Con số 7 kỳ diệu

02:16 SA @ Chủ Nhật - 18 Tháng Giêng, 2009

Bảy người bạn trên một chuyến xe về quê trong dịp Tết. Một người gợi chuyện: “Bác Hồ đi chiến dịch Biên giới năm 1950 có tiết mục Vừa đi đường vừa kể chuyện, chúng ta học Bác, đường về miền Trung còn dài, ai có chuyện gì kể cho vui”.

Một bạn lên tiếng: “Ta có bảy người, mỗi người góp một chuyện”. Bạn nữa hưởng ứng: “Bảy anh em ta hồi nhỏ học cùng một lớp, thời chiến tranh mỗi người mỗi ngả, nay may sao được sống gần nhau, vậy ta nói chuyện về con số 7. Con số này kỳ diệu lắm. Mình tâm đắc 7 điều cụ Khổng Tử dạy và nghiệm thấy quá đúng. 7 điều ấy gồm: 1. Tâm chưa yên, phong thủy vô ích; 2. Bất hiếu với cha mẹ, thờ cúng vô ích; 3. Anh em không thuận hòa, bạn bè vô ích; 4. Thích điều bất chính, đọc sách vô ích; 5. Làm trái lòng người, thông minh vô ích; 6. Chẳng giữ nguyên khí, uống thuốc vô ích; 7. Thời vận không thông, mưu cầu vô ích”.

“Hay”.“Hay”. “Tất cả là những bài học lớn”. Chúng tôi có cùng lời bình. Một bạn bàn thêm: “7 điều cụ Khổng dạy là công thức giúp ra thấy rõ đâu là gốc đâu là ngọn, đâu là thực đâu là hư, và đó cũng là thước đo giúp ta tu chỉnh mình”. Rồi anh cất cao giọng: “Triết lý Trung Hoa đã cao kiến, triết lý Ấn Độ cũng không kém. Mình còn nhớ 7 điều cụ Nê Ru khuyên nhân dân nước cụ tránh cho xa, vì đó là “7 điều tội lỗi”, bao gồm: 1. Thuơg mại mà thiếu đạo đức; 2. Khoa học mà thiếu nhân văn; 3. Chính trị mà thiếu nguyên tắc; 4. Đam mê mà thiếu lương tâm; 5. Tri thức mà thiếu bản sắc; 6. Tôn thờ mà không dám hy sinh; 7. Giàu có mà không do tự mình làm ra”.

“Hay”.“Hay”. “Đây cũng là những bài học lớn”. “Bài thuốc của Nê Ru hẳn cứu được nhiều người”. Chúng tôi liên tiếp đưa ra nhiều lời bình phẩm. Rồi một bạn nói: “Giờ thì mình xin kể chuyện diễn ra thường nhật quanh ta, mà giá trị triết lý chẳng kém. Chuyện tiền nong ấy mà. Không ít người coi tiền là chìa khóa vạn năng, có tiền là có tất cả, song họ bị nhiều người phản bác bằng lập luận: 1. Tiền có thể mua được chức tước nhưng không mua được sự kính trọng; 2. Tiền có thể mua được bằng cấp cao nhưng không mua được tổ ấm; 4. Tiền mua được người mình thích nhưng không mua được tình yêu; 5. Tiền mua được chiếc giường đẹp nhưng không mua được giấc ngủ ngon; 6. Tiền mua được mức bảo hiểm cao nhưng không mua được sự an toàn; 7. Tiền mua được đồng hồ xịn nhưng không mua được thời gian”.

Tới đây, không khí trong xe chìm xuống. Ai cũng gật đầu, song không ai đưa ra lời bình. Có lẽ từng người đang liên hệ đến những cảnh đời trớ trêu. Tôi ngoảnh sang bạn bên phải thăm dò: “Cậu đang nghĩ gì vậy?”, liền nhận được lời đáp: “Trường hợp 1 và 2 về tiền chắc người ta nói tới mấy ông “danh hão” ở cơ quan mình”. Quay sang bạn bên trái, tôi được câu trả lời: “Trường hợp 3 và 4 có lẽ chỉ mấy người ở phố mình, thừa tiền thiếu tình”. Một bạn từ ghế trên ngoảnh xuống nói: “Hình như trường hợp 5 và 6 người ta dành cho mấy thằng cha kinh doanh rởm mình đã gặp”.

Tính ra, các bạn đã liên hệ tới 6 trường hợp liên quan đến đồng tiền, còn trường hợp cuối ý dành cho tôi. Tôi liền nhắc tới bài học “cách trí” mà thầy giáo quê nhà đã dạy cách đây nửa thế kỷ, cũng con số 7, cũng kỳ diệu như triết học nước ngoài, trong đó thời gian được đặt ở vị trí số 1. Thầy cắt nghĩa: “Thời gian của một cuộc đời là hữu hạn chứ không vô hạn đâu các con ạ. Bởi vậy, ai ai cũng phải quý trọng nó, đừng lãng phí nó. 6 vị trí còn lại phải là: Làm việc hết mình; Thấy của không ham; Thấy lợi không tranh; Lưu tâm việc nghĩa; Chân tình với người; Đối xử rộng lượng”. Kể xong, chúng tôi cùng vỗ tay và cùng nhớ về mái trường xưa đầy ắp kỷ niệm trên một vùng đất nghèo khó và ham học.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một câu trả lời dễ dàng liệu có đáng tin tưởng?

    17/09/2008Tú TrinhSự phân cấp căn bản thì người ta đã nói rồi: Mù vi tính là… mù chữ. Trẻ con bây giờ cũng đã học vi tính. Nhưng dù Internet có kỳ diệu đến đâu thì đối với từng cá nhân, cái yếu tố quyết định vẫn là sự thông minh và sự sáng tạo của chính anh ta chứ không phải sự tinh xảo của cái… máy tính.
  • Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học

    14/09/2006TS. Trịnh Đình BảyVấn đề niềm tin từ lâu trở thành đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học bởi vai trò định hướng hết sức quan trọng của nó đối với con người. Không có niềm tin, đặc biệt là niềm tin khoa học, con người sẽ sống và hoạt động không có định hướng, luôn bi quan, dao động và không phát huy được khả năng chủ động sáng tạo của mình…
  • 8 món quà vô giá mà không tốn tiền

    07/05/2006Khi bạn thực sự lắng nghe, bạn chú ý, không ngắt ngang, không mơ màng, chỉ lắng nghe để cảm nhận về thấu hiểu. Đó là món quà vô giá thứ nhất bạn có thể dành cho người khác đặc biệt là những người thân yêu của mình...
  • Bảy thói quen của người thành đạt

    11/11/2003Bùi Quang MinhĐây là cuốn sách kỳ diệu có thể biến đổi cuộc đời mỗi chúng ta, giúp mỗi người đi từ làm chủ bản thân vươn lên hợp tác thành công trong công việc và cuộc sống. Cuốn sách “7 thói quen của người thành đạt” của Stephen R. Covey là một cuốn sách đã nổi tiếng từ hàng chục năm nay trên khắp thế giới. Trong cuốn sách, Stephen Covey muốn giới thiệu một phương pháp, kết hợp toàn diện và thực tiễn để giải quyết các vấn đề về tính cách con người và sự nghiệp...