Có bao nhiêu người mắc cái tật này?

08:57 CH @ Thứ Bảy - 04 Tháng Mười Hai, 2021

Ngày nay, họp nhiều quả thực đã thành một loại “tệ nạn”. Điện thoại cho một người quen là cán bộ cấp trung, cứ mười cuộc thì đến tám cuộc nghe anh ta thì thào, vội vã, “Tôi đang họp, đang họp.”. Và đúng là đang họp thật, vì qua điện thoại cũng nghe được giọng một ai đó đang sang sảng phát biểu. Họp nhiều thế, cán bộ phải liên tục rời bàn làm việc của mình, rời con dấu của mình, nên điện thoại di động đương nhiên là phải mở.

Và như thế, nhiều người đang mắc phải một hay nhiều tật sau:

1. Để điện thoại reng chuông thành tiếng

Ngày nay, trong phòng họp, đố ai kiếm ra được một cái điện thoại không có chế độ rung. Những đồ xưa cũ đó chắc chỉ lưu lại trong nhà mấy chú thanh niên lập dị. Điện thoại của cán bộ ta theo kịp thời đại, nghĩa là có rung.

Rung là để khỏi phải reng. Còn có nên để reng trong cuộc họp không, thì đó là tùy vào bạn coi cuộc họp đó quan trọng tới mức nào.

- Nếu nó thuộc hàng quan trọng nhất thì hẳn bạn đã tắt luôn điện thoại.

- Quan trọng hàng nhì thì điện thoại vẫn mở, nhưng chỉ để rung âm thầm trong túi. Đợi lúc giải lao mới rút ra xem ai nhắn, ai gọi.

- Quan trọng hàng ba thì điện thoại cũng để rung, nhưng xem cuộc nào thật quan trọng mới ra ngoài trả lời.

- Còn không quan trọng thì sao? Thì cứ để chuông reng thành tiếng, và tha hồ nhắn tin tí tách, hoặc oang oang trả lời, mặc cho người xung quanh bị phân tán.

Nếu cứ tính theo mức đó, thì hình như nhiều cán bộ ta coi họp là không quan trọng. Ngồi trong phòng họp bàn chuyện quan trọng mà vẫn nghe tiếng chuông điện thoại, đủ loại âm thanh, đủ kiểu nhạc, từ Turca nhộn nhịp giao hướng, tới Fly By như một cánh ruồi, hay các chị phụ nữ có dạo hay để tiếng chim hót ríu rít trong rừng... Thường thì chuông reo mãi mà vẫn không chịu bắt máy, vì người nghe còn lục tìm kính lão, đeo vào, giơ máy ra xa xa, cẩn thận nhìn xem ai gọi rồi mới “alô...”.

Một người bạn nước ngoài dự cuộc họp ở ta, nói đùa, ở “Cán bộ nước mày trình độ kỹ thuật kém, có mỗi việc chỉnh cho chuông từ reng sang rung cũng không làm được, làm sao chuyển từ phương thức quản lý này sang phương thức quản lý kia khi cần!”

2. Nói chuyện điện thoại to

Còn nhớ hồi đầu tiên được phát cái điện thoại di động (khi đó chưa phổ biến lắm), tôi thích nhất là cảnh đang đi giữa một chợ vùng quê thì tự nhiên điện thoại reng cho một cú. Rút ngay điện thoại ra, trước con mắt tò mò của rất nhiều người, tôi nói oang oang, rất to, giọng đầy “chỉ thị”, cho một chuyện bé bằng mắt muỗi ở đầu bên kia. Cái tật xấu đó, giờ tôi vẫn chưa bỏ được bao nhiêu. Muốn cai là một ham muốn dường như không giảm đi ngay cả khi ta tưởng đã trưởng thành, nếu không muốn nói là còn tăng thêm. Điện thoại di động lúc này là phương tiện để “làm oai”. Cứ nói cho ta vào, cho dõng dạc vào, mà không nhận ra rằng, như ai đó đã viết, ta đã quay lại cái thời dùng hai ống thiếc nối nhau bằng sợi dây.

Ngoài chợ thì đã buồn cười. Nhưng ít nhất không ai biết mình là ai. Còn trong cuộc họp:

Không ít cuộc họp mà chủ tọa phải dừng lời, mọi người nhìn nhau lắc đầu cười, trong khi kẻ kia cứ ngồi tại chỗ, tuy lom khom che miệng nhưng vẫn là oang oang. Tắt máy xong thì mới nhận ra tình thế lố bịch của mình, đành cười ngớ ngẩn như xin lỗi, nhưng vĩnh viễn đã trở thành nhân vật đáng ghét của phòng họp.

3. Nhắn tin cho nhau trong giờ họp

Nhưng không cần để chuông reng, không cần nói cho to, nhiều khi sự âm thầm của cái điện thoại di động lại gây ra chuyện “đáng ghét” hơn.

Trong nhiều cuộc họp, thủ trưởng không sao tập trung nổi vì thấy đám nhân viên (nhất là nữ) tuy không nói chuyện riêng, nhưng cứ cắm cúi nhắn tin rồi mỉm cười ý nhị với nhau. Thủ trưởng nào nhạy cảm sẽ dễ nghĩ là người ta đang bình luận về mình. Nhất là khi mấy người ngồi bên lại ghé mắt vào đọc cùng, rồi cũng cười ý nhị nốt. Nhẹ hơn thì thủ trưởng nghĩ, những nhân viên này họp không lo họp, chỉ nhắn tin trêu chọc nhau... Nhưng như thế cũng đã là xúc phạm. Kiểu gì thủ trưởng cũng đã thấy mình bị coi thường

Suy cho cùng, tất cả những tật trên đều là do không nghiêm túc, không tôn trọng mà ra. Nếu không có điện thoại di động thì cũng sẽ có thứ khác để mà thể hiện sự không tôn trọng đó. Chẳng phải ngày xưa các chị vẫn mang len vào đan, đem con vào cùng ngồi họp; Ngày nay các anh vẫn mang báo vào đọc đó sao?... ?

Cho nên không thể đổ lỗi cho cái điện thoại được. Điện thoại ngày nay đã thừa tính “người”, thừa tế nhị; lại đủ tinh tế để giúp bạn tạo dựng hình ảnh cho mình trở thành một người văn minh biết tôn trọng người xung quanh, hay vẫn là một kẻ “ăn lông ở lỗ” không màng tới bất kỳ một kỹ năng giao tiếp.

(5.2005)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mặt trái của cuộc cách mạng kỹ thuật số

    09/04/2018Eric Schmidt và Jared Cohen, Phạm Vũ Lửa Hạ dịchBàn về mảng u ám của cách mạng kỹ thuật số khi bị các chế độ độc tài lợi dụng để theo dõi và đàn áp những người bất đồng chính kiến, đồng thời đề cập đến khả năng phe chống đối nhà nước chuyên quyền có thể vận dụng kỹ thuật số để tạo thay đổi tích cực, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn...
  • Trong khi người lớn Việt chăm chỉ lướt facebook, thì bố mẹ Do Thái dạy con biết quý thời gian thế này đây

    09/02/2017Thảo NguyênTrong xã hội hiện đại, kỹ năng quản lý là một loại kỹ năng không thể thiếu của những cá nhân tài năng trong môi trường quốc tế hóa. Và người Do Thái có kỹ năng quản lý cao hơn so với mặt bằng chung của thế giới một bậc...
  • Kỹ năng mềm - “bài toán khó” của người Việt trẻ

    28/11/2016Vũ Quỳnh HươngPhong cách sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... đó là những “kỹ năng” thuộc về tính cách, không mang tính chuyên môn, nhưng lại là cực kỳ cần thiết cho con người trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi.
  • Chúng ta đang "thừa" văn minh, thiếu văn hóa?

    02/08/2014Bùi Đình PhongPhân biệt văn minh với văn hóa chỉ là tương đối, vì đây là những khái niệm, tuy không đồng nhất, nhưng gần gũi, có liên quan mật thiết với nhau. Ngày nay người ta nói tới văn minh vật chất và văn minh tinh thần. Còn thông thường, nói tới văn minh người ta thiên về giá trị vật chất, còn văn hóa chứa cả giá trị vật chất và tinh thần. Văn hóa là nói tới phương thức sử dụng và giàu tính nhân bản. Văn minh hướng tới kỹ thuật, sự tiện lợi trong cuộc sống...
  • Sử dụng Ipad quá nhiều khiến trẻ mất kỹ năng sống

    03/05/2014Vân AnhMột tổ chức ở Anh mới cho biết, số lượng trẻ không có kỹ năng vận động cần thiết để chơi hay thực hiện các hoạt động thường ngày càng tăng. Nguyên nhân là do “nghiện” máy tính bảng và điện thoại thông minh...
  • Tỷ phú… kỹ năng sống

    06/05/2010Hà VânMột vị Giám đốc được cả nghìn người gọi là thầy, từ các cô cậu học trò còn đeo khăn quàng đỏ cho đến những bậc cao niên, từ sinh viên nghèo nhà thuê cơm bụi đến những doanh nhân xài xe bạc tỷ...
  • Rèn kỹ năng tự nhận thức

    22/12/2008Nguyễn Đăng Duy NhấtBài viết dưới đây sẽ làm rõ tầm quan trọng của sự tự nhận thức (self-awareness), đồng thời gợi ý một số kỹ thuật để nâng cao kỹ năng tự nhận thức. Kỹ năng này không chỉ giúp ích từng thành viên trong tổ chức mà còn tạo động lực để họ phát huy hết năng lực, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
  • 6 thói quen của một nhà quản lý thành công

    20/12/2007Giá trị của những "kỹ năng về con người" trong việc tổ chức quản lý đã được thừa nhận rộng rãi, nhưng đôi khi những kỹ năng này bị bỏ sót khi các doanh nghiệp xem xét về việc: "Chúng ta làm cách nào để những nhà quản lý có thể thực hiện tốt hơn vai trò của họ?". Nguyên nhân có thể là do các doanh nghiệp thường tập trung những khía cạnh chuyên môn trong công việc của một nhà quản lý vì nó dễ đào tạo. Và kết quả là, những doanh nghiệp này hướng những khóa đào tạo của họ vào việc lấp những lỗ hổng về kiến thức
  • xem toàn bộ