Định hướng chiến lược cho kinh tế xã hội Việt Nam

05:19 CH @ Thứ Tư - 05 Tháng Ba, 2014

Thật sự là ở Việt Nam đã có rất nhiều các nghị sự và hội thảo về xã hội, kinh tế, quản trị Nhà nước….Các giới từ quan chức, tri thức, Doanh nhân đến mọi tầng lớp Nhân dân đều đã trực tiếp cảm nhận thấy một cách đa dạng và đi đến hiểu được bản chất của những điều không ổn, hư hỏng đã diễn ra trong nền kinh tế Đất nước rồi! Trong bài viết này tôi tổng kết lại, từ đó cùng nhìn thấy nên như thế nào để khôi phục và phát triển kinh tế xã hội Viêt Nam


Những gì đã xảy ra đối với Kinh tế thế giới và làm nhiễm, gây ảnh hưởng đến Việt Nam vừa mới bước đầu hội nhập vào WTO, dẫn đến những khủng hoảng toàn diện nền kinh tế trong nước từ sau 2008 đến nay… cũng là một điều tất yếu, không xảy ra trước thì cũng xảy ra sau với độ trễ cũng chỉ có thể là 2,3 năm mà thôi.

Nguyên nhân chủ yếu nhất chính là do khả năng quản lý Nhà nước yếu kém tận cùng khi nhìn vào các ‘tác phẩm’ do nó đã tạo nên ( dù ai cũng biết còn do cả cách thức hoạt động của hệ thống các Doanh nghiệp Dân doanh, hay do Dân trí nữa… nhưng rõ ràng là Nhà nước phải chịu trách nhiệm cao nhất , triệt để và cuối cùng đối với nền kinh tế xã hội dân sinh ) :

  • Hệ thống Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với năng lực đầu tư và kinh doanh be bét cùng các tiến trình cải cách trì trệ của nó, nhưng là nơi tranh chấp nuôi dưỡng các mối quan hệ lợi ích bè nhóm …
  • Hệ thống các Ngân hàng với vấn nạn cổ phần chéo nhằng nhịt, thu gom, chuyển dịch các dòng tiền về những ‘nơi nhân dân không biết’, như là đầu mối của các đầu cơ kinh tế…
  • Đẩy chi phí chung của nền kinh tế quốc dân lên rất cao và vô lý do tham nhũng và tận thu , cũng như tạo nên muôn yếu tố ‘phị thị trường’, tăng thêm bất minh, bất lường
  • Hàng loạt DN dân doanh bị lạm dụng, đưa đẩy tao tác vào những ‘lồng kinh tế ảo’ và rơi vào các ‘bẫy của tệ nạn hành chính công’ bị hút kiệt nguồn tài chính, đổ vỡ, phá sản…
  • Vùng Nông thôn rộng lớn chiếm hơn 72 % dân số cùng vô vàn tiềm năng Trời Đất, với bao nhiêu loại nhu cầu thì gần như bị hàng hóa Trung Quốc tràn ngập, nhưng Nông dân suy kiệt...


Cần nhận ra một thực tế thách thức lớn trong vòng ít nhất 15 năm nữa là :

  • Nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn chưa thể có được lợi thế tuyệt đối gì trong các ngành như nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, đóng tàu, chế tạo máy, hóa chất công nghiệp…
  • Không cạnh tranh được: về sản xuất gia dụng, dân dụng với Trung Quốc – công xưởng khổng lồ của Thế giới, trong lĩnh vực phần phầm mềm tin học là Ấn Độ, Nhật Bản…
  • Các Thể chế Kinh tế Thế giới và khu vực là những gọng kìm và sức ép rất lớn có thể làm vỡ vụn nền kinh tế Việt nam mà đẩy các DNVN vốn đã yếu thành những con gà ăn quẩn
  • Nông Nghiệp Thế giới sẽ có những khủng hoảng to lớn như về nguồn nước cạn kiệt, đất đai sa mạc hóa và thu hẹp, thời tiết rất thất thường, nhu cầu gia tăng rất lớn…
  • Những tập tính xấu ở quản lý Nhà nước và các khu vực Doanh nghiệp trong thời kỳ dài đầu cơ bầy đàn, chia cắt cục bộ, mất lòng tin xã hội… còn tích tụ gây di căn diện rộng…


Vì thế nên có những định hướng chiến lược đối với phát triển kinh tế Việt Nam

  • Chính phủ cần tập trung phát triển mạnh kinh tế trên khắp các vùng Nông thôn, phục vụ bao phủ các nhu cầu của Nông dân từ tiêu dùng, sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ với các mô hình kinh doanh được liên kết thành hệ thống các tổ chức DNVvN có lợi thế tương đối và tuyệt đối thành chuỗi tương tác và cung ứng giá trị gia tăng.
  • Hỗ trợ vốn lãi suất thấp, quy hoạch vùng lãnh thổ với những ngành nghề phù hợp nhất về địa lý kinh tế văn hóa, hiệu quả hóa việc khai thác các nguồn và quỹ đất, mặt bằng cho chồng rừng, lâm sản, nông sản, thủy hải sản… Việc đầu tư cho phát triển mọi ngành nghề phù hợp với lợi thế từng địa phương tốt cho phân bổ dân số, công ăn việc làm cho nông dân
  • Các thành phố trực thuộc Trung ương cần chuyển mô hình quản trị theo kiểu ‘vùng kinh tế mở’ toàn diện với chính quyền đô thị đặc biệt có ‘Thị trưởng’. Điều đó đòi hỏi Chính quyền Trung ương phải khẩn trương, dứt khoát lựa chọn các tiến trình quản trị kinh tế xã hội văn minh, xây dựng và mở rộng xã hội dân sự theo xu hướng của Thế giới hiện đại
  • Cần kiên quyết loại bỏ hệ thống các DNNN cùng cơ chế Bộ , Cơ quan nhà nước chủ quản, trừ vài lĩnh vực công ích đặc biệt và khó làm. Quản trị xã hội bằng luật pháp, tạo ra thị trường mở, cạnh tranh lành mạnh, loại bỏ phương pháp chính sách bất minh làm sinh ra nhũng loạn và đầu cơ. Phần còn lại các DN dân doanh họ tự trả lời bài toán kinh doanh của họ
  • Đương nhiên Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ phải làm được một việc tối quan trọng và tiên quyết ( đồng thời chứng minh cho tư cách tồn tại của họ ) là xây dựng được Niềm Tin cho nhân dân, doanh nhân trong ngoài nước và các tổ chức khác nhau trên Thế giới. Được thế sẽ tự mở ra được tất cả, mọi năng lực sẽ khai thông, vô vàn vấn đề tự nó sẽ được giải quyết…
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mười Điều của Tinh thần Quốc Gia

    19/12/2019Nguyễn Tất ThịnhTôi hay đọc, tìm hiểu về các Quốc gia và quan sát những nơi đã đến, để chiêm nghiệm về quá trình lịch sử hướng tới văn minh ở đó. Tôi muốn tổng kết lại những điều dưới đây như một thực tế đã nhìn thấy, cũng như bộc lộ sự khao khát về xã hội tươi đẹp của mình. Mười Điều bao gồm từ chính trị, đến làm ăn, cách sống của một Đất nước, trong đó từng người ở vị trí của họ...
  • Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Ai bỏ tiền ra mua, mua cái gì? là cả một vấn đề khổng lồ

    03/03/2014Cẩm Thuý (thực hiện)Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt trong cuộc trò chuyện tuần này với báo Đại Đoàn Kết đã phân tích thấu đáo và đưa ra những kiến giải rất riêng xung quanh việc tái cấu trúc nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết của một tinh thần khác, một phương thức khác để cổ phần hoá DNNN...
  • Sao cứ mãi đổ lỗi cho ‘Cơ chế thị trường’?!

    24/02/2014Nguyễn Tất ThịnhBao lâu nay người dân vẫn luôn phải nghe thấy các quan chức hàng đầu hễ nói về những tiêu cực xã hội, tham nhũng của bộ máy, hay yếu kém của văn hóa…thì câu đầu lưỡi của họ là đổ lỗi đó là do ‘cơ chế thị trường’ !!! Cứ như là Cơ chế thị trường là cái hũ thần kỳ được họ dùng một tay này thò vào trong để vét những đồng tiền thặng dư do nó tạo ra, còn tay kia thì để ném vào nó muôn điều hư hỏng và thối nát của xã hội...
  • Cần một cuộc 'ân xá' để tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

    19/02/2014Chí HiếuChia sẻ với VnExpress, chuyên gia Nguyễn Trần Bạt cho rằng quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước khó tiến nhanh hơn khi chưa thể xử lý vấn đề sở hữu chéo, thâu tóm cổ phần...
  • Phải luôn sẵn sàng để cải cách chính mình

    18/02/2014Mai Lâm - Quý HiênGS Ngô Bảo Châu cho rằng: Việc xuất hiện những nhóm dân sự tham gia giải quyết các vấn đề mà thực tế đời sống đặt ra là dấu hiệu tích cực trong lĩnh vực GD...