Lời người Làng Chùa về cuộc sống và thơ ca

09:50 CH @ Chủ Nhật - 09 Tháng Hai, 2020
Dọc đường làng Chùa, những người nông dân đã từng viết lên các bức tường hoặc trên các tấm biển những câu nói của người làng Chùa về thơ ca, nghệ thuật và cuộc sống.
Các tấm biển nơi Làng Chùa
.
Mẹ tôi là một bà giáo làng. Những năm tháng mẹ tôi còn sống, mỗi khi về thăm mẹ, hai mẹ con tôi thường ngồi nói đủ thứ chuyện về làng mình. Một trong những câu chuyện đó là những câu nói của người làng Chùa mà mẹ tôi ghi lại hoặc nhớ. Tôi đã ghi chép lại những câu nói đó từ mẹ và từ những người già trong làng. Thường những câu nói đó là những câu nói nôm, nên tôi đã biên tập lại cho gọn ghẽ. Hiện nay tôi đã sưu tập được vài trăm câu nói của người làng. Nhân đầu xuân, xin đưa lên một số lời của người làng Chùa.
.
Khung cảnh nơi Làng Chùa

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều một mình trong vườn nhà ở làng Chùa chiều 30 Tết.
.
• Thơ ca không làm ra lúa vàng gạo trắng, nhưng làm ra giấc mơ cho người gieo trồng.
• Nơi đông người thì cày cấy, chốn một mình thì làm thơ.
• Người yêu thơ, ta yêu người. Nhưng người không yêu thơ, ta phải yêu người hơn.
• Một chữ có ÂN thì nở hoa, vạn chữ chỉ có OÁN chỉ sinh sâu bọ.
• Thuộc một câu thơ hay quên một câu chửi độc.
• Thơ ca là ngũ cốc trên cánh đồng người.
• Tay ta gieo hạt, miệng ta gieo lời.
• Trước mặt người làng Chùa là cánh đồng. Rộng hơn cánh đồng là chân trời. Rộng hơn chân trời là lòng người.
• Mất nửa đời học làm thơ, mất cả đời học làm người.
• Ban ngày người làng Chùa gieo cấy trên cánh đồng, ban đêm gieo cấy trong giấc mơ.
• Thơ ca là cuộc sống mà ta chưa được sống trước khi đọc nó.
• Bạn chỉ hiểu được thi ca khi bạn hiểu được những hạt giống thở trong lòng đất.
• Thơ ca cũng như hạt lúa, cần thời gian ngậm đòng im lặng trong tâm hồn.
• Người làng Chùa tặng kẻ ăn mày cơm áo, tặng kẻ khổ đau thơ ca.
• Cây ra hoa bởi rễ đã mang hoa.
• Không có đường tắt từ rễ đến quả.
• Tiếng bình vỡ trên nền đất là âm thanh, tiếng bình vỡ trong lòng người là âm nhạc.
• Tiếng gọi ‘’ Mẹ ơi ‘’ là câu thơ ai cũng làm nhưng không bao giờ giống nhau.
• Phải thắp đèn trong lòng mới đọc được những trang sách ngoài đời.
• Một lời giả dối lừa được cả làng, một câu thơ giả dối lừa được cả thiên hạ.
• Thơ là đám mây bay trong lòng người ngước nhìn.
• Bùn đen sen mọc, lòng tối ác sinh.
• Không có ăn không thể bước đi, không có chữ không nhìn thấy đường.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ những câu tục ngữ xưa

    19/12/2019Hoài NamNhững câu tục ngữ xưa – chứ không phải tục ngữ hiện đại – nhưng hình như tính bất nhất và tính khôn vặt của người Việt được phản ánh trong đó không xưa một chút nào. Nó vẫn vậy, tươi rói, sống động và đặc biệt phổ biến trong lối suy nghĩ, lối ứng xử của người Việt ngày hôm nay...
  • Bạn có am hiểu thành ngữ, tục ngữ?

    02/07/2017Ngọc TrungQua nhiều thế hệ, các thành ngữ, tục ngữ luôn gắn liền với những cuộc chuyện trò hàng ngày của chúng ta. Nhưng bạn có biết ý nghĩa của chúng?
  • Cảm nhận triết lý tục ngữ, ca dao

    10/10/2014Song PhanTheo một lối suy ngẫm nào đó, có thể coi những thể ngữ ca dao đọng lại cho đến bây giờ là kết quả của vô vàn những cuộc tuyển chọn, nên thường là những điều người hôm nay vẫn tâm đắc, gật gù, thấy chúng. nghiệm đúng với mình. Thế là chúng mang tính triết lý. Triết lý chẳng qua là những kinh nghiệm sống, nghiệm đúng nhiều trường hợp. Nghiệm đúng càng nhiều thì triết lý càng nâng cao...
  • Chuyện lạ tại Làng Chùa

    24/01/2011Bùi Quang MinhTrong tiết trời ngày Tết nơi thôn quê, trong không khí ẩm thực lễ Tết, lúc trà dư tửu hậu, các nhà thơ trao nhau những ý thơ, chủ nhà Nguyễn Quang Thiều thân tặng tôi cuốn tuyển thơ "Châu Thổ" của mình và đọc vài chùm thơ "Hồi tưởng" ... Một không khí thơ ngày xuân tràn ngập khung vườn quê rộng rãi...
  • Về vấn đề giải nghĩa Tục ngữ

    25/08/2010Nguyễn Đức DươngChúng ta có một gia tài tục ngữ thật đồ sộ với khoảng trên dưới năm sáu nghìn đơn vị. Lý thú hơn nữa là hầu như đơn vị nào trong cái di sản đó cũng đều mang dáng dấp một châm ngôn, truyền đạt một triết lý đậm đà chất hiền minh dân gian, và cũng đều được diễn đạt bằng những phương tiện ngôn từ vốn làm nên những tinh hoa của tiếng Việt. Cái khối ngữ liệu bề thế và quý giá cả về nội dung lẫn hình thức ấy, tiếc thay, hiện vẫn đang bị lãng phí một cách oan uổng, vì tới tận bây giờ hàng loạt câu hết sức thông dụng vẫn chưa được thuyết minh ngữ nghĩa đủ minh xác...
  • Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian) trong tục ngữ Việt Nam

    24/03/2006Vũ HùngTục ngữ và triết học là hai lĩnh vực, hai hiện tượng ý thức xã hội khác nhau. Tục ngữ thuộc lĩnh vực nghệ thuật, là một thể loại folklore, còn triết học thuộc lĩnh vực khoa học, là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận. Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường"...
  • xem toàn bộ