Chủ nghĩa cá nhân
“Một xã hội tốt nên là xã hội tạo điều kiện để mỗi người trong đó được sống đúng là mình. Tập hợp các cá nhân không hạnh phúc không thể tạo thành một xã hội hạnh phúc được”...
Theo “Từ điển Cambridge”, chủ nghĩa cá nhân (individualism) là tư tưởng mà mỗi người nên nghĩ và hành động một cách độc lập chứ không phụ thuộc vào người khác.
Theo wikipedia, chủ nghĩa cá nhân là một ý tưởng về đạo đức, một triết lý chính trị, một tư tưởng hay là một thái độ xã hội nhấn mạnh vào giá trị đạo đức của mỗi cá nhân.
Rất phổ biến trong xã hội chúng ta cho rằng chủ nghĩa cá nhân là xấu. Vậy nó có xấu?
Đây là một câu trả lời cho câu hỏi “Chủ nghĩa cá nhân là tốt hay xấu?” trên yahoo answers (bằng tiếng Anh):
“Không bao giờ chủ nghĩa cá nhân là xấu cả. Nếu chủ nghĩa cá nhân được một vài người cho là xấu, thì người đó có vấn đề nghiêm trọng với bản thân.
Liệu bạn có muốn mắc kẹt với các quy tắc của bố mẹ bạn, hay là muốn độc lập và trở thành người lãnh đạo bản thân? Trở thành một cá thể chính là thành công trong cuộc sống.
Chủ nghĩa cá nhân giúp bạn trở nên gắn kết hơn với bản thân mình, giúp bạn tìm thấy sở thích và niềm đam mê của mình, giúp bạn phát triển sản phẩm mang dấu ấn của cá nhân bạn mà chưa từng ai tạo ra trước đó, bởi vì mỗi cá thể có duy nhất một bộ nhiễm sắc thể và đặc điểm cá nhân.
Không may là chủ nghĩa cá nhân khá hiếm hoi trong xã hội, và tôi thường xuyên nhìn thấy sự thiếu thốn đó trong trường mình. Thật là thất vọng khi nhìn thấy điều này mỗi ngày. Tôi hy vọng rằng ai đó, có thể là bạn, có thể dừng điều đó lại và làm thế giới này trở nên tốt đẹp hơn”.
Xét cho cùng, xã hội là tập hợp các cá nhân, mục tiêu của xã hội nên là mỗi cá nhân đều cảm thấy hạnh phúc, mỗi cá nhân được phát triển đúng sở trường của bản thân mình. Một xã hội tốt nên là xã hội tạo điều kiện để mỗi người trong đó được sống đúng là mình. Tập hợp các cá nhân không hạnh phúc không thể tạo thành một xã hội hạnh phúc được.
.
Nếu xã hội mà tất cả mọi người đều đi theo một khuôn mẫu, thì xã hội đó sẽ trở thành xã hội chết: không sáng tạo, không phát minh, không âm nhạc, không nghệ thuật. Tất cả các sản phẩm làm cho một xã hội trở nên đáng sống sẽ biến mất.
Nếu một xã hội mà cái chung mà mâu thuẫn với cái riêng chính đáng, thì xã hội ấy chắc chắn đang sai lầm.
Việc yêu cầu một người hy sinh cái riêng vì cái chung là việc đi ngược lại nguyên tắc mang lại hạnh phúc cho mọi người.
Câu hỏi là: Thế nào là cái riêng chính đáng?
Cái riêng chính đáng thay đổi liên tục trong lịch sử. Thời phong kiến yêu nhau cầm tay nhau không gọi là chính đáng, nhưng hiện tại là chính đáng.
Như vậy, câu hỏi nên là: Làm sao để càng nhiều người cảm thấy hạnh phúc càng tốt?
Đạo đức có phải là câu trả lời? Có lẽ là không. Đạo đức là phạm trù cá nhân, nó khác nhau giữa người này với người khác giống hệt như bản thân các cá nhân ấy vậy. Hơn nữa, khái niệm đạo đức thay đổi liên tục theo thời gian với tốc độ rất nhanh. Có những tiêu chuẩn đạo đức của người này không hề được người khác công nhận, và ngược lại.
Vậy cái gì sẽ là tiêu chuẩn? Đấy là pháp luật.
Pháp luật là các quy tắc mà bản thân con người đặt ra, với sự đồng thuận cao của nhiều người, nhằm dung hòa cá nhân này và cá nhân khác. Để đảm bảo ý thích cá nhân của mình không xâm phạm người khác, cũng như ý thích cá nhân của người khác không làm hại đến bản thân mình, thì con người cần tuân theo pháp luật. Cho đến khi mỗi người không làm sai pháp luật, thì người đó nên được làm bất kỳ điều gì họ muốn.
Pháp luật cũng rất uyển chuyển, và được thay đổi liên tục để phù hợp với cuộc sống. Luật pháp về cơ bản thay đổi theo hướng càng ngày càng nhiều người được hạnh phúc hơn, được là mình hơn. Như luật về hôn nhân đồng tính là một ví dụ, nó cho phép những người đồng tính được sống là chính mình, và điều này rõ ràng chẳng ảnh hưởng gì đến hạnh phúc của những người dị tính còn lại.
Vì pháp luật nên bảo đảm được nhiều người được hạnh phúc nhất có thể, nên số quy tắc nên ít nhất có thể. Một xã hội mà làm gì cũng bị cấm, thì xã hội ấy chắc chắn không thể có nhiều người hạnh phúc được.
Pháp luật đã sinh ra thì mọi người đều phải tuân theo nó. Nếu ai đấy không vừa ý với một điều nào, và có lý lẽ hợp lý để thay đổi điều luật đó thì hãy bắt đầu vận động, chứng minh rằng điều luật ấy là có vấn đề, để nhiều người cùng muốn đổi chúng. Khi nhiều người cùng muốn thay đổi chúng, thì luật nên được thay đổi.
Như vậy, một xã hội tốt, theo nghĩa bảo đảm người dân ở đấy được hạnh phúc, nên là xã hội có pháp quyền. Ở đó, mọi điều không thể thỏa thuận giữa các cá nhân, tập thể, thì nên được mang ra tòa, và cùng nhau dùng luật giải quyết.
Một xã hội mà các cá nhân có xu hướng hành động theo nguyên tắc đạo đức mà không theo nguyên tắc pháp luật thì không phải là xã hội pháp quyền. Khi đó, đạo đức cá nhân của kẻ mạnh sẽ có xu hướng lấn át đạo đức cá nhân của những người còn lại, mà kẻ mạnh luôn là số ít, vì thế số người không hạnh phúc sẽ là số nhiều, và xã hội ấy không phải là xã hội tốt.
Chủ nghĩa cá nhân không có gì là mâu thuẫn với sự phát triển chung của xã hội. Ngược lại, nếu một xã hội không tôn trọng cá nhân, thì chính xã hội ấy mới nên phải thay đổi.
Nếu xã hội mà tất cả mọi người đều đi theo một khuôn mẫu, thì xã hội đó sẽ trở thành xã hội chết: không sáng tạo, không phát minh, không âm nhạc, không nghệ thuật. Tất cả các sản phẩm làm cho một xã hội trở nên đáng sống sẽ biến mất.
Nếu một xã hội mà cái chung mà mâu thuẫn với cái riêng chính đáng, thì xã hội ấy chắc chắn đang sai lầm.
Việc yêu cầu một người hy sinh cái riêng vì cái chung là việc đi ngược lại nguyên tắc mang lại hạnh phúc cho mọi người.
Câu hỏi là: Thế nào là cái riêng chính đáng?
Cái riêng chính đáng thay đổi liên tục trong lịch sử. Thời phong kiến yêu nhau cầm tay nhau không gọi là chính đáng, nhưng hiện tại là chính đáng.
Như vậy, câu hỏi nên là: Làm sao để càng nhiều người cảm thấy hạnh phúc càng tốt?
Đạo đức có phải là câu trả lời? Có lẽ là không. Đạo đức là phạm trù cá nhân, nó khác nhau giữa người này với người khác giống hệt như bản thân các cá nhân ấy vậy. Hơn nữa, khái niệm đạo đức thay đổi liên tục theo thời gian với tốc độ rất nhanh. Có những tiêu chuẩn đạo đức của người này không hề được người khác công nhận, và ngược lại.
Vậy cái gì sẽ là tiêu chuẩn? Đấy là pháp luật.
Pháp luật là các quy tắc mà bản thân con người đặt ra, với sự đồng thuận cao của nhiều người, nhằm dung hòa cá nhân này và cá nhân khác. Để đảm bảo ý thích cá nhân của mình không xâm phạm người khác, cũng như ý thích cá nhân của người khác không làm hại đến bản thân mình, thì con người cần tuân theo pháp luật. Cho đến khi mỗi người không làm sai pháp luật, thì người đó nên được làm bất kỳ điều gì họ muốn.
Pháp luật cũng rất uyển chuyển, và được thay đổi liên tục để phù hợp với cuộc sống. Luật pháp về cơ bản thay đổi theo hướng càng ngày càng nhiều người được hạnh phúc hơn, được là mình hơn. Như luật về hôn nhân đồng tính là một ví dụ, nó cho phép những người đồng tính được sống là chính mình, và điều này rõ ràng chẳng ảnh hưởng gì đến hạnh phúc của những người dị tính còn lại.
Vì pháp luật nên bảo đảm được nhiều người được hạnh phúc nhất có thể, nên số quy tắc nên ít nhất có thể. Một xã hội mà làm gì cũng bị cấm, thì xã hội ấy chắc chắn không thể có nhiều người hạnh phúc được.
Pháp luật đã sinh ra thì mọi người đều phải tuân theo nó. Nếu ai đấy không vừa ý với một điều nào, và có lý lẽ hợp lý để thay đổi điều luật đó thì hãy bắt đầu vận động, chứng minh rằng điều luật ấy là có vấn đề, để nhiều người cùng muốn đổi chúng. Khi nhiều người cùng muốn thay đổi chúng, thì luật nên được thay đổi.
Như vậy, một xã hội tốt, theo nghĩa bảo đảm người dân ở đấy được hạnh phúc, nên là xã hội có pháp quyền. Ở đó, mọi điều không thể thỏa thuận giữa các cá nhân, tập thể, thì nên được mang ra tòa, và cùng nhau dùng luật giải quyết.
Một xã hội mà các cá nhân có xu hướng hành động theo nguyên tắc đạo đức mà không theo nguyên tắc pháp luật thì không phải là xã hội pháp quyền. Khi đó, đạo đức cá nhân của kẻ mạnh sẽ có xu hướng lấn át đạo đức cá nhân của những người còn lại, mà kẻ mạnh luôn là số ít, vì thế số người không hạnh phúc sẽ là số nhiều, và xã hội ấy không phải là xã hội tốt.
Chủ nghĩa cá nhân không có gì là mâu thuẫn với sự phát triển chung của xã hội. Ngược lại, nếu một xã hội không tôn trọng cá nhân, thì chính xã hội ấy mới nên phải thay đổi.
Hà Linh, từ Toulouse (Pháp)
Nguồn:Nhịp cầu thế giới
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015