Trong khi người lớn Việt chăm chỉ lướt facebook, thì bố mẹ Do Thái dạy con biết quý thời gian thế này đây

05:20 CH @ Thứ Năm - 09 Tháng Hai, 2017

Trong xã hội hiện đại, kỹ năng quản lý là một loại kỹ năng không thể thiếu của những cá nhân tài năng trong môi trường quốc tế hóa. Và người Do Thái có kỹ năng quản lý cao hơn so với mặt bằng chung của thế giới một bậc...

Ảnh mang tính chất minh họa
.

Điểm mặt CEO của các công ty nổi tiếng toàn cầu, người Do Thái luôn chiếm vị trí ưu thế. Chẳng lẽ, con cháu của người Do Thái đều học qua Học viện Quản lý? Gia đình chính là nơi bồi dưỡng kỹ năng quản lý người Do Thái hiệu quả nhất.

Phương pháp giáo dục "nhận thù lao theo cơ chế thị trường" phổ biến của họ rèn luyện kỹ năng quản lý thông tin, kỹ năng quản lý giá thành, kỹ năng quản lý thời gian của con trẻ trên nhiều phương diện.

Cùng làm việc nhà và tham gia vào các kế hoạch đã trở thành trách nhiệm của con cái trong gia đình Do Thái. Bất kể việc to việc nhỏ trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đều cùng nhau bàn bạc, trao đổi. Việc lớn bao gồm chọn trường, chọn ngành, sắp xếp công việc trong gia đình, lập kế hoạch tương lai cho cả nhà, việc nhỏ thì như ngày hôm nay ăn những món gì, mọi người cùng đưa ra thực đơn của mình.

Hai kỹ năng quản lý quan trọng nhất được người Do Thái ưu tiên dạy con gồm:

Rèn luyện lỹ năng quản lý thông tin của con

Phần lớn phụ huynh châu Á, Việt Nam thường ôm đồm hết mọi việc vì cho rằng mình là người lớn trong nhà song các bà mẹ Do Thái không suy nghĩ vậy, họ cho rằng con cái cũng là người chủ nhỏ, có trách nhiệm tham gia vào việc quản lý gia đình, họ khuyến khích con em mình động não thu thập thông tin, bày mưu hiến kế cho gia đình, cả nhà cùng góp sức giải quyết.

Ví dụ các bậc cha mẹ Do Thái giao cho con toàn quyền xử lý kỳ nghỉ phép hàng năm.Con cái chịu trách nhiệm lập kế hoạch đi nghỉ cho cả nhà, chúng tự lên mạng thu thập thông tin liên quan đến địa điểm du lịch. Trong quá trình thu thập thông tin, bọn trẻ phải tiến hành sắp xếp, phân tích, quy nạp các thông tin về đặc điểm du lịch, báo giá và thời tiết của các nơi, cuối cùng hình thành một bản báo cáo nhỏ, thuyết trình trước cả nhà.

Phụ huynh Do Thái rất thích nhờ con cái làm "cây phả hệ" hoặc album ảnh gia đình. Để thu thập thông tin, bọn trẻ phải đi hỏi ông bà cảu chúng những chuyện từ xa xưa, sau đó diễn đạt lại bằng lời của mình, làm thành một cuốn album gia đình, kết hợp giữa hình ảnh và chữ viết, tặng người thân và bạn bè. Làm "cây phả hệ" sẽ rèn luyện tích cực cho kỹ năng quy nạp thông tin của trẻ.

Thậm chí có những bố mẹ Do Thái am hiểu về cổ phiếu còn chủ động hướng dẫn con em mình cùng chú ý tới những tin tức liên quan đến công ty đầu tư, cho chúng biết thông tin nào sẽ thúc đẩy cổ phiếu tăng giá hoặc giảm giá và làm ảnh hưởng tới khoản tiền đầu tư. Những phương pháp nhỏ này dường như rất đơn giản, bình thường, nhưng lại ẩn chứa dụng tâm giáo dục gia đình của người Do Thái, rèn luyện hiệu quả kỹ năng quản lý thông tin của con em họ.

Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian của con

"Nếu có 86.400 USD chuyển vào tài khoản của bạn hằng ngày và buộc phải tiêu hết trong ngày hôm ấy, bạn sẽ dử dụng số tiền này như thế nào?". Đây cũng là câu hỏi phụ huynh Do Thái dành cho con. Mỗi ngày mỗi chúng ta đều có 86.400 giây được chuyển vào tài khoản của mình. Đối diện với của cải lớn như vậy, bạn dự định sử dụng chúng như thế nào?

Trước khi rèn luyện kỹ năng quản lý tài sản cho trẻ, phụ huynh Do Thái thường dạy con em mình bài học đầu tư đầu tiên là đầu tư thời gian.

Họ nói cho trẻ biết, nếu con muốn giàu có thì nhất định phải đầu tư vào thứ có giá trị hơn vàng bạc, đó là thời gian. Hầu hết mọi người trên thế giới đều muốn trở nên giàu có, nhưng rất nhiều người không muốn đầu tư cho thời gian trước mắt. Họ viện cớ, tôi chưa có thời gian, tôi rất bạn, tôi phải làm việc…Những quan điểm và cách bào chữa thường thấy này là nguyên nhân lý giải tại sao thế giới chỉ có số ít người giàu.

Để dạy con quản lý thời gian hiệu quả, phụ huynh Do Thái trước hết làm con hiểu rõ 3 kiến thức thông thường. Thứ nhất, thời gian là tài sản hao mòn, thứ hai có việc nặng việc nhẹ, việc gấp gáp và việc thong thả, thứ ba, thời gian có tính phân loại. Cha mẹ có trách nhiệm dạy con trẻ phân bổ thời gian theo tính chất của sự việc, để cho chúng hiểu mình cần phải làm việc quan trọng trước và đặt ra thời gian cố định mỗi ngày để thực hiện những công việc dài hạn.

Nhiều người sẽ cho rằng để con gánh vác một số kế hoạch của gia đình chỉ làm mất thời gian của nó, thậm chí còn làm mệt óc con vì phải quản lý thời gian, sao phải tự chuốc lấy phiền hà? Thế nhưng truyền thống giáo đục gia đình của người Do Thái càng muốn tìm đến những sự phiền hà như vậy, quan niệm giáo dục gia đình của họ là đào tạo ra một nhân tài gắn kết với xã hội, chứ không phải là một học sinh học nghề chỉ biết đọc sách.

Chính vì vậy trẻ em Do Thái rất biết quý trọng thời gian. Bạn sẽ bất ngờ khi bước vào phòng của một cậu bé Do Thái được trang trí đặc sắc. Trên giường, rèm cửa sổ, giá treo quần áo, tủ, gương, tường… chỗ nào cũng dán kín các mẩu giấy đủ màu sắc và kiểu cách. Bên trên những mẩu giấy ấy ghi từ vựng và những câu thường sử dụng ngoại ngữ nào đó. Cậu bé không muốn thời gian trôi đi vô ích, dù chỉ một phút. Vì vậy trước lúc nhắm mắt ngủ, cậu đọc thầm mẩu giấy dán ở đầu giường, sáng hôm sau thức dậy, nó vừa mặc quần áo vừa đọc mẩu giấy dán trên tường, đến khi đi rửa mặt, mẩu giấy trên gương lại đập vào mắt nó.

Quản lý thời gian là một việc thú vị, nó có thể phát huy tác dụng kỳ diệu đối với sự phát triển của trẻ. Tổ chức và quản lý thời gian của mình một cách hợp lý giúp con bạn biết làm việc có trật tự, từ đó trẻ biết phân bổ thời gian, tinh thần và sức lực để làm việc hiệu quả và giải quyết các vấn đề gặp phải.

Thảo Nguyên (Theo Trí Thức Trẻ)

Nguồn:CafeBiz
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia giáo và thân giáo

    17/05/2019Giáp Văn DươngLàm người đã khó. Làm người để dạy người khác thành người còn khó hơn gấp bội. Vậy nên, “con nhà gia giáo” không chỉ là khắc khoải ở một làng quê, mà còn là một bảo đảm về chất lượng giáo dục…
  • “Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

    26/03/2018Ngựa HoangĐó là hai câu chuyện về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, hay nói khác hơn là câu chuyện về “văn hóa đọc” của hai dân tộc cách xa nhau cả về địa lý lẫn khoảng cách văn minh...
  • Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế ?

    19/03/2018Nguyễn Hải HoànhVì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế trên cả hai mặt lý thuyết và thực hành như vậy? Lịch sử đã chứng minh, yếu tố quyết định thành công của một dân tộc bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc ấy...
  • Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận

    02/02/2017Chi Mai thực hiệnGS. Trần Ngọc Thêm không ngần ngại gọi những giá trị mà chúng ta vẫn tự hào lâu nay – sự cần cù và hiếu học – là “huyền thoại".
  • Ghi chép về nét văn hóa Do Thái từ bữa ăn Passover

    31/05/2014Nguyễn Minh HiểnBữa ăn Passover lần này mang chủ đề Công lý xã hội, được đăt tên là Social Justice Seder. Seder có nghĩa là bữa ănđược xếp đặt theo tuần tự...
  • Bí quyết dạy con thành tài của người Do Thái

    03/07/2013Vương LinhChỉ hơn 13 triệu dân nhưng chiếm gần 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel, người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới. Một trong những “bí quyết” là dạy con biết vượt khó, làm việc nhà, liên tục đặt câu hỏi… từ nhỏ.
  • Quản lý thời gian hiệu quả

    03/05/2007Sưu tầmNếu như bạn thực sự nỗ lực nghiêm túc để nâng cao những kỹ năng quản lý thời gian của bản thân mình thì sẽ thấy ngay sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống.
  • Quản lý thời gian nơi công sở

    03/08/2006Hiền LêBạn làm việc từ 8h sáng nhưng đến mãi 6 đến 7h tối vẫn đang loay hoay với đống giấy tờ? Tổng kết một ngày làm việc, bạn thấy mình chẳng làm được việc gì nên hồn? Thế là đã có vấn đề trong việc xử lý quỹ thời gian của bạn rồi đấy.
  • Nguyên tắc SMART trong nghệ thuật quản lý thời gian hiệu quả

    06/07/2005Cuộc sống ngày nay với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt được kết quả cao trong công việc cũng như cân bằng được cuộc sống cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, với quỹ thời gian bất biến thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giải quyết hài hoà được việc này. Mỗi ngày có 24 tiếng, một tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày và một năm qua đi chỉ sau 365 ngày. Nhưng luôn luôn chúng ta cảm thấy thời gian đó chưa đủ và ta như những kẻ mắc tội đánh cắp thời gian của gia đình và cá nhân. Vậy thì tại sao trong một chứng mực thời gian nhất định, có người chẳng làm nên trò trống gì trong khi một số người làm được vô khối việc lớn lao to tát?
  • xem toàn bộ