Giáo viên tương lai 'mù' tư tưởng giáo dục mới
Trong khi công cuộc đổi mới giáo dục đang được các chuyên gia giáo dục hối thúc học hỏi những tư tưởng giáo dục hiện đại thì với giáo trình tái bản đến hàng chục lần, sinh viên sư phạm vẫn mù mờ về chính ngành nghề của mình?
Nhóm sinh viên khoa Toán một trường đại học lớn đào tạo về sư phạm, đang học năm thứ 3 khi được hỏi về công nghệ giáo dục (CNGD) và nhữngphát biểu về giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, một trong những "cây đại thụ" trongngành giáo dục, đã nói: “Chúng tôi không biết và cũng không đọc sách gì của GSHồ Ngọc Đại mà chỉ học giáo trình Tâm lý học và giáo dục thôi.”
Họ cho biết, những cái tên nhớ được khi học hai môn này là các giáo sư viếtsách và một số tên tiếng Nga. Ngoài ra, giáo trình không đề cập đến một tư tưởnggiáo dục hay một nghiên cứu tâm lý sư phạm nào khác.
Vì thế, cái tên Hồ Ngọc Đại rất xa lạ. John Dewey (tác giả cuốn sách "Dân chủ và Giáo dục"), J. J. Rousseau (tác giả cuốn sách "Émile hay là về giáo dục"), lại càng làmột khái niệm xa tít tắp.
Nguyên nhân được 3 bạn giải thích: “Thực ra,những môn Tâm lý, giáo dục học không phải môn chuyên ngành nên chúng tôi cũng ítquan tâm.”
Phương pháp giảng dạy hay nghiệp vụ sư phạm được các bạn hiểu đơn sơ là cáchdạy một kiến thức Toán học hay những tình huống sư phạm thường được nghe giảngviên kể. Theo các bạn, nếu có nghiệp vụ sư phạm thì sẽ truyền đạt cho học sinhhiểu ý mình tốt hơn. Các bạn tin rằng, sau khi ra trường sẽ tiếp xúc nhiều thì sẽnắm được tâm lý học sinh.
Hơn nữa, giáo trình chỉ nói những kiến thức chung, không cụ thể về cách dạyhay tâm lý như thế nào.
Phương Loan (tên đã thay đổi), học viên cao học năm thứ hai chuyên ngành Vănhọc có một quan điểm rõ ràng vì sao mình không biết đến những nhân vật hay tưtưởng nổi tiếng này:
"Mình chỉ học giáo trình, thầy cô giới thiệu cuốn nào sẽ đọc cuốn đó. Trong nhà trường, cái gì là chuẩn, là chính thống thì sinh viên mới được học nhiều, tìm hiểu nhiều. Cá nhân mình chỉ quan tâm đến môn chuyên ngành thôi.” |
“Môn Lý luận dạy học hiện đại với mình đơn giản chỉ là môn6 đơn vị học trình ở bậc đại học và 3 đơn vị học trình ở cao học. Mình chỉ học giáotrình, thầy cô giới thiệu cuốn nào sẽ đọc cuốn đó. Trong nhà trường, cái gì làchuẩn, là chính thống thì sinh viên mới được học nhiều, tìm hiểu nhiều. Cá nhânmình chỉ quan tâm đến môn chuyên ngành thôi.”
Trò chuyện với khoảng hơn 20 sinh viên, học viên cao học sư phạm và thườngđược các bạn giới thiệu tìm gặp sinh viên ngành tâm lý giáo dục, giáo dục họchay quản lý giáo dục để tìm hiểu nhiều hơn về CNGD hay các tư tưởng giáo dụckhác.
Lê Vân, một sinh viên năm thứ 4 ngành Quản lý giáo dục cho biết, bạn được họcvề CNGD của GS Hồ Ngọc Đại.
Nhưng theo hiểu biết của Vân: “Các chương trìnhthay đổi của thầy Hồ Ngọc Đại có phần đổi mới và tiếp cận chuyên sâu đến conngười hơn như phát triển chuyên biệt hay gì đấy…nhưng xét đến tính công bằng hayđem đến cơ hội cho tất cả mọi người thì nó không đạt đến mà nó chỉ chuyên sâuphát triển để đưa tiềm năng của một ai đó lên.”
Vân được giới thiệu về John Dewey nhưng bạn thừa nhận là chưa kịp đọc cuốnsách nổi tiếng của ông được dịch ra tiếng Việt.
Còn Hồng Thắm, học viên cao học ngành Tâm lý sư phạm chia sẻ, mình đã đọc mộtsố sách của GS Hồ Ngọc Đại khi học ĐH nhưng khi lên cao học, chuyên ngành tậptrung vào tâm lý sư phạm, nghiệp vụ nên không còn chú ý đến các sách này nữa.
Trong khi đó, nhiều công trình của GS Hồ Ngọc Đại rất tập trung về tâm lý vànghiệp vụ sư phạm.
Lê Thu, học viên ngành Giáo dục học cho biết, bạn đã đọc rất nhiều về côngtrình của GS Hồ Ngọc Đại, còn những tư tưởng nổi tiếng có trong các sách như Dânchủ và giáo dục, Giáo dục 3.0 (giáo dục đa chiều với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin), Emily hay là về Giáo dục…bạn đã tiếp cận được mộtphần. Hầu hết đều là tự tìm hiểu.
Thu băn khoăn khi những kiến thức học trong trường đều kế thừatừ Liên Xô nhưng hiện tại, những tư tưởng chủ đạo và được nhiều nhà giáo dụcthừa nhận lại xuất phát từ giáo dục phương Tây. Tuy nhiên, trong nhà trường,những tư tưởng lừng danh như vậy lại chỉ được nhắc đến rất nhẹ nhàng, thoángqua.
Thu băn khoăn khi những kiến thức học trong trường đều kế thừa từ Liên Xô nhưng hiện tại, những tư tưởng chủ đạo và được nhiều nhà giáo dục thừa nhận lại xuất phát từ giáo dục phương Tây. |
Một lý do quan trọng nữa là chuyện thi cử vẫn theo xu hướng "thi gì học nấy".
Thu nói: “ Nếu thivào những kiến thức này thì ngay lập tức, bắt buộc ai cũng sẽ biết. Nhưng nhữngnguồn kiến thức này chưa được đánh giá bài bản trong chương trình học, vắng mặttrong giáo trình nên sinh viên không coi trọng.”
Trong khi công cuộc đổi mới giáo dục đang được các chuyên gia giáo dục hốithúc việc học hỏi những tư tưởng giáo dục hiện đại ở cả trong và ngoài nước thìbao nhiêu năm qua, cùng với giáo trình tái bản đến hàng chục lần, sinh viên sưphạm vẫn mù mờ về chính ngành nghề của mình?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý