Món quà 20/11, không cần gói

10:14 SA @ Thứ Ba - 20 Tháng Mười Một, 2018

Chỉ một món “quà không gói”, bài giảng của thầy cô đang đứng lớp hay hơn, hấp dẫn hơn; với thầy cô giáo đã nghỉ hưu, như được sống lại thời “thanh xuân”...

.

LTS: Ngày Nhà giáo Việt Nam học trò thường dành những món quà để thể hiện tình cảm với các thầy cô giáo.

Theo thầy Sơn Quang Huyến, chỉ cần học trò còn nhớ đến thầy cô, gọi điện hỏi thăm thầy cô là đã khiến nhiều giáo viên cảm thấy ấm lòng rồi.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Giúp người, không mong người trả ơn. Giúp được, cứ giúp.

Thầy cô giáo ngoài cái nghề dạy học, có một thiên chức khác, giúp học trò phát hiện năng lực của chính mình; khuyến khích học trò phát triển năng lực đó, thành người có ích cho xã hội.

Thế nhưng, đã vào nghề vài năm, người thầy thường “tò mò”, không biết cái cây mình trồng nay thế nào, đơm hoa kết trái ra sao?

Không ít thầy cô giáo có “bệnh” dõi theo bước chân, của học trò từ đó; giai điệu bài hát “Người thầy” hay hơn, xúc động hơn vì hình ảnh đó.

Phần đa những người mang “bệnh” này thường không có thuốc chữa. Mang bệnh, bệnh ngày càng “nặng”, khi nhận được lời nhắn, lời động viên, lời tri ân của học trò.

.

Nhiều khi chỉ là câu hỏi của “một người xa lạ”, thầy ơi, thầy có còn nhớ em không? Em nhớ thầy nhiều lắm, mong một lần khấu đầu trước thầy mà chưa làm được…vv; làm nao lòng, khuấy dạ người thầy nghiêm nghị, tuổi già;

Chỉ nhiêu đó, cũng làm nhà giáo quên đi gian khó, cống hiến hết mình cho bài giảng hôm sau.

Tâm sự với những thầy cô giáo có tâm, có tầm, “mẫu số chung” là cống hiến cho học trò lứa sau, nhiều hơn lứa trước; nhận được sự tri ân của học trò cũ, cảm thấy mình đang “mang nợ cuộc đời”.

Có mấy ai mà không thích quà, nói không thích là dối lòng mình; “của biếu, của lo, của cho, của nợ”, vì vậy nhà giáo được nhận quà, cứ có cảm giác mang ơn, mang nợ; quà nhà giáo nhận thời @, là ô tô hạng sang, nhà biệt thự, giỏ hoa đắt tiền… trên mạng, là thế giới ảo, thế nhưng cảm xúc hoàn toàn thật, thật đến nao lòng.

Mùa tri ân 20/11, có gì hạnh phúc hơn khi nhận được cuộc gọi của học trò cũ từ Facebook, Zalo, Viber…vv.

Có đáng là bao, mất bao nhiêu thời gian vàng ngọc của bạn? Thế nhưng, với nhà giáo, trân quý vô ngần.

Chúng ta nhớ về thầy cô, chúng ta đang gieo tương lai cho con, em của mình.

Chỉ một "món quà không gói”, bài giảng của thầy cô đang đứng lớp hay hơn, hấp dẫn hơn; với thầy cô giáo đã nghỉ hưu, như được sống lại thời “thanh xuân” gian khó mà hạnh phúc, được tắm trong “ánh hào quang, kiêu hãnh” khó có nghề nào có được.

Bốc điện thoại lên, mở mạng xã hội ra, về thăm trường cũ, tìm thầy cô giáo của mình, gửi đến họ "món quà không cần gói”, cuộc sống tất bật của bạn sẽ đẹp hơn, tương lai của em út bạn trở nên tươi sáng hơn nhờ lời tri ân của bạn.

Tri ân, hành động đẹp nhất, thường chỉ có ở con người. Tri ân thầy cô, đâu cần quà cáp, tiền bạc; sống đẹp, sống tốt, sống hạnh phúc của bạn là món quà vô giá với thầy cô rồi.

Cuộc đời mỗi người chỉ đẹp, hoàn hảo khi có người thầy để nhớ.

Không có thầy để nhớ, không nhớ về người thầy, bức tranh hạnh phúc còn thiếu … chữ ký của người họa sĩ phải không các bạn?

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thư của một thầy giáo gửi học trò nhân ngày 20-11

    19/11/2017Lê Thị Liên HoanTuy vẫn tôn trọng những thứ đó, nhưng Tý ơi, thầy nói thật với em nếu mấy chục năm dạy học, thầy chất tất cả các món quà ấy trong phòng thì chắc chắn thầy đã ở trên nóc nhà từ lâu rồi, do nhà thầy rất bé.
  • Nghĩ về người thầy giáo và quan hệ thầy - trò

    16/11/2017Đào Ngọc ĐệCó người bảo: "Thầy giáo là người chở đò qua sông", ý nói: Học trò thường quên ơn thầy, cô; người đời không quan tâm đến các cô giáo, thầy giáo. Lời cảm thán đó phần nào có cơ sở thực tế. Nhưng...
  • Thầy giáo Hoàng Đạo Thúy

    07/10/2016Minh NghĩaĐời tôi sung sướng nhất được làm học trò thầy Hoàng Đạo Thúy. Thầy sinh năm 1900 trong một gia đình trí thức truyền thống ở Hà Nội, ông thân sinh sớm từ quan về dạy học. Bước vào đời, thầy chọn nghề giáo. Sự nghiệp của thầy bắt đầu từ năm 1920, thầy sớm nổi tiếng về đức độ, trên kính dưới nhường, trí tuệ uyên thâm...
  • Thư gửi thầy giáo

    20/11/2015Lê HoàngĐến giờ phút này em mới dám cầm bút viết thư cho thầy. Không phải vì em bận (em còn bận gì nữa đâu!), không phải vì em lười, mà vì em cần có thời gian tìm ra con đường của mình...
  • Một người thầy giáo trong ký ức của tôi

    16/11/2015Nguyễn Tất ThịnhKhi đó tôi còn bé lắm, mới 5 tuổi, đang ở nơi sơ tán cùng với mẹ là Quân y sĩ trưởng của một Quân y viện chuyển về đây tá túc từ ngày đầu Mĩ leo thang bắn phá Miền Bắc… Tiếng là được đi cùng mẹ không phải đến nơi trại mẫu giáo tập trung, nhưng mẹ gần như không có thời giờ để quan tâm đến tôi...
  • Bài thơ cuối cùng của thầy giáo Hoàng Đạo Thúy

    24/12/2010Trần Kiến QuốcNgày 15/4/1946, theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, Trường Cán bộ Việt Nam (tiền thân là Quân chính kháng Nhật) được đổi thành Võ bị Trần Quốc Tuấn, thực hiện đào tạo cán bộ chỉ huy cấp trung, đại đội trong thời gian 6 tháng. Người đã bổ nhiệm ông Hoàng Đạo Thuý, một nhà giáo yêu nước, nguyên Trưởng phòng thông tin (Bộ Tổng Tham mưu) làm Hiệu trưởng...
  • Thầy giáo - Thầy thuốc

    02/05/2009Nguyễn Thị Thùy Dương

    “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy” Thầy giáo đối với người Việt ta từ ngàn xưa đóng một vai trò rất quan trọng. Truyền thống tôn sư trọng đạo từ lâu đã đi sâu vào đời sống văn hóa Việt Nam. “Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy”, Thầy giáo không chỉ quan trọng với mỗi người mà quan trọng với cả một quốc gia và một nền văn hóa....

  • Phỏng vấn một thầy giáo

    16/12/2003Một cuộc nói chuyện toát lên thực trạng giáo dục Việt Nam là học tập quá tải và máy móc dập khuôn...
  • xem toàn bộ