Đồ họa hành trình bay cho đến khi bị rơi của MH370

11:58 CH @ Thứ Ba - 25 Tháng Ba, 2014

Thủ tướng Malaysia Najib Razak kết luận chuyến bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines đã kết thúc ở Nam Ấn Độ dương, dựa trên dữ liệu vệ tinh Inmarsat cùng phân tích của Cục điều tra an toàn hàng không Anh quốc (AIAB).

Hãng vận hành vệ tinh Inmarsat cho biết họ đã xác định được hướng bay của chiếc máy bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines nhờ đo hiệu ứng Doppler của các âm thanh 'ping' phát ra theo chu kỳ từ máy bay.

Hiệu ứng Doppler là một hiệu ứng vật lý, đặt theo tên nhà vật lý học người Áo Christian Andreas Doppler (1803-1853), theo đó tần số và bước sóng của các sóng âm, sóng điện từ hay sóng nói chung, mà các máy bay phát ra rất nhiêu, bị thay đổi khi nguồn phát sóng chuyển động đối với thiết bị quan sát được giữ cố định.

Đồ họa hành trình bay cho đến khi bị rơi của MH370

Thủ tướng Malaysia đã cho biết nhờ thông tin và phân tích từ Inmarsat mà có thể kết luận về đường bay của MH370 và vị trí cuối cùng của nó ở vùng biển xa xôi phía Tây bờ biển Australia, đồng nghĩa với việc chiếc máy bay này đã hết nhiên liệu phía trên Ấn Độ Dương.

Inmarsat đã giải thích vì sao họ thiết lập được sơ đồ đường bay, qua việc đo hiệu ức Doppler từ vệ tinh, lần theo các hành lang Bắc và Nam, giả thiết mà máy bay có thể bay với phần nhiên liệu còn lại, vào khoảng năm tiếng đồng hồ.

Dù hệ thống thông tin liên lạc trên máy bay đã bị tắt, vệ tinh vẫn có thể đo được hiệu ứng sóng âm từ máy bay chừng nào nó còn di chuyển. MH370 biến mất vào ngày 8/3 với 239 người trên máy bay trong khi đang bay từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh.

Đồ họa mô tả vị trí vệ tinh Inmarsat dò ra tín hiệu của chuyến bay MH370:



Chi tiết về phương pháp phân tích dữ liệu do AAIB cung cấp.

Trong những ngày gần đây, Inmarsat phát triển một kỹ thuật đổi mới thứ hai trong đó thể xem xét tốc độ của máy bay so với vệ tinh.

Dựa vào những chuyển động tương đối này, tần số mà nó nhận được và truyền đi sẽ khác so với trị giá thông thường, cũng tương tự như là tiếng ồn từ một chiếc ôtô phát ra sẽ khác nhau với tốc độ chạy qua khác nhau. Điều này được gọi là hiệu ứng Doppler.

Dưới đây là hình ảnh mô tả vệ tinh lần ra dấu vết MH370 được phía Malaysia công bố:

Các hiệu ứng sóng âm được truyền từ một trạm mặt đất lên vệ tinh, rồi sau đó lên máy bay, sau đó máy bay sẽ truyền sóng ngược lại vệ tinh và trở về trạm mặt đất. Hệ thống này không bao gồm các dữ liệu GPS, thời gian hay khoảng cách. Hãng điều hành vệ tinh ở Anh chỉ xác định được vị trí tương đối của chiếc máy bay dựa trên việc đo đạt thời gian truyền sóng.

Chúng tôi sử dụng hiệu ứng Doppler, là sự thay đổi tần số của sóng do sự di chuyển của một vệ tinh trong quỹ đạo”, Chris McLaughlin, phó chủ tịch cấp cao phụ trách đối ngoại của Inmarsat nói với hãng tin Anh Sky News.

Nhờ đó chúng tôi có được một hành lang biểu kiến phía bắc và phía nam. Chúng ta không biết liệu máy bay có duy trì vận tốc thay đổi hay không; chúng ta không biết liệu nó có đổi hướng bay hay không”, nên “chúng tôi giả thiết tốc độ máy bay là 350 knot (650 km/g). Chúng tôi giả thiết chúng tôi biết lượng nhiên liệu và khoảng cách máy bay còn có thể bay được, kết hợp với hàng loạt thông tin về sóng âm mà chúng tôi có.

Thường thì bạn sẽ sử dụng phép đạc tam giác, hoặc có GPS. Nhưng vì chiếc máy bay này không phát đi tín hiệu về vị trí của nó, nên chúng tôi phải làm việc trong cảnh mò mẫm, đây là cách tiếp cận chưa từng có từ trước tới nay”.

Sau đó họ so sánh những con số thu được với dữ liệu từ các máy bay tương tự với đường bay giống như thế của hãng hàng không Malaysia Airlines và rút ra kết luận MH370 đã bay xuống hành lang phía nam và hết nhiên liệu.

Inmarsat đã giao lại dữ liệu của họ cho Cục điều tra an toàn hàng không Anh để kiểm tra vào ngày Chủ nhật 23/3. “Nhưng hôm qua họ chắc chắn đã có thể khẳng định chiếc máy bay đi theo hành lang phía nam”, McLaughlin nói.

Nguồn:Vietnam Plus
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan