Tầm nhìn

09:54 SA @ Thứ Năm - 30 Tháng Tư, 2009

Mùa xuân năm 1945, Bác Hồ đích thân đưa viên trung úy phi công Mỹ W.Shaw bị rơi ở núi Cao Bằng (ngày 2/11/1944) trao cho Bộ tư lệnh Đồng minh đóng ở Côn Minh, Trung Quốc. Đánh giá cao nghĩa cử này theo yêu cầu của Bác Hồ, viên tư lệnh Tập đoàn không quân số 14 Mỹ, tướng C. Chelnault đã gửi giúp Việt Minh một số chuyên gia thông tin và quân sự Mỹ.

Sự hỗ trợ ấy góp sức vào việc giúp Bác Hồ sống giữa núi rừng Việt Bắc âm u nắm chắc diễn biến từng giờ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, lập trình chuẩn xác thời cơ giành chính quyền của cách mạng Việt Nam. Sự hỗ trợ ấy góp sức còn giúp cho việc huấn luyện quân đội non trẻ của ta. Cũng trong mùa xuân 1945, viên phi công W.Shaw công bố cuốn sách dưới dạng nhật ký “Một Đông Dương thực sự trong mắt tôi”. Anh kể: “Khi tôi chạm đất, một người Đông Dương trẻ tuổi bước ra mỉm cười, thân mật bắt cả hai tay và ra hiệu cho tôi đi theo. Tôi chìa ra 600 đồng Đông Dương, anh ta không lấy và trông có vẻ bị xúc phạm. Tôi ngạc nhiên và nghĩ ngần ấy tiền chưa đủ. Nhưng tôi đã lầm. Những người Việt Minh tôi tiếp xúc rất đức độ, họ chiến đấu cho tự do và dân chủ, không như những lời đồn đại xằng bậy”. Những điều này đã được nhà báo Mỹ D.R.Feis kể lại trong cuốn sách “Office Strategie Services và Hồ Chí Minh – Đồng minh bất ngờ chống phát xít Nhật”, Trường đại học Kannes, xuất bản năm 2006.

Bác Hồ của chúng ta đi nhiều, hiểu rộng. Mọi công ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, quyền con người, quyền tự quyết dân tộc… Bác nắm rất vững và minh họa rất đẹp bằng truyền thống dân tộc “lấy nhân nghĩa thắng hung tàn”. Còn nhớ, năm 1966, nhiều phi công Mỹ bị giải trên đường phố Hà Nội làm chấn động dư luận thế giới. Lúc ấy, Bác Hồ đang nghỉ ở nước ngoài đã điện về bắt phải dừng ngay, Bác bảo: “Họ là tù binh nhưng trước hết là con người”. Bác còn gọi điện cho ông Hoàng Tùng (tổng biên tập báo Nhân Dân) nhắc phải viết bài “chữa cháy” ( lời kể của tướng Phùng Tiến Tài).

Lần khác, trong bức điện cho đồng bào miền Nam ( ngày 16/3/1969), Bác Hồ viết: “Giặc Mỹ đã thua nặng. Nhưng chúng vẫn chưa chịu rút quân ra khỏi nước ta. Vì vậy ta phải tiếp tục đánh mạnh, đánh đau, đánh cho đến khi Mỹ - Ngụy thất bại hoàn toàn”.Song, bằng sách lược mềm dẻo, cũng vào thời điểm ấy, Bác nhắn với nhà cầm quyền Mỹ: “Chúng tôi sẵn sàng trải thảm đỏ cho quân Mỹ rút về nước. Chừng nào chiến tranh chấm dứt, chúng tôi lại trải thảm đỏ mời quý vị đến. Bởi chúng tôi rất cần khả năng kỹ thuật và sự giúp đỡ của quý vị”. Lời nói có cánh ấy được nhà báo Italia, F.Rampinua kể lại trong phóng sự “Việt Nam từ Bác Hồ đến Bill Gates”đăng trên ở Republica tháng 9/2006. Nhà báo này còn nêu thêm: “Trong thư gửi ngày 1/11/1945 gửi ngoại trưởng Mỹ J.Byners, Bác Hồ gợi ý: “Trong lúc Việt Nam và Mỹ chưa có quan hệ ngoại giao nhà nước, thì nên triển khai ngoại giao nhân dân. Việt Nam sẵn sàng gửi tới Mỹ 50 thanh niên giao lưu văn hóa và học hỏi khoa học kỹ thuật”.

Theo sự hướng dẫn của Bác Hồ, chúng ta đã giải quyết tốt vấn đề PAO và MIA, đã trải thảm đỏ đón tổng thống B.Clinton và tổng thống G.Bush đến thăm Việt Nam, đã và đang thực hiện nhiều đề án hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Hữu ích biết bao việc chúng ta làm theo những lời dạy mang tầm nhìn xa của Bác.


Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà lãnh đạo Võ Nguyên Giáp (đứng thứ ba và thứ năm từ trái qua) chụp ảnh với những người bạn Mỹ. Chỉ huy đội Hươu của OSS là Allison Thomas
(đứng thứ tư từ trái qua) - Ảnh tư liệu


Năm 1995 là năm Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Cùng năm đó, tôi viết lời giới thiệu và đứng tên để xuất bản cuốn Tại sao Việt Nam? (Why Vietnam?) của Archimedes Patti. Cuốn sách được xuất bản tại Mỹ mười năm trước đó (1985). Tác giả của cuốn sách từng là người chỉ huy cao nhất của Cơ quan Tình báo chiến lược (OSS - tiền thân của CIA) đã có mặt ở Việt Nam khi Cách mạng Tháng Tám 1945 vừa thành công.

Cũng năm ấy, đoàn các cựu chiến binh của nhóm OSS cộng tác với Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Hà Nội và gặp lại những người đồng minh từ nửa thế kỷ trước. Tôi may mắn được tham dự và chứng kiến, chợt nhận ra rằng trong lịch sử cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, lực lượng nước ngoài duy nhất đứng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có... Hoa Kỳ!

Tất cả những gì chứa đựng trong những sự kiện trên có thể tìm thấy trong cuốn sách 0SS và Hồ Chí Minh - Những đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật. Đây là một công trình nghiên cứu được coi là hoàn chỉnh nhất về lịch sử quan hệ Việt - Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng là một thời đoạn quan trọng trong tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lịch sử cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945.

Nhà sử học DƯƠNG TRUNG QUỐC
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc

    03/04/2009ThS. Phạm Ngọc HàHồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử lỗi lạc không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà còn của nhân dân tiến bộ trên thế giới trong thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp của Người gắn liền với cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân Việt Nam và của nhiều nước khác. Góp phần vào việc thiết thực hơn nữa cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho ra mắt cuốn sách Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc của GS.TS, Nhà giáo nhân dân Phan Ngọc Liên.
  • Hồ Chí Minh với vấn đề con người

    06/12/2008Nguyễn KiênBắt đầu hoạt động cách mạng với những khái niệm “con người”, “quyền con người”, Hồ Chí Minh cũng khép lại cuộc đời mình với khái niệm “con người”, tuy với những nội dung có khác nhau…
  • Tích hợp và tự sinh trong văn hóa Hồ Chí Minh

    19/05/2007Phan Công KhanhNhân loại không thiếu những anh hùng dân tộc, những đanh nhân văn hóa có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của đất nước họ, sự vận động chung của lịch sử nhân loại. HồChíMinh là hiện thân của nhiều giá trị, đặc sắc về tính dân tộc nhưng vẫn bao hàm những yếu tố phổ quát của nhân loại...
  • Triết lý hành động Hồ Chí Minh

    04/03/2007PGS, TS Nguyễn Hùng HậuTriết lý hành động Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa những tinh hoa của triết học Đông Tây kim cổ mà còn kế thừa những điểm tinh tuý của triết học Mác và đưa triết lý hành động lên tầm cao mới trong đó triết lý và hành động, nói và làm, lý luận và thực tiễn không tách rời nhau, tạo nên một khối thống nhất...
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.