Hà Nội ơi đêm mùa đông, Hà Nội ơi…

02:27 CH @ Thứ Năm - 05 Tháng Hai, 2015

Da diết nhớ, bồn chồn mong…Khắc khoải gọi thầm “Hà Nội ơi đêm mùa đông”, ngỡ hạnh phúc về bình yên trong hơi thở mùa bàng bạc một khúc tình mênh mang… sự kiện nóng

Ca khúc: Đêm mùa đông Hà Nội
Nhạc sỹ: Hoàng Phúc Thắng

Giữa Sài Gòn những ngày tháng Mười hai, tôi lại nhớ Hà Nội đến cồn cào – chỉ bởi một điều rất đỗi giản đơn: Tháng Mười hai Hà Nội thực sự bắt đầu lạnh – cái lạnh nhắc nhớ cho lòng người thêm phần gần gụi và biết yêu thương nhau nhiều hơn:

Đêm mùa đông đi trên con đường quen
Nghe tiếng rao bồi hồi nỗi nhớ
Đâu hàng cây quạnh hiu phố cũ?
Hà Nội ơi đêm mùa đông, Hà Nội ơi…

Tôi vẫn ví cái trầm lắng của Hà Nội giống như một thứ hương thầm, ai vội vàng, nông nổi chẳng thể cảm nhận được, mà cần lắng lòng đối diện, đằm mình thực sự với không gian Hà Nội mới thấy, mới cảm được những điều thầm kín mà sẽ làm thành vương vấn khi xa…


Ảnh minh họa. Nguồn: VNphoto.net

Và một trong những điều ám ảnh làm nên nỗi nhớ Hà Nội trong lòng người - ấy là không gian của những ngày mang nhiều trăn trở: Từ niềm day dứt, xót thương theo từng tiếng rao run rẩy và lạc lõng trong đêm, từ nỗi cô đơn của người lữ khách lang thang trên con phố vắng – chỉ đèn đường và hàng cây quạnh hiu trầm lặng – nhưng bất chợt nghe lòng ấm hơn khi dừng chân nơi một quán cóc, nhâm nhi vài hạt ngô nướng trước bếp lửa hồng và nụ cười hiền hậu của bà cụ bán hàng, nghe bà tỉ tê chia sẻ về những buồn vui đã qua trong đời…

Những hoài niệm rực màu yêu thương sẽ đủ sức thắp lên ngọn lửa ấm lan lòng người khi có trong tim một bóng hình để mong ước:

Đi tìm em ta men theo thời gian
Qua tháng năm và mùa đông ấy
Cho dù xa lòng ta vẫn nhớ
Hà Nội ơi đêm mùa đông, Hà Nội ơi…

Này con đường quen, này những hàng cây quạnh hiu nơi phố cũ, có còn nhớ chăng những mùa đông xưa ấy? Ta chân trần thủy chung và lặng lẽ, men theo thời gian, qua mưa nắng tháng năm tìm em nơi những mùa đông lạnh, trái tim yêu thương mong một ngày hòa nhịp mà thắp bừng lên chồi nụ mùa xuân cho một cuộc tình…

Da diết nhớ, bồn chồn mong… Khắc khoải gọi thầm “Hà Nội ơi đêm mùa đông”, ngỡ hạnh phúc về bình yên trong hơi thở mùa bàng bạc một khúc tình mênh mang:

Ơi đêm mùa đông Hà Nội thức trong mưa
Anh đi tìm em như tìm về hạnh phúc
Ơi đêm mùa đông Hà Nội buông hơi thở
Ơi đêm mùa đông Hà Nội thức trong mưa

Những đêm mùa đông Hà Nội mưa lạnh và dài lê thê, nhớ nhung giăng mắc như tơ trời, gieo vào lòng ta niềm thương nhớ một người, ở xa, rất xa. Đêm phập phồng, cay nồng nỗi nhớ... Dọc ngang những đường nét, những nóc phố im lìm trong đêm và im lìm trong anh... ung linh những ảnh hình ký ức trên mỗi lối công viên ngày chủ nhật, nụ cười em lí lắc nép vào vai anh, ta bên nhau bình yên, tưởng chừng như thời gian đang ngừng lại... Phố chuếnh choáng men tình, phố sột soạt những giọt ái ân trên bờ môi em... Phố luênh loang mưa tràn ký ức... Ký ức trở mình thổn thức, để anh nhận ra một miền hạnh phúc nơi em cho bước chân anh tìm về: “Anh đi tìm em như tìm về hạnh phúc”, bỏ lại phía sau là một mùa đông lạnh cùng những giọt mưa nước mắt của Hà Nội đêm vì cô đơn khát thèm một hơi ấm…

Khép lại những giai điệu lãng đãng như một khúc tâm tình đêm đông là những tiếng gọi “Ơi đêm mùa đông Hà Nội” trở đi trở lại, cất lên từ những khát khao cồn cào, như nhắc nhớ, ru lòng tìm về với nơi ấy bình yên…

Nghe “Đêm mùa đông Hà Nội” của cố nhạc sỹ Hoàng Phúc Thắng trong hơi thở lành lạnh của mùa, tôi chợt nhận ra nỗi nhớ Hà Nội của những ngày tháng Mười hai thật lạ, đằm thắm, cồn cào và da diết hơn bao giờ hết… Chìm trong không gian lạnh (của mưa, của đêm mùa đông) – nhưng người nghe lại cảm thấy ấm lòng bởi những yêu thương dành cho phố phường, cho những con người nơi mảnh đất ngàn năm văn hiến, cho những hoài niệm về một tình yêu đôi lứa nồng nàn thủy chung…

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tết cũ Hà Nội, còn gì hôm nay?

    22/01/2014Hoàng Hồng MinhCái Tết của mới mấy chục năm về trước, vừa mới hôm qua đây, đã như vô cùng xa lạ với cái Tết hôm nay... Con người mình đã đổi thay? Cảm xúc của mình đã đổi thay? Bản thân cái Tết đã đổi thay? Hay là tất cả mấy cái đó?
  • Tôi viết bài thơ Em ơi, Hà Nội phố

    24/04/2018Phan VũNgày 25-9 tại Hà Nội, Em ơi, Hà Nội phố - sau “gần nửa thế kỷ ra đời nhưng vẫn chưa trở về Hà Nội” như lời tác giả, đã được nhà thơ Phan Vũ đọc lần đầu tiên trong đêm thơ tổ chức cho riêng ông ở Thư viện Hà Nội. TTCT giới thiệu bài viết của nhà thơ về cuộc hành trình gần 50 năm của Em ơi, Hà Nội phố và trích đăng một số khổ của bài thơ...
  • Dáng hình Hà Nội xưa qua những bức ảnh

    10/10/2017Năm 1805, vua Gia Long lệnh phá bỏ thành cũ, xây lại thành mới nhỏ hẹp hơn rất nhiều so với Hoàng thành các thời vua trước vì cho rằng đây chỉ còn là Trấn Bắc thành...
  • Những đặc sắc của văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    10/10/2017Nguyễn QuânVăn hóa Đại Việt khởi phát và hoàn mỹ ở Thăng Long bởi nó hội tụ không chỉ ‘tinh khí’, tinh lực của bốn xứ đàng ngoài mà cả vùng Thanh Nghệ, Trung Bộ và là nơi hội nhập văn hóa Việt Chăm sớm nhất và toàn diện sâu sắc nhất mà mở đầu là mỹ thuật kiến trúc với việc xây dựng thành Thăng Long và các chùa - tháp quy mô lớn thời Lý Trần; sau đó là âm nhạc, ca múa…
  • Tính cách người Hà Nội

    10/10/2010Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà HN mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước...
  • Xin lỗi Hà Nội

    24/04/2014Mạc Văn Trang“Chúng ta ươm lại hoa, sắc hương phai ngày xa, ôi phố phường Hà Nội xưa yêu dấu…”. Cảnh tượng ấy, không khí ấy thật đặc sắc, chưa thấy ở đâu, đúng là tâm hồn, cốt cách Hà Nội, thể hiện chiều sâu và tầm cao văn hiến Thăng Long - Hà Nội...
  • Hà Nội trong mắt ai

    28/08/2011Bùi Thanh HiếuTôi chưa bao giờ nghĩ rằng có ngày mình được diện kiến
    đạo diễn kiệt tác điện ảnh " Hà Nội Trong Mắt Ai''. Những thước phim của
    đạo diễn Trần Văn Thủy mê hoặc tôi khi còn là cậu bé học lớp 10. Hình
    ảnh Hà Nội của tôi rõ ràng, trung thực trong bộ phim, không có sự dối
    trá, hào nhoáng. Không có những lời phát biểu cảm tưởng rỗng tuếch theo
    kiểu hô khẩu hiệu...
  • Tết Hà Nội đầu thế kỷ XX

    02/02/2011Thành HuếNằm lặng lẽ trong một con ngõ nhỏ phố Ngô Quyền (Hà Nội), ngôi nhà giản dị của nhà Hà Nội học (HNH) Nguyễn Vinh Phúc ấm áp thân tình. Giữa miên man sách báo được xếp tràn trên các bậc cầu thang và các bằng khen treo kín tường, ông ngồi trầm tư, kể về cách người Hà Nội ăn Tết từ những năm đầu thế kỷ XX...
  • Mạn bàn về quy hoạch Hà Nội mở rộng

    27/08/2010Vũ Tuấn DũngBỏ quên những giá trị của quá trình hình thành và phát triển vốn được đặc biệt nhấn mạnh cả trong chiếu dời đô của Lý Công Uẩn lẫn trong quyết sách mở rộng Hà Nội được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo trước Quốc hội là “dựa núi nhìn sông” đồng nghĩa với việc xóa sạch nét bản sắc cơ bản nhất của cả ngàn năm ông cha ta vun đắp cho thủ đô yêu dấu. (Phải chăng là quên đi lịch sử?) Không khẳng định được vị trí trung tâm hành chính quốc gia trong khi đây đáng ra phải là mục đích cấp thiết và chủ đạo nhất, né tránh nhường khó khăn lại cho con cháu đời sau, có nghĩa đã gác lại đến gần nửa thế kỉ khát khao có một hình hài bền vững cho quy hoạch Hà Nội mở rộng...
  • GS Hoàng Tụy: Người khai sinh “Trường phái Hà Nội”

    16/06/2010Thế VinhHọc trò, đồng nghiệp, bạn bè trong nước và quốc tế gọi ông là: "Người cha của tối ưu toàn cục", "Bậc thầy của nhiều nhà giáo đương nhiệm", “Tấm gương sáng về lòng đam mê nghiên cứu khoa học không ngừng”... Người ấy là GS. Hoàng Tụy.
  • Kiến trúc Thăng Long-Hà nội trước ngưỡng cửa 1000 năm

    14/06/2010KTS Lý Trực DũngVới một quy hoạch đô thị khá hiện đại ở những năm đầu của thế kỷ 20 mang rõ dấu ấn của KTS Pháp tài ba Ernst Hebrad, với khu phố cũ 36 phố phường được giữ hầu như khá nguyên vẹn sau kháng chiến chống thực dân Pháp và chiến tranh phá hoại hủy diệt của Mỹ, và với gần 2000 biệt thự xây dựng theo “phong cách Đông Dương” hay còn gọi là kiến trúc thuộc địa, nếu được gìn giữ, tôn tạo, nếu phát triển khôn ngoan thì Hà Nội chắc chắn đã
  • Hà Nội – Sài Gòn

    08/06/2010Drew Taylor - Q.A dịchTôi có dịp công tác ở Hà Nội khá nhiều lần. Ngoài công việc, thói quen mà cũng là niềm vui của tôi là dành thời gian quan sát con người và tập quán ở mỗi vùng miền mình đến. Tôi nghe nói đã từ lâu, đề tài so sánh sự khác biệt trong lối sống và tính cách giữa người Hà Nội và người Sài Gòn luôn có nhiều tranh luận rất sôi nổi và thú vị.
  • Hà Nội, ngộ quá ta!

    01/07/2010Hồ Huy Sơn“Ngộ quá ta”- Drew Taylor đã thốt lên như thế khi khám phá ra những điều khác nhau thú vị giữa Hà Nội và TP.HCM. 36 tuổi, đến Việt Nam từ năm 2004, hiện Drew là giám đốc Trung tâm Anh ngữ ELS Language Centers tại TP.HCM
  • xem toàn bộ