Họa sĩ Bút Chì: Kể chuyện là để sống
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Truyện tranh tại Hoa Kỳ theo học bổng Fulbright, Đỗ Hữu Chí (Bút Chì) bắt tay vào xây dựng một dự án nhằm đánh thức khả năng vẽ và kể chuyện tiềm ẩn trong mỗi người...
Đỗ Hữu Chí, thường quen thuộc với nickname Bút Chì, là tác giả của hàng trăm bìa sách văn chương, trong đó có những bìa rất ấn tượng như “Bắt trẻ đồng xanh”, “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, “Hội hè miên man”… Sáng tác và nghiên cứu của anh nhấn mạnh vào tính hồn nhiên và khả năng giao tiếp của nghệ thuật kể chuyện bằng tranh. Trên nền tảng đó, dự án “Vẽ kể chuyện” đang được anh xây dựng và giảng dạy như một cầu nối chia sẻ tri thức và cảm hứng cho thế hệ “người kể chuyện bằng tranh” tiếp theo tại Việt Nam.
Mục đích sâu xa của kể chuyện là SỐNG
- Theo anh, tại sao mọi người lại cần phải biết kể chuyện?
- Bởi vì ngoài các nhu cầu sinh tồn, hầu hết các hoạt động sống của chúng ta đều là kể chuyện: kể chuyện trên tivi, trên báo, trên Facebook, bên bàn cà phê, bàn nhậu, trên giường… Tôi nghĩ phần đông mọi người chỉ nghe (thụ động) chứ ít kể (chủ động), chỉ download chứ ít upload. Tôi muốn khuyến khích mọi người kể, và bày cách kể hay.
Biết cách kể chuyện hay sẽ làm cho cuộc sống phong phú và sáng tạo hơn. Không biết cách kể chuyện thì chỉ còn cách lặp lại các câu chuyện của người khác, cũng tức là sống nhờ vào thế giới của người khác, bởi vì kể chuyện là tạo ra thế giới của riêng mình.
- Hình như anh đang đánh đồng cách kể chuyện và nội dung kể?
- Cách kể và nội dung kể là hai thứ khác nhau, tôi không định đánh đồng. Trong thâm tâm, tôi tin rằng các câu chuyện trên đời này đều được kể hết rồi, việc của chúng ta chỉ là kể lại theo cách của chúng ta.
- Hình như anh chỉ quan tâm tới thông tin, chứ không phải câu chuyện, đúng không? Vì mỗi cá nhân đều có câu chuyện của riêng họ, những câu chuyện riêng tư, không trùng lặp.
- Tôi đang nghĩ xa một chút. Vấn đề là những câu chuyện đó đã diễn ra rồi, ở đâu đó, vào thời điểm nào đó. Tôi tin rằng, về sâu xa, chúng ta rất giống nhau, dù sống cách xa nhau đến mức nào cả về thời gian lẫn không gian. Chúng ta chỉ nghĩ rằng chúng ta khác nhau thôi. Và chỉ đến khi ta kể một câu chuyện và nhận được sự đồng cảm, ta mới hiểu: à, hóa ra người khác cũng vậy.
- Như vậy, kể chuyện là việc đi tìm người đồng cảm và chia sẻ?
- Đúng, nhưng còn hơn thế nữa. Kể chuyện còn là để hiểu mình hơn. Quá trình sắp xếp ý tưởng, lựa chọn phương tiện, rèn luyện kỹ thuật, dũng cảm chia sẻ… là một quá trình tự học, tự trưởng thành. Kể xong một câu chuyện là ta đã chuyển hóa xong một lượng thông tin, ý tưởng, nhận thức, để sẵn sàng cho câu chuyện tiếp theo. Kể chuyện là quá trình hai chiều, kể cho người khác và kể cho mình.
Một tác phẩm của Bút Chì: "Tôi mong sao mọi trẻ em đều được cứu sống bởi những người bạn bước ra từ trong sách – những thiên sứ của trí tưởng tượng bất tử"
- Vì anh là nghệ sĩ, công việc của anh là vẽ tranh. Với tôi, hay bất cứ người nào khác, liệu việc rèn luyện khả năng vẽ tranh có là một cách thức hiệu quả và tiện lợi để bày tỏ không?
- Thực ra bạn đang phân biệt giữa “nghệ sĩ” và “người bình thường”, tôi thì đang muốn xóa bỏ ranh giới này. Picasso từng nói: “Mỗi đứa trẻ đều là nghệ sĩ, vấn đề là làm sao giữ được điều đó khi lớn lên”. Tôi muốn đánh thức đứa trẻ, tức người nghệ sĩ bên trong mỗi người đang tự nhận mình là “bình thường”. Đúng là có sự khác biệt, nhưng sự khác biệt đó có thể bỏ đi, hoặc ít nhất là giảm đi, bằng cách vẽ kể chuyện, đó là đề nghị của tôi.
- Làm thế nào, và thực ra thì có cần phải xóa nhòa ranh giới không? Vì tôi nghĩ người bình thường thì cứ là người bình thường thôi, không phải ai cũng có nhu cầu trở thành nghệ sĩ.
- Tôi không chủ trương định nghĩa con người. Đích đến của tôi là con người tự do, chứ tôi không định tạo ra các “nghệ sĩ”. Với tôi, tự do là có thể chuyển tải được cảm xúc, thông điệp, đủ tự tin để biểu đạt cá nhân, đủ nhận thức về bản thân và thế giới. Trên con đường đi tới đích đó, vẽ kể chuyện là một ngôn ngữ, một phương tiện, một công cụ, giống như ngoại ngữ, hay âm nhạc, hay triết học.
- Chủ quan mà nói thì tôi thấy đây là một con đường, nhưng con đường này hơi hẹp so với các con đường khác.
- Nó hẹp vì ta nghĩ nó hẹp thôi. Quá nhiều người nghĩ rằng: mình không biết vẽ, không có tí năng khiếu nào, không bao giờ có thể vẽ được… Những suy nghĩ loại này (vốn được gieo vào đầu từ nhỏ và được củng cố khi lớn lên) làm hẹp con đường, chứ bản thân nó rộng thênh thang.
Các bài tập của tôi đã chứng minh cho mọi người thấy là thực ra ta chỉ sợ vẽ sai, chứ ta không sợ vẽ đến thế. Còn vấn đề hiệu quả thì là do luyện tập. Nếu nôn nóng muốn có hiệu quả ngay lúc mới vẽ được vài bức thì chùn bước là phải.
- Anh nói rằng anh không khuyên tất cả mọi người đều biết cách vẽ kể chuyện. Vậy theo anh, những đối tượng nào thì nên biết kỹ năng này nhất?
- Những người thích làm việc với hình ảnh – vốn ngày càng tăng, vì thế giới chúng ta đang sống ngày càng hướng về việc tương tác bằng thị giác. Kể chuyện bằng hình ảnh ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong truyền thông và giao tiếp, vì chúng ta cần nhanh, rõ, trực tiếp.
- Anh có thể nói ngắn gọn về nội dung anh muốn truyền tải tới mọi người được không?
- Tôi có ba mục tiêu chính: Một: giúp mọi người hiểu vẽ kể chuyện là gì, và hướng dẫn phương pháp thực hành; Hai: khuyến khích mọi người tự tin vẽ kể chuyện, dùng tranh vẽ để biểu đạt cảm xúc và ý tưởng của mình, và ba: hướng dẫn và cung cấp tài liệu tự học, để mọi người tiếp tục quá trình tự luyện.
Vẽ và kể chuyện xuất phát từ những nhu cầu và khả năng rất căn bản của mọi người. Tôi tin rằng khi thực hành tốt khả năng này, cộng với quá trình tương tác một cách cởi mở, thân thiện trong quá trình học, người học sẽ mở ra được những góc tâm hồn mà lâu nay, vì cuộc sống tất bật, chúng ta vô tình đóng kín.
- Vậy là anh không chỉ dạy kỹ năng mà còn nhắm đến tâm hồn?
- Đúng. Về lâu dài, tôi muốn xây dựng một cộng đồng nơi mọi người được phép hồn nhiên, được phép vẽ và kể mọi loại câu chuyện mà chúng ta tưởng tượng ra, và, quan trọng không kém, được (người khác) xem, đọc, lắng nghe. Rộng hơn, tôi muốn kết nối với các cộng đồng kể chuyện khác: chơi nhạc-kể chuyện, quay phim-kể chuyện, làm thơ-kể chuyện… Chúng ta còn quá nhiều ngôn ngữ hay đang đợi được dùng, còn quá nhiều những câu chuyện đang đợi được kể. Chúng ta cần những người kể chuyện hơn bao giờ hết.
- Theo anh, mục đích sâu xa nhất của kể chuyện là gì?
- Là việc SỐNG. Kể chuyện là cách chúng ta quan sát và chuyển hóa những thông tin, sự kiện, con người xung quanh ta thành những câu chuyện đẹp, giúp chúng ta sống đẹp và lan truyền cái đẹp đi mãi.
Truyện rất ngắn: "Ấn" của Bút Chì
Mọi ngôn ngữ đều cần được có cơ hội
- Có ý kiến đại ý nói rằng truyện tranh là “con sâu đục khoét tâm hồn”, ý rằng đọc truyện tranh – nơi nội dung được trình bày khá nông và dễ tiếp nhận, thông điệp cũng đơn giản và hời hợt thì người đọc cũng trở nên dễ dãi hơn. Bỏ qua chuyện định kiến, anh có muốn giải thích gì không?
- Đây là chuyện định kiến mà, bỏ qua thì còn gì để nói nữa (cười). Ở nước ngoài, truyện tranh đã phát triển hơn một thế kỷ nay, đã đạt được những đỉnh cao và được tôn vinh như những tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Hình ảnh và chữ viết kết hợp tốt với nhau sẽ trở thành ngôn ngữ có khả năng kể được tất cả các câu chuyện về loài người: lịch sử, chiến tranh, tình yêu, cái thiện và cái các, con người và vũ trụ..vv… Nhưng khi nhập khẩu về Việt Nam, với thị hiếu và thói quen đọc ở Việt Nam, chúng ta chỉ chọn những truyện dành cho trẻ em. Lâu dần, người ta nghĩ truyện tranh chỉ dành cho trẻ em.
Nghĩ như thế cũng chưa sao, nhưng nếu cho rằng truyện tranh là “con sâu đục khoét tâm hồn” thì thật sai lầm, vì trong nhiều trường hợp, truyện tranh làm điều ngược lại: nó nuôi dưỡng tâm hồn và trí tưởng tượng.
Lấy bản thân tôi làm ví dụ, nếu không có truyện tranh, chắc tôi không thể sống nổi với những thứ nhàm chán được lặp đi lặp lại ở trường học. Tất nhiên, luôn có người này người khác, với nhu cầu khác, cá tính khác, nhận thức khác, nhưng cần cho mọi ngôn ngữ cơ hội.
- Tôi thì lại không nghĩ rằng ai, cái gì lại cần được cho một cơ hội. Nếu truyện tranh đủ hay, đủ mạnh thì nó sẽ sống khỏe, sống mạnh.
- À, nếu nhìn từ góc rất xa thì đúng thế, mọi thứ đều có vừa đủ lý do để tồn tại hoặc không tồn tại. Nhưng nhìn từ góc gần, như việc một người mẹ có cho phép con đọc truyện tranh hay không thì khác: nó ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ. Nếu ngày xưa mẹ tôi không cho tôi tiền mua truyện "Đô rê mon" thì chắc tôi không được như bây giờ (cười).
Bút Chì tại một hội chợ truyện tranh ở trường
“Tôi tin rằng mọi điều đều kỳ diệu”
- Tôi có quan sát thấy, anh đã đi từ sự cô đơn tới chan hòa hơn với đời sống, từ chỉ trích tới hành động, từ phê phán tới chọn lọc cái hay, cái đẹp để tiếp nhận và nuôi cảm hứng. Anh có thể chia sẻ về quá trình đó của mình?
- Quá trình đó bắt đầu bằng việc tôi kỳ vọng quá cao vào đời sống xung quanh, tôi mơ mộng và cho rằng đời sống và con người nhất định phải thế này thế kia, phải lý tưởng, phải thông minh, phải tốt… Càng kỳ vọng thì càng thất vọng, càng cay đắng, u sầu, càng khép kín và càng căm ghét những thứ xấu xí, thực ra luôn bao gồm chính mình. Nhưng quá trình đó dừng lại khi tôi tập chấp nhận: chấp nhận rằng chúng ta là bất toàn, thế giới này là bất toàn, đất nước này có những điều chưa tốt.
Quan trọng hơn, tôi nhận thức rằng việc cay đắng, căm ghét, u sầu không đem lại bất kỳ đóng góp nào để đẩy mình và thế giới quanh mình đến nơi mình muốn đến. Khi có nhận thức đó thì tôi bắt tay vào hành động thôi.
- Thực ra, để hành động còn cần có niềm tin rằng việc mình làm sẽ mang lại kết quả, phải không anh?
- Đúng. Nhưng niềm tin thì khó mà giải thích được. Nó tự nhiên có thôi.
- Niềm tin mà không giải thích được thì là tôn giáo rồi.
- Thì tôn giáo. Tôi là con người tâm linh mà, tôi tự tìm tôn giáo cho mình.
- Tôn giáo của anh là…
- … cái đẹp, tiềm năng vô hạn của con người, sự kỳ diệu của vạn vật. Eistein nói: chỉ có hai cách để sống, một là coi như không có sự kỳ diệu nào, hai là coi như mọi điều đều kỳ diệu. Tôi theo cách số hai.
- Xin cảm ơn anh đã chia sẻ!
Mục đích sâu xa của kể chuyện là SỐNG
- Theo anh, tại sao mọi người lại cần phải biết kể chuyện?
- Bởi vì ngoài các nhu cầu sinh tồn, hầu hết các hoạt động sống của chúng ta đều là kể chuyện: kể chuyện trên tivi, trên báo, trên Facebook, bên bàn cà phê, bàn nhậu, trên giường… Tôi nghĩ phần đông mọi người chỉ nghe (thụ động) chứ ít kể (chủ động), chỉ download chứ ít upload. Tôi muốn khuyến khích mọi người kể, và bày cách kể hay.
Biết cách kể chuyện hay sẽ làm cho cuộc sống phong phú và sáng tạo hơn. Không biết cách kể chuyện thì chỉ còn cách lặp lại các câu chuyện của người khác, cũng tức là sống nhờ vào thế giới của người khác, bởi vì kể chuyện là tạo ra thế giới của riêng mình.
- Hình như anh đang đánh đồng cách kể chuyện và nội dung kể?
- Cách kể và nội dung kể là hai thứ khác nhau, tôi không định đánh đồng. Trong thâm tâm, tôi tin rằng các câu chuyện trên đời này đều được kể hết rồi, việc của chúng ta chỉ là kể lại theo cách của chúng ta.
- Hình như anh chỉ quan tâm tới thông tin, chứ không phải câu chuyện, đúng không? Vì mỗi cá nhân đều có câu chuyện của riêng họ, những câu chuyện riêng tư, không trùng lặp.
- Tôi đang nghĩ xa một chút. Vấn đề là những câu chuyện đó đã diễn ra rồi, ở đâu đó, vào thời điểm nào đó. Tôi tin rằng, về sâu xa, chúng ta rất giống nhau, dù sống cách xa nhau đến mức nào cả về thời gian lẫn không gian. Chúng ta chỉ nghĩ rằng chúng ta khác nhau thôi. Và chỉ đến khi ta kể một câu chuyện và nhận được sự đồng cảm, ta mới hiểu: à, hóa ra người khác cũng vậy.
- Như vậy, kể chuyện là việc đi tìm người đồng cảm và chia sẻ?
- Đúng, nhưng còn hơn thế nữa. Kể chuyện còn là để hiểu mình hơn. Quá trình sắp xếp ý tưởng, lựa chọn phương tiện, rèn luyện kỹ thuật, dũng cảm chia sẻ… là một quá trình tự học, tự trưởng thành. Kể xong một câu chuyện là ta đã chuyển hóa xong một lượng thông tin, ý tưởng, nhận thức, để sẵn sàng cho câu chuyện tiếp theo. Kể chuyện là quá trình hai chiều, kể cho người khác và kể cho mình.
Một tác phẩm của Bút Chì: "Tôi mong sao mọi trẻ em đều được cứu sống bởi những người bạn bước ra từ trong sách – những thiên sứ của trí tưởng tượng bất tử"
- Vì anh là nghệ sĩ, công việc của anh là vẽ tranh. Với tôi, hay bất cứ người nào khác, liệu việc rèn luyện khả năng vẽ tranh có là một cách thức hiệu quả và tiện lợi để bày tỏ không?
- Thực ra bạn đang phân biệt giữa “nghệ sĩ” và “người bình thường”, tôi thì đang muốn xóa bỏ ranh giới này. Picasso từng nói: “Mỗi đứa trẻ đều là nghệ sĩ, vấn đề là làm sao giữ được điều đó khi lớn lên”. Tôi muốn đánh thức đứa trẻ, tức người nghệ sĩ bên trong mỗi người đang tự nhận mình là “bình thường”. Đúng là có sự khác biệt, nhưng sự khác biệt đó có thể bỏ đi, hoặc ít nhất là giảm đi, bằng cách vẽ kể chuyện, đó là đề nghị của tôi.
- Làm thế nào, và thực ra thì có cần phải xóa nhòa ranh giới không? Vì tôi nghĩ người bình thường thì cứ là người bình thường thôi, không phải ai cũng có nhu cầu trở thành nghệ sĩ.
- Tôi không chủ trương định nghĩa con người. Đích đến của tôi là con người tự do, chứ tôi không định tạo ra các “nghệ sĩ”. Với tôi, tự do là có thể chuyển tải được cảm xúc, thông điệp, đủ tự tin để biểu đạt cá nhân, đủ nhận thức về bản thân và thế giới. Trên con đường đi tới đích đó, vẽ kể chuyện là một ngôn ngữ, một phương tiện, một công cụ, giống như ngoại ngữ, hay âm nhạc, hay triết học.
- Chủ quan mà nói thì tôi thấy đây là một con đường, nhưng con đường này hơi hẹp so với các con đường khác.
- Nó hẹp vì ta nghĩ nó hẹp thôi. Quá nhiều người nghĩ rằng: mình không biết vẽ, không có tí năng khiếu nào, không bao giờ có thể vẽ được… Những suy nghĩ loại này (vốn được gieo vào đầu từ nhỏ và được củng cố khi lớn lên) làm hẹp con đường, chứ bản thân nó rộng thênh thang.
Các bài tập của tôi đã chứng minh cho mọi người thấy là thực ra ta chỉ sợ vẽ sai, chứ ta không sợ vẽ đến thế. Còn vấn đề hiệu quả thì là do luyện tập. Nếu nôn nóng muốn có hiệu quả ngay lúc mới vẽ được vài bức thì chùn bước là phải.
- Anh nói rằng anh không khuyên tất cả mọi người đều biết cách vẽ kể chuyện. Vậy theo anh, những đối tượng nào thì nên biết kỹ năng này nhất?
- Những người thích làm việc với hình ảnh – vốn ngày càng tăng, vì thế giới chúng ta đang sống ngày càng hướng về việc tương tác bằng thị giác. Kể chuyện bằng hình ảnh ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong truyền thông và giao tiếp, vì chúng ta cần nhanh, rõ, trực tiếp.
- Anh có thể nói ngắn gọn về nội dung anh muốn truyền tải tới mọi người được không?
- Tôi có ba mục tiêu chính: Một: giúp mọi người hiểu vẽ kể chuyện là gì, và hướng dẫn phương pháp thực hành; Hai: khuyến khích mọi người tự tin vẽ kể chuyện, dùng tranh vẽ để biểu đạt cảm xúc và ý tưởng của mình, và ba: hướng dẫn và cung cấp tài liệu tự học, để mọi người tiếp tục quá trình tự luyện.
Vẽ và kể chuyện xuất phát từ những nhu cầu và khả năng rất căn bản của mọi người. Tôi tin rằng khi thực hành tốt khả năng này, cộng với quá trình tương tác một cách cởi mở, thân thiện trong quá trình học, người học sẽ mở ra được những góc tâm hồn mà lâu nay, vì cuộc sống tất bật, chúng ta vô tình đóng kín.
- Vậy là anh không chỉ dạy kỹ năng mà còn nhắm đến tâm hồn?
- Đúng. Về lâu dài, tôi muốn xây dựng một cộng đồng nơi mọi người được phép hồn nhiên, được phép vẽ và kể mọi loại câu chuyện mà chúng ta tưởng tượng ra, và, quan trọng không kém, được (người khác) xem, đọc, lắng nghe. Rộng hơn, tôi muốn kết nối với các cộng đồng kể chuyện khác: chơi nhạc-kể chuyện, quay phim-kể chuyện, làm thơ-kể chuyện… Chúng ta còn quá nhiều ngôn ngữ hay đang đợi được dùng, còn quá nhiều những câu chuyện đang đợi được kể. Chúng ta cần những người kể chuyện hơn bao giờ hết.
- Theo anh, mục đích sâu xa nhất của kể chuyện là gì?
- Là việc SỐNG. Kể chuyện là cách chúng ta quan sát và chuyển hóa những thông tin, sự kiện, con người xung quanh ta thành những câu chuyện đẹp, giúp chúng ta sống đẹp và lan truyền cái đẹp đi mãi.
Truyện rất ngắn: "Ấn" của Bút Chì
Mọi ngôn ngữ đều cần được có cơ hội
- Có ý kiến đại ý nói rằng truyện tranh là “con sâu đục khoét tâm hồn”, ý rằng đọc truyện tranh – nơi nội dung được trình bày khá nông và dễ tiếp nhận, thông điệp cũng đơn giản và hời hợt thì người đọc cũng trở nên dễ dãi hơn. Bỏ qua chuyện định kiến, anh có muốn giải thích gì không?
- Đây là chuyện định kiến mà, bỏ qua thì còn gì để nói nữa (cười). Ở nước ngoài, truyện tranh đã phát triển hơn một thế kỷ nay, đã đạt được những đỉnh cao và được tôn vinh như những tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Hình ảnh và chữ viết kết hợp tốt với nhau sẽ trở thành ngôn ngữ có khả năng kể được tất cả các câu chuyện về loài người: lịch sử, chiến tranh, tình yêu, cái thiện và cái các, con người và vũ trụ..vv… Nhưng khi nhập khẩu về Việt Nam, với thị hiếu và thói quen đọc ở Việt Nam, chúng ta chỉ chọn những truyện dành cho trẻ em. Lâu dần, người ta nghĩ truyện tranh chỉ dành cho trẻ em.
Nghĩ như thế cũng chưa sao, nhưng nếu cho rằng truyện tranh là “con sâu đục khoét tâm hồn” thì thật sai lầm, vì trong nhiều trường hợp, truyện tranh làm điều ngược lại: nó nuôi dưỡng tâm hồn và trí tưởng tượng.
Lấy bản thân tôi làm ví dụ, nếu không có truyện tranh, chắc tôi không thể sống nổi với những thứ nhàm chán được lặp đi lặp lại ở trường học. Tất nhiên, luôn có người này người khác, với nhu cầu khác, cá tính khác, nhận thức khác, nhưng cần cho mọi ngôn ngữ cơ hội.
- Tôi thì lại không nghĩ rằng ai, cái gì lại cần được cho một cơ hội. Nếu truyện tranh đủ hay, đủ mạnh thì nó sẽ sống khỏe, sống mạnh.
- À, nếu nhìn từ góc rất xa thì đúng thế, mọi thứ đều có vừa đủ lý do để tồn tại hoặc không tồn tại. Nhưng nhìn từ góc gần, như việc một người mẹ có cho phép con đọc truyện tranh hay không thì khác: nó ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ. Nếu ngày xưa mẹ tôi không cho tôi tiền mua truyện "Đô rê mon" thì chắc tôi không được như bây giờ (cười).
Bút Chì tại một hội chợ truyện tranh ở trường
“Tôi tin rằng mọi điều đều kỳ diệu”
- Tôi có quan sát thấy, anh đã đi từ sự cô đơn tới chan hòa hơn với đời sống, từ chỉ trích tới hành động, từ phê phán tới chọn lọc cái hay, cái đẹp để tiếp nhận và nuôi cảm hứng. Anh có thể chia sẻ về quá trình đó của mình?
- Quá trình đó bắt đầu bằng việc tôi kỳ vọng quá cao vào đời sống xung quanh, tôi mơ mộng và cho rằng đời sống và con người nhất định phải thế này thế kia, phải lý tưởng, phải thông minh, phải tốt… Càng kỳ vọng thì càng thất vọng, càng cay đắng, u sầu, càng khép kín và càng căm ghét những thứ xấu xí, thực ra luôn bao gồm chính mình. Nhưng quá trình đó dừng lại khi tôi tập chấp nhận: chấp nhận rằng chúng ta là bất toàn, thế giới này là bất toàn, đất nước này có những điều chưa tốt.
Quan trọng hơn, tôi nhận thức rằng việc cay đắng, căm ghét, u sầu không đem lại bất kỳ đóng góp nào để đẩy mình và thế giới quanh mình đến nơi mình muốn đến. Khi có nhận thức đó thì tôi bắt tay vào hành động thôi.
- Thực ra, để hành động còn cần có niềm tin rằng việc mình làm sẽ mang lại kết quả, phải không anh?
- Đúng. Nhưng niềm tin thì khó mà giải thích được. Nó tự nhiên có thôi.
- Niềm tin mà không giải thích được thì là tôn giáo rồi.
- Thì tôn giáo. Tôi là con người tâm linh mà, tôi tự tìm tôn giáo cho mình.
- Tôn giáo của anh là…
- … cái đẹp, tiềm năng vô hạn của con người, sự kỳ diệu của vạn vật. Eistein nói: chỉ có hai cách để sống, một là coi như không có sự kỳ diệu nào, hai là coi như mọi điều đều kỳ diệu. Tôi theo cách số hai.
- Xin cảm ơn anh đã chia sẻ!
Nguồn:Đẹp
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý