Đôn Kihôtê, nhà hiệp sĩ quý tộc tài ba xứ Mancha
"Đôn Kihôtê, nhà hiệp sĩ quý tộc tài ba xứ Mancha" tiểu thuyết 2 tập, tập xuất bản năm 1605 và tập 2 xuất bản năm 1615. Đôn Kihôtê được coi là một trong số ít tác phẩm có nhiều người đọc nhất trong văn học phương Tây. Một cuộc điều tra năm 2002 do Viện Nobel Na Uy tiến hành đã cho thấy đây là tiểu thuyết hay nhất trong mọi thời đại.
Xem thêm:
Từ khi ra đời, cuốn tiểu thuyết Đôn Kihôtê - Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha đã chinh phục dư luận người đọc trong nước cũng như ngoài nước. Ngay trong năm 1605, tại Tây Ban Nha, tập truyện đã được tái bản 5 lần, và sinh thời, Cervantes đã nhìn thấy tác phẩm của mình được xuất bản 13 lần (6 lần ở Tây Ban Nha, 3 lần ở Bồ Đào Nha, 3 lần ở Bỉ, 1 lần ở Ý). Trải qua gần 400 năm, vượt ra khỏi sự đào thải của thời gian, Đôn Kihôtê - Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha vẫn giành được sự hâm mộ rộng khắp và được công nhận là một trong những tác phẩm văn học lớn nhất của nhân loại. Năm 1795, nhà đại văn hào Đức, Goethe, viết cho nhà thơ lớn Schiller:"Tôi đã tìm thấy trong cuốn tiểu thuyết của Cervantes cả một kho tàng thú vị và bổ ích." Đôn Kihôtê - Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng trên thế giới. Ngót bốn thế kỷ nay, Đôn Kihôtê vẫn là đề tài của sân khấu, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, màn ảnh. Từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á, các nhà phê bình, triết học, các nhà văn, nhà thơ, những người làm công tác văn nghệ, không ai không xác nhận giá trị tư tưởng và nghệ thuật của cuốn truyện này.
Tóm tắt nội dung:
Đôn Ki-hô-tê: là một quý tộc nghèo. Vì ham mê truyện phiêu lưu, hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ trừ gian diệt bạo, cứu người lương thiện. Lão lên đường đi phiêu lưu, tự phong mình là hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-cha. Nhiều lần thất bại, lão vẫn tin mình bị lão pháp sư Phơ-re-xtôn phù phép. Nhưng cuối cùng lão bị ốm nặng, lão mới thấy cái nhảm nhí, tai hại của truyện hiệp sĩ. Lão viết di chúc trao tài sản cho anh chàng giám mã, và những người khác rồi qua đời.
Qua hình tượng Đôn Kihôtê, nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes Saavedra (1547-1616) phản ánh được tính đa diện của con người, bên cạnh tính cách gàn dở là sự tế nhị, thương yêu đồng loại, yêu quý tự do và ghét thói xa hoa ăn bám của bọn quý tộc đương thời và biết trọng đạo lý. Tác phẩm cũng không hoàn toàn được sáng tác với ý nghĩa hài hước, qua tác phẩm, Cervantes chế giễu những tàn dư của lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu thời phong kiến, đả kích một thị hiếu tầm thường đang phổ biến trong công chúng, hiển thị khát khao hướng đến một xã hội hậu phong kiến công bằng và nhân đạo hơn.
Nội dung khác
Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Xuân Quỳnh xin đi với Lưu Quang Vũ vào vùng chiến sự biên giới 1979
20/02/2019PGS.TS. Lưu Khánh ThơNhà thơ Dương Soái và câu chuyện 'Gửi em ở cuối sông Hồng'
05/02/2019Hoa ChanhTết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)Bạn đang "Sống" hay đang "tồn tại"?
28/09/2016Khả AnhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnBài 1: Hiểu sai khái niệm "Con Người" khiến luận án "Nghĩa vụ con người..." sai theo
03/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn Quân"Tôi viết sách vì trăn trở với tương lai đất nước"
23/11/2013Anh VũKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýAi đọc sách nghiêm túc?
19/05/2013Thanh Huyền