Giá trị 'thương hiệu quốc gia' và ý nghĩa

08:41 CH @ Thứ Ba - 30 Tháng Mười, 2018
. Định Nghĩa:
Giá trị 'thương hiệu quốc gia' (GTTHQG) là giá trị ( quy ra tiền / năm ) có được từ tổng năng lực tiềm năng, phát sinh và gia tăng các lợi ích kinh tế ( từ hiện tại đến tương lai gần ) của một Quốc Gia, với tất cả giá trị tuyệt đối, vô hình của Quốc Gia đó đã tạo ra cho đến hiện tại.
.
GTTHQG bao gồmkhả năng tạo nên những ‘con số kinh tế vượt trội so với trung bình của Thế giới’ ( khi không phải dựa gì vào đầu tư mới / khi cùng quy về ICOR ):
. Tiền du lịch ( người nước ngoài mang vào , kể cả thuế mà các công ty lữ hành phải đóng )
. Tiền Chính phủ thu được từ việc bán dịch vụ Công cho nước ngoài ( visa, cấp phép, thẻ xanh, hàng hoá Công... )
. Tổng kim ngạch cân bằng ( không thiệt về việc làm ) trong thương mại hai chiều và đa phương
. Khả năng thu hút đầu tư từ các Nước khác ( để tạo công ăn việc làm và tăng trưởng tiếp theo )
.
Báo cáo Thương hiệu Quốc gia (Nation Brands) của Brand Finance đánh giá giá trị thương hiệu của các quốc gia, vùng lãnh thổ dựa trên các yếu tố từ bảo vệ nhà đầu tư cho tới sức hút du lịch.Nguồn: Brand Finance/Visual Capitalist.
.
GTTHQG phụ thuộc vào :
. Chính sách thị trường bình đẳng, tự do của Quốc Gia
. Chính sách khuyến khích kinh doanh và giảm thuế
. Quyền lực mềm của Chính phủ với Thế giới
. Sự hấp dẫn về môi trường chính trị-xã hội-tự nhiên
.
Chúng ta thử nghĩ về lợi ích của GTTHQG, ví dụ của Mỹ năm 2018 được Brand Finance ước 26.000 tỉ!
.
Ý Nghĩa tiềm năng ( lý thuyết ) của GTTHQG:
. Chính phủ Mỹ có thể gia tăng ngân sách chi tiêu đến mức nợ Công là 26.000 tỉ usd , tạo dư địa tối đa cho các quyết sách của Chính phủ.
. Mỗi người dân Mỹ có thể chịu một khoản nợ tối đa lên tới 100.000 usd, Chính phủ có thể ‘mượn’ điều đó để phát hành Trái phiếu Chính phủ nhằm có thêm tiền chi tiêu.
. Mỗi người dân khi khởi nghiệp , làm ăn... sẽ được ‘tạm ứng một giá trị vô hình’/ ‘một bệ phóng kinh tế’ tối đa có sức mạnh tối đa 100.000 usd ! Điều đó tăng năng lực cạnh tranh, giảm chi phí cơ hội cho họ.
. GTTHQG có thể được chuyển hoá tự nhiên, vô hình vào giá bán các loại hàng hoá dịch vụ của Mỹ và người Mỹ ra Quốc tế ( cao hơn cùng loại so với các Nước khác có Giá trị này thấp hơn ).
. GTTHQG càng lớn thì càng nhiều ngành nghề được hưởng lợi ( giống như một gia đình ít tiền thì chỉ ưu tiên cho con nào có tương lai nhất, hoặc con bị bệnh ), nên trình độ kinh tế chung càng cao.
. Nghĩa là mỗi người dân Mỹ có tổng lợi ích tiềm năng 100.000 usd / năm ! ( gần gấp 2 lần GDP/ người mỗi năm ). Nên mức Cung Cầu của Mỹ tăng, người Mỹ sẽ dễ tiếp cận các chính sách hỗ trợ tương lai hơn
....
Quốc Gia nào cũng có GTTHQG! Nhưng nếu Nó nhỏ hơn rất nhiều GDP/ năm thì hiển nhiên Quốc Gia đó phát triển chậm, theo nghĩa ‘làm như Trâu mà ráo mồ hôi hết tiền’ , tệ hơn ẩn chứa nhiều nguy cơ ‘bán cái có sẵn / bán tài nguyên / bán của để giành / bán giá trị quá khứ’.... để ăn hoặc để có tăng trưởng với ‘chất lượng DUY TRÌ’.
.
Nếu Quốc Gia nào có GTTHQG nhỏ hơn GDP thì sẽ luôn cần nỗ lực thường xuyên điều chỉnh các ưu tiên chính sách từng thời ký cho một số ngành khác nhau. Hơn nữa sẽ cố gắng hơn nữa cho năng lực cạnh tranh Quốc tế với các cường Quốc ( lĩnh vực cao, thậm chí phi kinh tế ).
.
Nếu Quốc Gia nào tuy có GTTHQG cao nhưng lạm dụng để chi tiêu, tăng nợ Công cho các nhu cầu hiện tại hoặc ngắn hạn, thì cũng là một kiểu ‘ăn trước của Tương lai’.
.
Đây chính là ý nghĩa cơ bản của việc đánh giá GTTHQG nhằm cảnh báo các Chính phủ và những nhà nghiên cứu tham mưu chính sách Công!
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trong hội nhập, ai xuất khẩu gì để thêm giá trị thương hiệu quốc gia?

    23/03/2016Nguyễn Tất ThịnhTrong Thế giới hội nhập, mà mỗi Quốc gia phải tich luỹ được các giá trị toàn cầu và sức mạnh đa cực bởi hệ năng lực sản sinh ra những thứ giá trị. Mỗi Quốc gia PHẢI XUẤT KHẨU ĐƯỢC GIÁ TRỊ NÀO ĐÓ MÀ THẾ GIỚI CẦN !
  • Hào khí dân tộc và thương hiệu đất nước

    22/07/2015Phan ĐăngMột dân tộc chỉ có thể phát triển khi từng người dân luôn đau đáu trước sự sinh - tử - tồn – vong của dân tộc mình. Một đất nước chỉ có thể thăng hoa khi mà TINH THẦN QUỐC GIA luôn cháy sáng, để từ ngọn lửa cháy sáng ấy, những biên độ sáng tạo được mở ra với tận cùng đam mê, tận cùng nhức nhối. ..
  • Trăn trở về thương hiệu quốc gia

    02/10/2009Nguyễn Tất ThịnhCó bao nhiêu nhà chính khách, trí thức, nghệ sĩ, nhà quản lí… đi công tác, giao lưu ra quốc tế như trảy hội… mang Hộ chiếu Việt Nam. Họ có mang tinh thần Việt Nam và sứ mệnh kiến quốc cao cả họ phải đội cao lên đầu khiến những đối tác của họ phải kính nể và lắng nghe họ cẩn thận để tôn trọng tên tuổi nước Việt và phải thừa nhận những lợi ích chính đáng của dân tộc Việt không nhỉ ? Họ có làm cho Thương hiệu Việt rạng danh không?
  • Thương hiệu đầu tiên trên thế giới

    09/06/2009Ngư PhủHoạt động ngân hàng đã có từ rất lâu, nhưng ngân hàng của dòng họ Medici ở Italia trong thế kỷ 15 mới có thể coi là thương hiệu đầu tiên trên thế giới theo cách định nghĩa thương hiệu ngày nay.
  • Thương hiệu cá nhân - Tại sao không ?

    25/11/2005Ths. Lê Hoàng TùngNgày nay, khái niệm thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể gắn vời bất kỳ chủ thể nào: tổ chức, địa đanh... thậm chí cả con người...