Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách

04:09 CH @ Thứ Hai - 26 Tháng Ba, 2007

Lời giới thiệu

Công cuộc đổi mớido Đảng ta đề xướng và tổ chức thực hiệnđã đạtđược những thànhtựu to lớn trên cáclĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xãhội, đưa đất nướcbước vào thời kỳổn định và phát triển mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thànhtựu chúng tađã đạtđược trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sông xãhội, vẫn còn tồn tại nhiều biểu hiện tiêu cực, đặc biệt là sự tha hóa nhân cách của mộtbộ phận dân cư trong xã hộiđã tácđộng xấu đến thế hệ trẻ, công dân tương lai của đất nước. Trước tình trạngđó, tăng cườngbồi dưỡng giáo dục- bao gồm cảgiáo dục pháp luật cho người chưa thành niênđã trở thành một yêu cầu cấp bách trong tiếntrìnhđi lên của đất nước. Ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảngđã ra Chỉ thịsố 32-CT/TW "về tăng cường sự lãnhđạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cánbộ, nhân dân". Xuất phát từ thựctế đòi hỏi của đời sống xãhội về vấnđề giáo dục phápluật, Tiến sĩluật học Nguyễn Đình Đặng Lụcđã đi sâu nghiên cứu vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu lên vai trò của nhà trường, xãhội và gia đình trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người chưa thành niên. Đặcbiệt, tác giảđã đành nhiều thời gian nghiêncứu những đặcđiểm tâm lý của người chưa thành niên cóliên quan đến ý thức pháp luậtđể từđó rút ra những vấn đềcó tính nguyên tắc trong công tácgiáo dục pháp luậtđối với thế hệ công dân tương lai của đất nước.

"Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách"là mộtcuốn sách không chỉ phục vụ cho những người làmcông tácgiáo đục màcòn phục vụ rộng rãicác đối tượngđộc giả, trước hết là những người làm cha, làm mẹ luôn mong muônđược nhìn thấy sựtrưởng thành của concái mình.

Nhà xuất bản Tư pháp xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc nhằm nângcao chất lượng của lần tái bản sau.


Trách nhiệm và tâm huyết

Con người như chúng ta đã biết đó là chủ thể của mọi sự sáng tạo và là nguồn lực của cải vật chất và văn hóa của mọi quốc gia. Đối với chúng ta, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn lực con người, đó không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của tiến trình đổi mới và phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay mà còn là cơ sở, là điều kiện bảo đảm cho sự phát triển lâu đài của đất nước.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lực con người đã được thừa nhận là yếu tố quyết định so với các nguồn tự nhiên khác, nguồn lực đặc biệt này vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Điều này chứng minh vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không chỉ chăm lo đến việc "trồng cây" mà còn quan tâm đến việc "trồng người". Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác định "giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo đục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" (Điều 35). Nghị quyết Hội nghị lần thứ II BCH Trung ương Đảng khóa VIII đã cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp trên, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội trong sự nghiệp đổi mới.

Con người của thời kỳ đổi mới và phát triển của chúng ta hiện nay đòi hỏi phải phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Trong mối liên hệ đó, giáo dục bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức luôn luôn được coi là nhân tố cơ bản, bảo đảm cho thế hệ trẻ vươn lên, đủ sức gánh vác sự nghiệp mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng.

Nói đến phẩm chất đạo đức của con người là nói đến nhân cách. Sự hình thành và phát triển của nhân cách gắn liền với sự tác động đa chiều của môi trường sống: gia đình, nhà trường và xã hội với những yếu tố cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hóa, là sản phẩm trực tiếp của cả quá trình giáo dục và rèn luyện của chủ thể nhân cách, trong đó giáo dục pháp luật có một ý nghĩa đặc biệt. Chính vì vậy, tôi thực sự vui mừng khi cầm tập bản thảo "Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách của Tiến sĩ luật học Nguyễn Đình Đặng Lục. Đây là một công trình khoa học đề cập đến một vấn đề rất bức xúc trong xã hội hiện nay của chúng ta.

Nghiên cứu sự tác động của pháp luật lên quá trình hình thành và phát triển nhân cách là một vấn đề rất phức tạp và chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều. Điều đó đã lý giải vì sao, trong một thời gian khá dài ở nước ta, các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này còn ít. Có thể nói Tiến sĩ luật học Nguyễn Đình Đặng Lục là một trong số ít những người đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn điện về sự tác động của pháp luật vào quá trình hình thành và phát triển của nhân cách. Kết quả nghiên cứu nảy không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn, trước hết giúp cho việc hoạch định chương trình, nội dung, phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho người chưa thành niên. Tiến sĩ luật học Nguyễn Đình Đặng Lục đã thể hiện ý thức trách nhiệm và tâm huyết của nhà khoa học đối với thế hệ công dân tương lai của đất nước.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Quản lý bằng pháp luật như thế nào?

    09/10/2014Nguyễn Đức LamỞ đời “lạt mềm buộc chặt” tưởng chừng như nghịch lý nhưng pháp luật thường được hình dung là nghiêm minh, cứng rắn cũng không phải là ngoại lệ. Quản lý bằng pháp luật, cũng như quản lý nói chung, không phải là buộc diều vào cây sào tre mà hãy như trẻ mục đồng, thả diều bay lượn, đón gió trên bầu trời khoáng đạt, rộng lớn...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật

    30/08/2006Ngọ Văn NhânTrước khi có sự xuất hiện nhà nước, pháp luật và cùng với đó là ý thức pháp luật, những yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi xã hội của con người lại chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng... đặc biệt là dư luận xã hội...
  • Vì sao người dân thờ ơ với pháp luật

    09/07/2006Nguyễn Đức LamỞ Việt Nam hiện nay cùng với việc có những đạo luật làm ra hầu như "nằm phủ bụi" trên giá, nhưng nhiều đạo luật xã hội rất cần thì lại chưa có. Có một thực trạng cần sớm được khắc phục, đó là một bộ phận lớn dân cư hoặc chua biết đến luật, hoặc ác cảm, thờ ơ với luật, với toà án. Tại sao lại có tình trạng như vậy?
  • Tính cạnh tranh của nền pháp luật

    27/12/2005Nguyên LâmTính cạnh tranh của nền pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết, phụ thuộc vào những người làm ra luật, tức là Quốc hội và một phần nào đó là Chính phủ...
  • Kém ý thức pháp luật vì... “quen” phản kháng ngoại xâm!

    17/10/2005Doãn PhươngBáo Tiên phong trích Tổng thuật các tham luận Hội thảo đưa ra 7 khuyết tật của người Hà Nội. Thử đọc mà giật mình về khuyết tật thứ 6: "Lịch sử hơn ngàn năm chống ách đô hộ nước ngoài tạo nền trong tính cách người Hà Nội một tinh thần phản kháng, chống lại những quy định và chính sách mà ngoại bang áp đặt, từ đó hình thành thói quen không tuân thủ pháp luật, coi trọng luật tục hơn luật pháp, chưa định hình một lối sống theo pháp luật"...
  • Sách "Bàn về tinh thần pháp luật"

    06/07/2005Hai tác phẩm: “Bàn về tinh thần pháp luật” (1748) của Montesquieu và “Bàn về khế ước xã hội” (1762) của Rousseau ra đời, trở thành bộ đôi tác phẩm có ý nghĩa khai sáng về quan điểm pháp chế, vạch ra định hướng xây dựng xã hội công dân, nhà nước pháp quyền, mở đường cho tư duy xã hội Pháp đi tới cuộc đại cách mạng tư sản năm 1789. Nhiều quan điểm trong hai tác phẩm này đã trở thành những nguyên tắc pháp lý chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại.
  • xem toàn bộ