài ra mua thêm một số phụ tùng của tàu trị giá 20 nghìn đồng bạc tương đương 14.400 lạng bạc.
.
Trước đó, tháng 4/1865 triều đình cử viên ngoại lang hộ công là Hoàng Văn Xưởng đến nhờ Pháp và cùng phái viên Pháp đi Hương Cảng mua tàu. Mua xong Hoàng Văn Xưởng thuê người lái tàu về. Số người lái thuê gồm: 1 chủ bán tàu, 1 hoa tiêu hạng nhất (lương tháng 300 đồng), 1 hoa tiêu hạng nhì (lương tháng 200 đồng), 3 thợ máy người Âu (1 hạng nhất lương tháng 200 đồng, 2 hạng nhì, lương tháng 150 đồng); ngoài ra thuê thêm 34 người (Mã Lai, Trung Quốc) phụ việc, lương tháng 12 đồng một người.”. Sau khi đã có tàu, triều đình lựa chọn một số hoa tiêu và thợ máy (người Âu và Trung Quốc) ở lại để thuê họ hướng dẫn đào tạo thủy thủ Việt Nam trong thời hạn 1 năm, lương tháng tùy theo công việc trả từ 30 đồng đến 300 đồng. Ngoài ra giao cho Bộ hình lựa chọn 1 quản đốc, 2 suất đội và 100 lính thủy khỏe mạnh cho miễn mọi khoản tạp dịch để chuyên học. Trong số này tuyển một số làm thường trực trên tàu: 1 quản đốc, 2 suất đội và 40 binh đinh. Mỗi năm cấp 2 bộ quần áo. Số binh đinh mỗi tháng thay phiên một nửa. Biện lý Hoàng Tuấn Tích được cử làm quản đốc.
.
Chiếc tàu chiến thứ hai: Tháng 6/1866 chiếc tàu bọc đồng thứ hai mua ở Hương Cảng cập bến của Thuận An sau 3 ngày đêm đi đường. Triều đình đặt tên là “Thuận Tiệp khí cơ đại đồng thuyền”. Tàu sản xuất năm 1864, dài 9 trượng 3 thước 6 tấc, trọng tải khoảng 40 vạn cân, thân bọc đồng, có 2 tầng, 1 ống khói, 2 cột buồm. Khí cụ đem theo tàu gồm: 6 khẩu đại pháo, 15 khẩu điểu sang, 5 khẩu mã sang v.v…
.
Tổng giá tiền là 134.300 đồng bạc bao gồm các khoản: tiền mua tàu, hoa tiêu, thủy thủ, tiền than củi, vật liệu, phụ tùng. Tàu do hoa tiêu người Pháp lái về, với sự hỗ trợ của 3 chánh khán người Anh và 38 thủy thủ , thợ máy người nước ngoài.
Sau khi có tàu, triều đình cử Biện lí Bộ Lễ là Nguyễn Văn Thủy cùng 3 chánh khán tiêu người Anh ở lại Việt Nam trong thời hạn 1 năm để đào tạo, hướng dẫn cho thủy thủ Việt Nam. Lương tháng trả từ 250 đồng trở xuống.
.
Chiếc tàu thứ ba: Tháng 5/1870, Canh Ngọ, Tự Đức thứ 23, chiếc tàu bọc đồng thứ 3 mua từ nước ngoài đã được đưa vào cửa biển Thuận An. Triều đình đặt tên là “Đằng Huy”. Tàu dài 7 trượng 2 thước 9 tấc 5 phân, rộng 1 trượng 5 thước 1 tấc; sâu 7 thước 9 tấc 5 phân. Trị giá 72.824 đồng bạc (mỗi đồng bạc trị giá 5 quan 5 tiền). Số người được cử cai quản như đối với Mẫn Thỏa và Thuận Tiệp trước.
.
Tháng 5/1872 Lãnh sự Đức tại Hương Cảng cử phái đoàn đi tàu biển mang theo vật phẩm (gồm 2 khẩu súng và 5 sơ đồ kiểu súng loại mới) đến xin thông thương. Triều đình Huế cử thị lang Bộ lại là Nguyễn Chính đi tàu “Thuận Tiệp” sang Hương Cảng để trực tiếp hội đàm với Lãnh sự Đức.
.
Chiếc tàu thứ tư: Tháng 10/1872 triều đình Huế mua lại chiếc tàu bọc đồng của Đức với giá 4 vạn đồng bạc, và đặt tên là “Viễn Thông”. Đây là chiếc tàu thứ 4 mua của nước ngoài. Đây cungc là chiếc tàu do lãnh sự Đức ở Hương Cảng cử đi tiễn Nguyễn Chính, phái viên của triều đình Huế, từ Hương Cảng về nước. Chiếc tàu này có chở theo một số vật phẩm để tặng triều đình như: súng, phụ tùng súng, vải, thuốc lá. Sau khi bán chiếc tàu này cho triều đình Huế, phái đoàn Đức được phép của triều đình Huế cho chở về Gia Định bằng đường bộ.(1)
.

.

Hình ảnh lăng Tự Đức
.
Mặc dù mua sắm trang bị những chiếc tàu bọc đồng của phương Tây nhưng việc sử dụng, vận hành những con tàu này dường như không mang lại kết quả, thậm chí rất nhạt nhòa. Theo khảo sát của TS. Nguyễn Hữu Tâm (Viện sử học): "Các tàu chiến sau một thời gian sử dụng đã lần lượt bị hư hỏng, chìm, gãy, vỡ... Nhất là các tàu máy hơi nước thì việc duy tu, sửa chữa trở nên vô cùng khó khăn và tốn kém. Sử chép: Chiếc tàu Đằng Huy bị hư hỏng phải cho đi đến Hương Cảng để sửa chữa. Sau này, vào năm 1876, tàu Đằng Huy mắc cạn vỡ chìm ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, tàu Mẫn Thỏa cũng bị vỡ ở ngay cửa biển Thuận An".(2)
.
Và thực tế lịch sử diễn ra cho chúng ta thấy rằng vũ khí và sức mạnh quân đội thời Tự Đức hoàn hoàn lép vế trước sức mạnh quân sự của quân Pháp. Trong cuộc xâm lược Bắc Kì, quân Pháp đánh chiếm các thành Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình đều không gặp trở ngại nào đáng kể. Điều đó không chỉ phản ảnh sự thua kém về khí tài, mà còn cho thấy nhà Nguyễn chung số phận như Hồ Qúy Li, dù có mua sắm vũ khí tốt nhưng không có sự ủng hộ của nhân dân thì công cuộc kháng chiến sẽ nhanh chóng thất bại. Đó cũng là một bài học lịch sử xương máu cho các triều đại sau này.
(6/8/2019)
(1)Dương Kinh Quốc: "Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858-1945, tập II: 1897-1918 . NXB Khoa học xã hội. HN 1982
(2)Nguyễn Hữu Tâm: Vua Tự Đức quan tâm xây dựng thủy quân- Báo Biên phòng. (baobienphong.com.vn)
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Báu vật kim sách triều Nguyễn

    17/05/2019Đỗ Quang Tuấn HoàngKim sách triều Nguyễn là di sản quý giá cả về văn bản học, nghệ thuật đúc, khắc... của tiền nhân...
  • Bản chất của chiến tranh và hòa bình

    02/05/2019Dr. Motimer J. AdlerGiống như hầu hết mọi người, tôi cũng hoang mang trước tình trạng căng thẳng và khủng hoảng quốc tế hiện nay. Chúng ta không có vẻ đang có chiến tranh mà chúng ta cũng không có vẻ gì là đang có hòa bình. “Chiến tranh” là gì? Đây đang là thời chiến tranh hay thời hòa bình? Liệu “bình an dưới thế” có là một khả năng hiện thực cho loài người?
  • Chiến tranh thương mại của Quản Trọng

    14/01/2019Nguyễn Đức ThànhThời Xuân Thu, khoảng 2.700 năm trước, Quản Trọng là một doanh nhân startup làm đủ thứ trên đời để sinh nhai. Đến năm ngoài 40 tuổi thì gặp Tề Hoàn Công, giúp cho nước Tề trong suốt 40 năm, trở thành một cường quốc...
  • Nguyễn Sơn Hà: Ông tổ nghề sơn – doanh nhân lừng lẫy

    13/10/2018Từ một người học việc, bằng ý chí và lòng quyết tâm muốn gây dựng một sản phẩm chất lượng của người Việt, Nguyễn Sơn Hà đã trở thành ông tổ của nghề sơn Việt Nam với hãng sơn Gecko danh tiếng...
  • Tuyên bố thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại

    01/09/2016...nay Trẫm nhất định thoái vị để giao vận mạng quốc gia cho một Chính phủ có đủ điều kiện huy động hết cả lực lượng của toàn quốc giữ vững nền độc lập của nước và mưu hạnh phúc cho dân....
  • Bước đường lưu lạc của cặp ấn kiếm cựu Hoàng Bảo Đại trao

    31/08/2015Bùi MinhCặp ấn (ấn "Hoàng đế chi bửu") - kiếm đúc đời Minh Mạng thứ tư năm 1823 mang giá trị lịch sử lớn lao, tượng trưng cho quyền lực quốc gia của nền quân chủ phong kiến...
  • Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời

    09/05/2015Tôi nói với nhân dân Việt Nam rằng : Khi tôi đã làm xong nhiệm vụ của tôi, tức là cụ thể hóa nền độc lập, xây dựng lại đất nước, đến lúc đó, chính nhân dân sẽ chọn lấy chế độ mình muốn. Tôi không chủ trương một chế độ nào cả. Tôi chỉ tự phong một cách đơn giản là Quốc trưởng thôi...
  • Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời

    07/05/2015Trước khi Bảo Đại qua đời (1997), nhà sử học trẻ Fédéric Mitterand – cháu của Tổng thống Mitterand đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp cựu hoàng tại nhà riêng. Lần đầu tiên cựu hoàng nói về những kỷ niệm và thổ lộ ước vọng của ông về đất nước Việt Nam, trong đó có việc ông thành lập chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật và trong trường hợp nào ông đã thoái vị làm cố vấn cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà...
  • xem toàn bộ