Hòa đồng với tập thể: Bí quyết thành công thời hiện đại
Các nhà tâm lý luôn khẳng định rằng để làm việc tốt, cần phải biết cách đối xử với các đồng nghiệp. Nhà tâm lý người Nga Sergei Iagolovski đã đưa ra những lời khuyên sau đây...
Coi trọng người chung quanh: Hãy tôn trọng quan điểm của đồng nghiệp. Khả năng thừa nhận ý kiến riêng của mỗi người là rất quan trọng trong việc giao tiếp giữa các cá nhân với nhau. Nếu quyền này không được coi trọng, ban đầu trong quan hệ giữa mọi người sẽ chỉ có sự bất đồng ý kiến, còn sau đó bạn sẽ “chuyển sang ý kiến cá nhân”, và điều này hoàn toàn có thể sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc. Khả năng tìm được sự nhượng bộ và lắng nghe người khác là một phẩm chất rất quan trọng.
Cởi mở: Những người cởi mở gây được sự thiện cảm của những người chung quanh. Nếu bạn là người khép kín, chỉ có một số ít người có thể quan hệ tốt với bạn. Những người còn lại có thể nghĩ rằng bạn là người khó chơi. Người sống khép kín thường giữ tình cảm và cảm xúc của mình trong lòng. Không có gì ngạc nhiên nếu những người chung quanh cũng đối xử với người khép kín theo cách tương tự.
Biết cách nói chuyện đúng: Cần phải bàn luận những gì mà người khác quan tâm. Nếu bạn có thể nói về một chủ đề gây cuốn hút đối với người đối thoại, thì điều đó cho phép bạn gây được thiện cảm với họ. Tính vui vẻ, khả năng bàn luận các vấn đề khác nhau cũng là cần thiết. Lúc nào cũng nói về công việc là chuyện không nên. Tốt hơn nếu phối hợp được các câu chuyện về nghề nghiệp với các vấn đề riêng.
Đối thoại: Cần biết cách đối thoại. Nếu như bạn tham gia một cuộc họp, tại đó đang thảo luận về vấn đề nào đó, thì việc không ngắt lời người đang nói được coi là một biểu hiện có văn hóa.
Hãy tự giải phóng: Trong lĩnh vực nghề nghiệp, người ta có thể kính trọng đồng nghiệp như một chuyên gia, nhưng đồng thời trong mối quan hệ đồng nghiệp người ta lại lảng tránh, vì người đó cư xử một cách gò bó. Lại có những người không được kính trọng lắm, nhưng họ không dễ giận, vui vẻ, thích hội hè. Họ thậm chí có thể vô trách nhiệm, nhưng trong tập thể người ta dễ tha thứ cho họ. Phương án lý tưởng là trung gian "vàng" giữa hai loại người này.
Nói xin lỗi khi cần thiết: Nếu như bạn vô tình gây khó khăn cho công việc của phòng và tất cả phải chịu hậu quả do sai lầm của bạn, thì đừng đổ lỗi cho người khác. Đơn giản là hãy công nhận sai sót của mình và xin lỗi.
Hãy giải thích rằng tất cả chúng ta là con người và có quyền sai sót. Nếu như bạn tỏ ra chưa đủ hiểu biết, hãy nói rằng nhất định bạn sẽ nâng cao trình độ chuyên môn của mình và đề nghị các đồng nghiệp giúp đỡ bạn trong việc đó. Tất cả sẽ hiểu là bạn quý trọng ý kiến của tập thể, bạn thấy được ý kiến đó có ý nghĩa đối với bạn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh Bùi