Hồi ký Trần Trọng Kim: Một sử liệu đáng quý
Cuốn hồi ký “Một cơn gió bụi” (Kiến văn lục) của học giả Trần Trọng Kim là một sử liệu đáng quý cho các nhà nghiên cứu và giới trẻ hiện nay...
Cuốn hồi ký Một cơn gió bụicủa ông Trần Trọng Kim vừa được xuất bản hồi tháng 4/2017
Sử gia viết hồi ký
Lệ Thần Trần Trọng Kim nổi tiếng trước hết là ở vai trò một sử gia. Với tư cách đó, các tác phẩm sử học của ông luôn được đánh giá cao về phương pháp và sự cẩn trọng, điển hình như cuốn Việt Nam sử lược.
Hai trăm trang hồi ký viết về giai đoạn từ năm 1944 đến những năm cuối đời tác giả, trong đó tập trung vào sự kiện Trần Trọng Kim là Thủ tướng, đứng đầu Chính phủ Đế quốc Việt Nam sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945).
.
Theo cuốn hồi ký này, sử gia Trần Trọng Kim được Hoàng đế Bảo Đại mời ra lập nội các chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam. Người Nhật không phản đối hay can thiệp vào việc chọn người của Thủ tướng Trần Trọng Kim. Ông Trần Trọng Kim cũng đề cập và nói lên suy nghĩ của mình về các sự kiện lớn xảy ra trong nước thời bấy giờ như sự thành lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam do ông làm thủ tướng, sau đó là sự kiện Cách mạng tháng Tám, sự cầm quyền của Việt Minh, cùng cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất do Việt Minh phát động.
Cuốn hồi ký cũng chứa đựng nhiều chi tiết xúc động, như cái chết của chí sĩ Dương Bá Trạc tại Singapore, chuyến hành trình của các chí sĩ từ Hà Nội – Sài Gòn – Singapore – Bangkok… và khung cảnh chiến tranh thời Thế chiến thứ hai.
Giá trị vượt thời gian
Năm 1949, khi tác giả còn sống, nhà xuất bản Vĩnh Sơn (Sài Gòn) đã xuất bản cuốn hồi ký này. Việc xuất bản cuốn hồi ký Một cơn gió bụi vào trung tuần tháng 4/2017 vừa qua đã cung cấp thêm cho bạn đọc những trang sử liệu giá trị cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam ở giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, mà Trần Trọng Kim là một nhân chứng lịch sử quan trọng.
Việt Nam sử lược -tác phẩm quan trọng của nhà sử học Trần Trọng Kim.
Nho Giáo là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu nhất từ trước tới nay về Nho học của nhà văn hóa, nhà sử học Trần Trọng Kim được in lần đầu vào những năm 30 của thế kỷ XX.
.
Năm 1951, trong tác phẩm Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim từng kết luận “Người Việt Nam vì hoàn cảnh, vì tình thế bắt buộc phải im hơi lặng tiếng, nhưng lòng ái quốc mỗi ngày một nồng nàn...” và “Nếu ta biết lợi dụng cái tiềm lực cố hữu và cái tính thông minh hiếu học của ta để theo thời mà tiến hóa, thì sao ta lại không có ngày nối được cái chí của ông cha mà dệt thêm một đoạn lịch sử mỹ lệ hơn trước" trên tinh thần “...đều là một dòng dõi nhà Hồng Lạc, nếu ta biết kiên tâm bền chí, thì há lại không có một ngày ta có cái địa vị vẻ vang với thiên hạ hay sao?”.
Cuốn hồi ký của ông, phải chăng cũng được đặt trong một tâm thế hào sảng, có tâm với quốc gia, dân tộc như vậy?
Sử gia Trần Trọng Kim (1882 - 1953), bút hiệu Lệ Thần, quê xã Đan Phổ (nay là Xuân Phổ), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân là nhà giáo, tốt nghiệp Sư phạm ở Pháp (1911), về nước dạy học tại trường Trung học Bảo hộ (Trường Bưởi, nay là trường THPT Chu Văn An - Hà Nội). Trần Trọng Kim là Thủ tướng đầu tiên Nội các độc lập của Đế quốc Việt Nam.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015