Con học kĩ năng sống từ cách nuôi dạy của bố mẹ
Dạo này báo chí hay đưa tin về trẻ thiếu kĩ năng sống, từ trẻ lớn đến trẻ nhỏ. Ở những vùng nông thôn, bố mẹ đi làm cả ngày, các em bé tự chăm sóc bản thân, đứa lớn thì trông đứa nhỏ, những em bé ấy đâu có bố mẹ nào phàn nàn về kĩ năng sống đâu. Chỉ có những em bé sinh ra đã sống trong sự yêu thương bao bọc hết lòng của bố mẹ ở những thành phố lớn mới bị kêu ca là thiếu kĩ năng sống. Phải chăng cuộc sống càng đầy đủ, sung túc thì lớp trẻ càng thiếu kĩ năng sống? Trẻ thiếu kĩ năng sống là do chính bản thân chúng hay do môi trường xã hội tác động?
Có ai thắc mắc kĩ năng sống là gì hay không nhỉ? Theo tôi tìm hiểu thì kĩ năng sống của trẻ gồm có hai phần: bao gồm hoạt động và suy nghĩ, cũng có người cho rằng đó là kĩ năng về tự chăm sóc bản thân và giao tiếp với mọi người của trẻ. Hiểu kĩ năng sống theo hai cách như vậy đều đúng, bởi kĩ năng sống giúp trẻ tự lập và không ỷ lại vào người khác trong sinh hoạt cá nhân và giao tiếp với mọi người.
Những em bé nông thôn này ít khi bị kêu ca là thiếu kĩ năng sống
Kĩ năng sống được điều chỉnh theo từng lứa tuổi:
Thật ra, kỹ năng sống là một khái niệm có sự điều chỉnh theo từng nhóm tuổi. Theo TS. Trần Thị Thu Mai - Phó trưởng khoa Tâm lý Giáo dục, Đại học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh, những kỹ năng sống ở trẻ từ 1-6 tuổi chủ yếu bao gồm: tự giác thực hiện việc chăm sóc và vệ sinh bản thân; dạn dĩ kết bạn, làm quen hay tự tin trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ...
“Chẳng hạn như trẻ biết tự ăn cơm, ăn xong biết đem bát đến bồn rửa chén. Hoặc trẻ biết chào hỏi người lớn, hay luôn hào hứng tham gia các trò chơi tập thể. Kỹ năng sống ở trẻ không phải điều gì quá phức tạp và cao siêu, mà là những việc rất bình thường hằng ngày”, TS Thu Mai cho biết.
Kĩ năng sống được hình thành từ lúc nhỏ qua cách em bé chơi đùa
Nguyên nhân thiếu kĩ năng sống của trẻ:
TS Thu Mai cho rằng nguyên nhân chủ yếu không phải là do trẻ, mà nằm ở cách chăm sóc con chưa đúng của các bậc phụ huynh. “Có những việc ba mẹ làm với suy nghĩ là thương con, vì con, nhưng thực chất lại đang làm yếu đi kỹ năng sống của con mình mà không biết”.
Thiếu kĩ năng sống là do cách nuôi dạy không đúng của bố mẹ
Nhiều phụ huynh thường hạn chế con mình chơi với bạn bè vì ngại con sẽ bị ăn hiếp. Cũng có những phụ huynh ít cho con đi tham gia các hoạt động ngoài trời vì sợ con mắc bệnh, ốm yếu.. Cách chăm sóc này của người lớn dẫn đến tình trạng trẻ khó hòa đồng, quá nhút nhát, quá lệ thuộc do các cơ hội được va chạm, giao tiếp hay khám phá thế giới của trẻ đã bị lấy mất.
Bố mẹ là nhân tố quan trọng giúp con trẻ phát triển kĩ năng sống:
Đi picnic giúp trẻ khám phá thiên nhiên
Những sai lầm phổ biến như vậy đang làm trẻ em Việt Nam ngày một thiếu đi những kỹ năng sống cần thiết so với trẻ em các nước tiên tiến trên thế giới. Vậy phụ huynh phải chăm sóc con thế nào cho đúng? Theo TS Thu Mai, điều quan trọng là phụ huynh phải chuẩn bị cho con mình sức khỏe tốt ngay từ bên trong bằng cách tăng cường hệ miễn dịch, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, đồng thời tạo điều kiện để con tự do khám phá thế giới xung quanh nhiều hơn. TS Thu Mai nhấn mạnh, “Muốn con phát triển toàn diện, ba mẹ cần có các tác động, hướng dẫn hay khích lệ thích hợp để con có thể phát triển kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ.”
Kĩ năng sống được hình thành từ những hoạt động bình thường
trong gia đình
trong gia đình
Các bố mẹ biết rồi đấy nhé, kĩ năng sống không chỉ do bản thân trẻ học hỏi mà còn do bố mẹ dạy dỗ. Cách nuôi dưỡng và dạy dỗ của bố mẹ sẽ hình thành nên cho con những kĩ năng sống cần thiết và cũng có thể khiến trẻ thiếu đi kĩ năng sống. Bố mẹ không thể nào nuôi dưỡng con cái mình mãi mãi được, vậy nên hãy dạy trẻ trẻ những kĩ năng cần thiết để trẻ có thể sống tốt và không hoàn toàn dựa dẫm vào bố mẹ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý