Ralph breaks the Internet - Bản chất của Internet và con người
Ralph breaks the Internet (tạm dịch: Ralph phá đảo Internet) có thể chỉ là một phim hoạt hình vui nhộn cho trẻ thơ, nếu không có những phiếm dụ sâu xa về sự thay đổi của con người trước Internet...
Ralph và Vanellope - hai nhân vật từ trò chơi điện tử bước vào thế giới Internet, nơi hình ảnh con người trở nên thô ráp, vuông vức và thiếu vắng xúc cảm - Ảnh: IMDb
.
Ralph phá đảo Internet lấy bối cảnh 6 năm sau khi phần 1 Wreck-It Ralph(2012) khép lại, anh chàng to lớn Ralph và cô bé Vanellope trong chiếc máy game thùng vẫn là bạn thân của nhau ngần ấy năm.
Thế nhưng, một sự cố xảy ra với trò chơi của Vanellope đã khiến cô bé và Ralph phải thực hiện chuyến phiêu lưu vào không gian mạng với hàng loạt trò chơi, mạng xã hội lạ lẫm. Từ đó, những trúc trắc trong mối quan hệ của cả hai cũng dần xuất hiện.
Wreck it Ralph 2 trở lại với thế giới Internet muôn màu
Ralph phá đảo Internet lấy bối cảnh 6 năm sau khi phần 1 Wreck-It Ralph(2012) khép lại, anh chàng to lớn Ralph và cô bé Vanellope trong chiếc máy game thùng vẫn là bạn thân của nhau ngần ấy năm.
Thế nhưng, một sự cố xảy ra với trò chơi của Vanellope đã khiến cô bé và Ralph phải thực hiện chuyến phiêu lưu vào không gian mạng với hàng loạt trò chơi, mạng xã hội lạ lẫm. Từ đó, những trúc trắc trong mối quan hệ của cả hai cũng dần xuất hiện.
Vượt ra khỏi ranh giới những tình huống hài hước, xúc động đan xen trong phim, Ralph phá đảo Internet của hai đạo diễn Rich Moore, Phil Johnston dường như lại đang đặt ra những câu hỏi lớn hơn về bản chất con người và Internet.
Trong khi Ralph và Vanellope đang loay hoay tìm lại ước mơ, mục đích thật sự của mình trong một không gian Internet quá đỗi rộng lớn thì ngăn trở giữa họ là sự vô tâm của những con người ngồi đằng sau màn hình máy tính.
Phim khắc họa diễn biến nội tâm của Ralph và Vanellope - hai nhân vật vốn chỉ hiện diện trong những trò chơi điện tử - càng rõ nét thì hình ảnh con người càng trở nên thô ráp, vuông vức và thiếu vắng xúc cảm.
Từ Internet nhìn ra thế giới bên ngoài, con người cũng chẳng khác gì những cỗ máy mà đơn vị tình cảm chỉ được đo đếm bằng những nút tương tác trên mạng xã hội cùng lời bình phẩm chua chát.
.
Hai đạo diễn Rich Moore, Phil Johnston đã mô tả Internet như một không gian hỗn loạn của quảng cáo, thông tin, xu hướng…
Nghịch lý là trong thế giới ấy, nhân vật của các trò chơi điện tử dù cổ điển hay hiện đại cũng đều đang giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn.
Phim có lẽ là minh chứng rõ nét nhất cho sự thay đổi của con người, rằng suốt một khoảng thời gian dài tiếp xúc với Internet, loài người đã tạo ra những nhân vật có cảm xúc chân thật hơn chính cả bản thân họ trong đời sống thực, hoặc nói cách khác, con người đã không còn giữ được chính mình trước sự bủa vây của không gian mạng.
So với những bộ phim đặc tả không gian công nghệ với sự nặng nề, u uất thì Ralph phá đảo Internet cho người xem một cái nhìn nhẹ nhàng hơn về thế giới Internet.
.
Thế nhưng, nhiều chi tiết của phim không hề mang đến cho khán giả cảm giác dễ chịu thường thấy của một bộ phim hoạt hình.
Sự xuất hiện của những con virút trong không gian mạng có thể là nguyên nhân khiến mối quan hệ giữa Ralph và Vanellope phải tan vỡ nhưng cũng có thể là cơ hội để con người lại gần bên nhau trong thế giới thực.
Không chỉ đặt ra câu hỏi về sự thay đổi của con người, bộ phim còn khiến người xem bất giác hoài niệm về những chiếc máy game thùng giờ đây đã bị xếp xó trong quá khứ để nhường chỗ cho các trò chơi trên Internet.
Nhìn lại những năm 1980, bộ phim Tron ra đời khi Internet chỉ mới ở thuở sơ khai. Lúc ấy, đạo diễn Steven Lisberger đã lộ rõ sự lo sợ của mình trước ý nghĩ những nhân vật trong trò chơi điện tử có thể sẽ thoát ra thế giới thật để thống trị loài người.
Viễn cảnh ấy hẳn sẽ rất đáng sợ bởi nhân vật trong trò chơi điện tử luôn có sức mạnh phi thường và sở hữu trọn vẹn tính cách háo thắng của người chơi.
Vậy mà 36 năm sau ngày phim Tron ra mắt, Ralph phá đảo Internet đã đảo ngược toàn bộ viễn cảnh của đạo diễn Steven Lisberger và khiến người xem phải day dứt khi nhìn lại thái độ của con người với thế giới mạng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015