Hồng Kông: Đối thoại giữa chính quyền và sinh viên bế tắc
Cuộc đối thoại đầu tiên giữa chính quyền Hồng Kông và đại diện sinh viên biểu tình diễn ra trong hai tiếng đồng hồ ngày 21-10 (từ 18-20 giờ) và được truyền hình trực tiếp đã kết thúc mà không có tiến triển đáng kể. Chính quyền Hồng Kông đề nghị cải cách hệ thống bầu cử vào năm 2022, thay vì 2017 - theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.
Trong buổi họp báo sau cuộc đối thoại đầu tiên vào tối ngày 21-10, Chánh văn phòng Đặc khu hành chính Hồng Kông Carrie Lam nói dù cuộc bầu cử năm 2017 phải tuân theo quyết định ngày 31-8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc nhưng vẫn có nhiều khoảng trống để thảo luận về tiến trình đề cử và phương thức bầu cử chức Trưởng đặc khu Hồng Kông, mô hình của cuộc bầu cử năm 2017 chưa phải là cuối cùng.
Bà Carrie Lam kêu gọi sinh viên nên hỗ trợ xây dựng một nền tảng với tầm nhìn dài hạn cho việc phát triển hiến pháp sau năm 2017 khi chính quyền Hồng Kông đang cân nhắc phản ánh quan điểm của người dân lên chính quyền trung ương.
Tổng thư ký Liên đoàn sinh viên Hồng Kông (HKFS) Alex Chow cho rằng chính quyền đã đưa ra vài động thái thiện chí nhưng đề nghị mà chính quyền đưa ra mơ hồ.
Cuộc đối thoại được tường thuật trực tiếp cho người dân Hồng Kông và các quan chức chính phủ tại Trung Quốc. Báo chí được tự do tác nghiệp.
Trong cuộc đối thoại, Tổng thư ký Liên đoàn sinh viên Alex Chow nhắc lại mối quan hệ giữa một cuộc bầu cử không công bằng và tình trạng nghèo đói, bất công. Alex Chow nói: “Một ủy ban bầu cử không công bằng sẽ tác động tiêu cực đến khoảng cách giàu nghèo ở Hồng Kông... Người dân Hồng Kông nhận thấy xã hội đang đi xuống, họ nghĩ rằng phải đứng lên chiến đấu để tiếng nói của họ được chính quyền lắng nghe. Nhưng trong tháng qua, họ đã phải “ăn” rất nhiều bình xịt hơi cay…”.
Về phía chính quyền, bà Carrie Lam cho biết tiếng nói của sinh viên được xã hội, chính quyền Hồng Kông và chính quyền trung ương Trung Quốc tiếp nhận. Tuy nhiên, một lý tưởng được tôn trọng phải được thực hiện bằng phương thức hợp tình và hợp pháp. Bà Carrie Lam cho rằng cảnh sát đã kiềm chế và hành động đúng mực trong các cuộc giải tán người biểu tình. Sự phát triển chính trị của Hồng Kông phải tuân theo các điều luật cơ bản, trong đó Bắc Kinh phải giữ vai trò quan trọng. Bà Lam nhấn mạnh: “Hồng Kông không phải thực thể độc lập mà là đặc khu hành chính của Trung Quốc nên không thể tự quyết định hướng phát triển chính trị riêng”.
Lý luận của bà Lam bị các sinh viên bác bỏ. Các sinh viên trích dẫn Hiến pháp Trung Quốc cho rằng quyết định ngày 31-8 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc về bầu cử Trưởng đặc khu Hồng Kông hoàn toàn có thể thay đổi được nếu không thích hợp.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn