Gặp người kinh doanh kiến thức

06:40 CH @ Thứ Năm - 03 Tháng Tư, 2008

Từ khi còn là sinh viên, anh đã có thể tự lập về kinh tế, anh đi làm thêm rất nhiều công việc khác nhau. Đây cũng là thời gian anh bắt đầu công việc kinh doanh và gặp không ít thất bại. Đặt mục tiêu 5 năm làm việc tại 5 Tập đoàn nổi tiếng thế giới, anh đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Với khát vọng doanh trí, năm 2000 anh đã thành lập Trường đào tạo Giám đốc. Tại đây anh cùng các cộng sự đã học hỏi các kiến thức tinh hoa thế giới về quản trị kinh doanh,Việt hóa các sản phẩm đào tạo để chúng trở nên gần gũi hơn với các doanh nhân người Việt. Anh là Giản Tư Trung - Chủ tịch HĐQT Trường Đào tạo Giám đốc và Doanh nhân PACE.

Bước đường gây dựng sự nghiệp kinh doanh của anh ra sao?

Tôi có mở một cái xưởng trong ngành nhựa, việc kinh doanh hấp dẫn tôi một cách khủng khiếp. Đến khi làm thì mình cứ nghĩ rằng làm như vậy thì chắc chắn sẽ trúng, sẽ thành công. Rốt cục là nó không như mình mong muốn. Lúc đó lỗ tất cả hơn 100 triệu đồng. Trong suốt một quãng thời gian dài sau đó, nó trở thành nỗi ám ảnh rất lớn. Thậm chí là tổn thương nặng nề. Tôi sợ đến nỗi nhìn thấy cái gì bằng nhựa là cũng nổi hết da gà. Sau này thì tôi thấy đó là một kinh nghiệm rất quý giá. Nhờ đó mà lần đầu tiên trong đời tôi hiểu được thế nào là kinh doanh:

Vậy kinh doanh thật khó, không phải ai cũng có thể làm được?

Một công việc mà không phải ai cũng làm được. Nó đòi hỏi một số tố chất, kiến thức, kinh nghiệm. Và thậm chí mình có hết rồi mình vẫn có thể thất bại. Mãi gần một năm sau đó tôi mới bắt đầu kinh doanh một số thứ khác. Dần dần sau đó tìm nơi đi học. Học những gì mình cảm thấy thực sự một doanh nhân cần. Đương nhiên đó là về kiến thức quản trị kinh doanh, còn về kinh nghiệm thì thật ra không ai dạy cho mình được hết. Kinh nghiệm là sự trải nghiệm.

Anh đã tìm ra hướng đi mở trường đào tạo Giám đốc là ở đâu và vì sao?

Tôi có hai niềm đam mê lớn. Làm kinh doanh và thích nghiên cứu về khoa học. Tôi muốn được làm việc gì đó để làm thỏa mãn cả hai điều. Về phía cá nhân thì tôi nghĩ lập ra một ngôi trường phù hợp với mình chẳng hạn, nhưng nếu trường đó không đào tạo nên những nhân lực hay không giải quyết được những vấn đề mà xã hội đang cần thì cái trường đó cũng không tồn tại được.

Sinh năm 1974 tại Nghệ An nhưng anh lại là người thành danh tại mảnh đất phương Nam đầy sôi động. Anh là người được biết tới đã dám đứng ra mở trường đào tạo nhân lực cho doanh nhân với mục tiêu nâng cao doanh trí bằng tri thức thế giới và giá trị thực học. Vậy các loại hình đào tạo của PACE như thế nào?

PACE đào tạo nguồn nhân lực cao cấp như Giám đốc điều hành, tài chính, tiếp thị, nhân sự. Sau 7 năm thành lập đã có hàng chục ngàn lượt doanh nhân trong và ngoài nước tham gia để cập nhật kiến về quản trị kinh doanh, giúp doanh nghiệp của mình kinh doanh có văn hóa và đạt hiệu quả cao. PACE đã góp phần nhỏ bé của mình trong việc xây dựng văn hóa doanh nhân.

Triết lý của anh trong kinh doanh và cuộc sống?

Tôi có một triết lý rất riêng mà tôi đã thực hiện thời gian qua và có lẽ sẽ theo đuổi hết cuộc đời đó là: chơi là làm những gì mình thích và làm là chơi những gì mình không thích. Hiểu theo cách đó thì tôi mình thích chính là sự hưởng thụ, tôi tận hưởng điều đó và cảm thấy mình sinh ra để rong chơi. Tôi có niềm tin vào cuộc đời và sống trọn vẹn vì niềm tin đó nên cảm thấy lúc nào cũng thoải mái. Nhiều năm nay tôi đã tạo ra việc để làm, nên mình có thể đạt được cái riêng trong cái chung. Khi tôi làm cho mình thì cũng là làm cho cộng đồng, tất cả đã hòa quyện với nhau.

Có phải ngay lập tức sau khi tìm ra hướng di là kinh doanh kiến thức thì anh đã tìm ra được nguồn hàng từ đâu không?

“Công việc chính của doanh nhân không phải là học mà là lãnh đạo doanh nghiệp. Nhiều người đi học để lấy bằng nhưng doanh nhân không cần bằng vẫn nỗ lực đi học trong lúc công việc rất bộn bề. Họ học để tìm kiếm giá trị thực cho mình…”

Ngay từ khi thành lập PACE, tôi và những cộng sự đã có ý tưởng là những doanh nghiệp Việt Nam rồi sẽ phải hội nhập với thế giới. Muốn như vậy thì phải tiếp cận được những tinh hoa, những tri thức về quản trị của thế giới. Lúc đầu tôi nghĩ rằng chắc có lẽ những tri thức của thế giới nằm ở các nước phát triển là Anh thấy những sản phẩm giáo dục này rất khó, khó ngay cả với người bản xứ, vì thế tôi có cảm giác là họ nói đúng, nếu vậy mình cũng có thể tìm ra tri thức của thế giới mà nó gần gũi với Việt Nam hơn. Tôi nghĩ đó là 3 nước Hong Kong, Malaysia và Singapore. Sau khi tìm hiểu thì mới vỡ ra một điều là hóa ra các chương trình đào tạo của các Tổ chức giáo dục, các Trường nổi tiếng của Malaysia, Singapore, Hong Kong thì cũng lấy những chương trình chuẩn từ Anh và Mỹ về. Nếu mình đã đi làm học trò thì mình phải đi tìm thầy thực sự để học, không lẽ mình đi làm học trò của học trò.

Vậy PACE thu hút học viên bằng cái gì?

Trong thời gian đầu, PACE chỉ có hai thứ để dựa vào. Thứ nhất là PACE đưa ra sản phẩm đào tạo mà PACE biết chắc rằng cộng đồng doanh nghiệp hiện nay đang rất cần nhưng không nơi .nào có. Ví dụ như chương trình đào tạo thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ toàn doanh nghiệp, chương trình đào tạo kế toán dành cho Sếp, tài chính dành cho Giám đốc. Thứ hai chúng tôi đưa ra chủ trương tôn vinh giá trị thực học.

Theo anh, cái sự học của doanh nhân quan trọng như thế nào? PACE giúp gì cho họ?

Công việc chính của doanh nhân không phải là học mà là lãnh đạo doanh nghiệp. Nhiều người đi học đế lấy bằng, nhưng doanh nhân không cần bằng vẫn nỗ lực đi học trong lúc công việc rất bộn bề. Họ học để tìm kiếm giá trị thực cho mình. Ngày nay doanh nhân cũng là một đội ngũ tri thức đặc biệt của xã hội. Chưa cần bàn đến nỗ lực học nhiều hay ít, học giỏi hay dở, thì sự học của doanh nhân cũng đáng được trân trọng. Việc học của doanh nhân không chỉ làm thay đổi bản thân họ mà còn làm thay đổi cả một xã hội đằng sau lưng họ. Nói cụ thể hơn, việc học của doanh nhân có một ý nghĩa đặc biệt lớn lao đối với sư phát triển của doanh nghiệp, của nền kinh tế và của cả đất nước. Điều mà tôi luôn tâm niệm, đó là con người không phải được đánh giá bằng danh vị mà bằng chính những gì người đó đã làm trong cuộc đời.

PACE giúp các doanh nhân thay đổi nhiều về tư duy và phương pháp quản trị cũng như tiếp cận mọi vấn đề từ gốc đến ngọn, từ tổng thể đến chi tiết. Muốn đào một cái giếng sâu phải có đủ một độ rộng nhất định, nếu không thì không thể đào sâu được. Một con người giỏi về kinh tế thì không thể không am hiểu về chính trị, vặn hóa, xã hội. Vì tất cả mọi vấn đề đều được móc xích, hòa quyện với nhau.

Là một người kinh doanh kiến thức, anh có thể cho biết rằng đầu tư vào trong việc đi mua kiến thức hay là đi học để làm việc tốt hơn, mang lại lãi suất như thế nào?

Đầu tư cho chuyện học là đầu tư một đồng lãi hơn một vạn. Nhiều khi cũng khó nói lắm. Có khi chỉ cần một, khi mà trong quá trình mình học hỏi mình có thể xác định hường đi mới này hay là mình có thể hạn chế được rủi ro sắp xảy ra hoặc mình đưa ra một ý tưởng mới thì cái đó là vô giá. Một nền kinh tế dựa vào sức lao động thuần túy phổ thông thì giá trị tạo ra sẽ không lớn . Do đó, chúng ta cần chuyển dịch dần từ một nền kinh tế dựa vào lao động phổ thông sang nền kinh tế dựa vào tri thức. Chỉ có thể dựa vào đó, khi mà người dân có hàm lượng chất xám cao, thì sẽ tạo ra giá trị cho nền kinh tế nhiều hơn.

PACE trong tương lai sẽ như thế nào, thưa anh?

Khát vọng của tôi là tạo nền móng vững chắc, vạch ra một con đường để trong tương lai PACE sẽ trở thành một trong những tập đoàn giáo dục hàng đầu Đông Nam Á. Con đường phát triển lâu dài của PACE là tiếp tục đưa kiến thức của thế giới vào Việt Nam để dòng chảy ấy không bị gián đoạn nhằm phát triển con người, nhất là người lãnh đạo cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Đó là sứ mệnh là đạo của PACE.

Xin cảm ơn anh vì cuộc trò truyện thú vị và ý nghĩa này!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thất bại là mẹ - vậy ai là cha?

    20/07/2014Tạ TúcThất bại là mẹ thành công - vậy ai là cha? Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn này được nêu ra dựa trên quan điểm âm dương: một người đàn bà sẽ không thể làm mẹ nếu thiếu người phối ngẫu...
  • Chân dung người học suốt đời

    14/04/2014Học tập suốt đời trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân vì mục tiêu cuối cùng của các chính sách hay chương trình hành động giáo dục dù ở cấp độ quốc gia hay toàn cầu là giúp cho mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ mới để đối phó với những thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh xã hội...
  • Sách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển

    01/01/1900Tố TâmNhu cầu đọc sách, kể cả đọc để giải trí đối với một bộ phận nhân viên tại các doanh nghiệp ngày càng hiếm bởi sự phát triển lấn áp của công nghệ số và hơn hết theo họ: " mệt vì áp lực công việc nên không đọc"...
  • Mua lấy sự khôn ngoan của người đời

    05/09/2005Nguyễn Sĩ DũngDịch vụ tư vấn phát triển là do nhu cầu của con người về ý kiến thức và về sự hiểu biết ngày một tăng lên. Thực ra, nhà sản xuất bán hàng hóa, thì nhà nghiên cứu bán sự hiểu biết là chuyện bình thường trong nền kinh tế thị trường...
  • Học để có kiến thức, không vì bằng cấp

    06/08/2005Tiến sĩ Phan Quốc ViệtQua cách học và cách dạy hiện nay ta có cảm tưởng rằng mục tiêu của sinh viên là học để lấy bằngvà mục tiêu của các trường cũng là dạy để cấp bằng. Thực trạng đào tạo hiện nay phản ánh khá rõ cách hiểu sai về mục tiêu đào tạo. Vì hiểu mục tiêu đào tạo là có bằng nên hiện nay các trường chỉ cố gắng cung cấp một số lượng kiến thức nhất định đủ để cấp được bằng cho sinh viên...
  • MBA dạy gì ? MBA yêu cầu gì?

    09/08/2005Trương Thu HàMBA không chỉ là một bằng cấp kinh doanh mà còn mang ý nghĩa nhiều hơn như thế. Nó là một chương trình sau đại học được thiết kế để chuẩn bị các kĩ năng chuyên nghiệp nhằm giải quyết mọi khía cạnh phức tạp và cạnh tranh của thế giới kinh doanh ngày nay. Vậy chương trình MBA dạy những gì và nó yêu cầu những gì? ...
  • xem toàn bộ