Cứu nền kinh tế đang "nguội dần"
Đánh giá về nền kinh tế Việt Nam năm 2013, các tổ chức quốc tế đã rất thiện cảm. Nhưng thực tế cho thấy, nền kinh tế đang đứng trước nhiều thách thức lớn, nợ xấu vẫn tăng và không tính được con số cụ thể hiện nay. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động, đóng cửa tiếp tục tăng với mức độ nghiêm trọng hơn năm 2012 và quan ngại hơn, gần 70% doanh nghiệp đang hoạt động không có lãi hoặc lãi rất thấp.
Doanh nghiệp là nền tảng của nền kinh tế Việt Nam, nhưng tình hình đang rất nghiêm trọng, trong bối cảnh ngân sách thâm hụt chưa từng có, 66 nghìn tỷ đồng là mức hụt thu chưa từng xảy ra... Nếu không nhìn thẳng vào sự thật, không thấy những vấn đề nghiêm trọng nhất của nền kinh tế, sẽ không có lối ra.
Để thoát ra tình trạng hiện nay, cách thức thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực đầu tư công, ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như hiện nay là chưa ổn. Việc tái cơ cấu ngân hàng bằng cách nhập các ngân hàng kém lại với nhau, không giải quyết được vấn đề của hệ thống ngân hàng.
Hay như tái cơ cấu DNNN lại để cho từng tập đoàn, từng tổng công ty tự đề ra phương án tái cơ cấu cũng không mang lại hiệu quả, bởi không doanh nghiệp nào chịu bộc lộ tất cả yếu kém để sửa. Đó là chưa kể đến quan điểm phát triển hiện nay đang có vấn đề, trong khi thực tế đòi hỏi phải đổi mới.
Ví dụ, xem kinh tế nhà nước là chủ đạo, thì kinh tế nhà nước chỉ có tăng thêm chứ không thể giảm được. Một nền kinh tế thị trường có tới 28% tỷ trọng GDP thuộc về DNNN, nếu kể cả ngân hàng là 34%, thì khó có hiệu quả. Cách đánh giá hiện nay kể cả về số liệu, kể cả về các mặt, đều chưa sát thực tế, vẫn bàn những chuyện không phải ở đời sống thực.
Việt Nam ổn định được kinh tế vĩ mô, lạm phát giảm, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá cao, nhưng đấy chỉ là một mặt, mặt khác nguy hiểm hơn, đó là nền kinh tế đang mắc vào "vòng vây" và tình hình cũng rất khác những năm trước. Giải pháp để cứu một nền kinh tế xem như thiểu phát và đang "nguội dần" khó hơn cứu một nền kinh tế lạm phát cao. |
Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường tuy còn sơ khai nhưng lại hội nhập rất mạnh với quốc tế, tổng xuất nhập khẩu có năm lên tới 200% GDP, năm ngoái từ 160 - 170% GDP. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực tưởng như chính sách là rất đúng, nhưng vẫn có nhiều vấn đề phải xem xét, mà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một ví dụ.
FDI đang chiếm lĩnh rất nhiều lĩnh vực và nền kinh tế đang dần trở thành nền kinh tế FDI. Nhưng nếu đánh giá một cách đầy đủ và nghiêm túc, chưa chắc hiệu quả FDI vào Việt Nam lớn hơn tác hại mà nó gây ra.
Hiện nay, việc độc quyền điện đang khiến người dân thiệt thòi. Ngành điện nói tính giá điện theo cơ chế thị trường, nhưng lại tính cả đầu tư ngoài ngành, lãng phí, thất thoát vào giá điện. Để hợp lý hóa việc tăng giá điện, ngành điện so sánh giá điện trong nước thấp hơn các nước trong khu vực, nhưng lại "quên" chuyện lương người lao động Việt Nam hiện nay rất thấp.
Cơ chế thị trường là cạnh tranh để tạo ra thị trường. Vì vậy, phải xử lý vấn đề của nền kinh tế bằng nguyên tắc thị trường, tất cả thông qua giá, các giải pháp hành chính, bao cấp của Nhà nước sẽ không giải quyết được vấn đề. Nếu giá cả do thị trường định thì chính giá cả đấy sẽ phân bổ nguồn lực, xóa bỏ độc quyền.
Chúng ta phải để cho tự do hóa tất cả các loại giá và Nhà nước chỉ giữ vai trò điều tiết, có nghĩa là hạn chế, bác bỏ những cái giá có tính độc quyền. Thực tế đã cho thấy giá cả các lĩnh vực do thị trường điều tiết đều tốt. Ví dụ, quần áo không có độc quyền, giá rẻ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân.
Muốn tái cơ cấu nền kinh tế thành công, Nhà nước phải để tự do hóa giá cả, nếu không có giải pháp này thì các giải pháp khác đều vô nghĩa. Nhưng một khi giá cả được tự do hóa, chắc chắn sẽ có nhiều DNNN không tồn tại được. Theo thị trường, DNNN phải cổ phần hóa, phải được cải cách, tức là phải dùng áp lực thị trường, áp lực cải cách để tái cơ cấu DNNN.
Trong thị trường đó doanh nghiệp nào không tồn tại thì "cho nghỉ”, trừ một vài lĩnh vực Nhà nước buộc phải nắm như dịch vụ công, công nghiệp quốc phòng, an ninh... Đó là giải pháp quan trọng và phải làm.
Hiện nay nhóm lợi ích chi phối các giải pháp, chi phối các chính sách rất mạnh. Một giải pháp nữa cũng cần được thực hiện, đó là sự hỗ trợ ở bên ngoài để có thể đứng trên các nhóm lợi ích, xử lý các vấn đề, chỉ như vậy mới mong thay đổi tình hình.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiNếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn Quân