Bài hát Nga "Trận đánh cuối cùng" (Последний Бой)
Xin gửi tới anh Minh bài: Trận đánh cuối cùng, một bài Nga hát rất hay về người lính với giọng của Trọng Tấn. Cũng như người lính Nga, khi cần người Việt Nam cũng ngẩng cao đầu để bước vào trận đánh quyết định bảo vệ quê hương:
”Vì tổ quốc hy sinh, đừng đắn đo chi hỡi người đồng chí.
Để chết cho quê hương, trong vinh quang có gì sợ hãi đâu.”
(Lê Tự Minh dịch)
.
Bài hát được dịch để dành tặng cho người bạn cùng lớp, cùng giường của thời đi học. Tôi nhớ những buổi chiều đến thăm các cô giáo trẻ, bạn tôi cứ lẩm nhẩm: Последний бой - он трудный самый, chẳng rõ vì đang tập hát hay để lấy tinh thần. Tháng năm đi qua nay bạn tôi đã mang quân hàm trung tướng không hiểu mỗi lần gặp khó khăn bạn tôi có còn lẩm nhẩm: Последний бой - он трудный самый nữa không?
.
.
Xe tăng Liên Xô những ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai
.
Trong số bạn bè yêu bài hát Nga, tôi rất quý anh Lê Tự Minh là người đã chuyển thể một số bài hát Nga sang tiếng Việt mà nhiều người chúng ta biết đến như: “Ôi, hoa kalina đang nở” hay “Kính chào mẹ”. Hôm qua, anh có hỏi tôi về xuất xứ của bài hát “ПОСЛЕДНИЙ БОЙ - TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG”. Tôi có hỏi lại và được biết nhân ngày thành lập quân đội nhân dân vừa qua, anh đã chuyển thể xong bài hát này sang tiếng Việt và đã trình bày cho các cựu tướng lĩnhcủa học viện kỹ thuật quân sự, được mọi người rất tán thưởng.
.
Để đáp ứng yêu cầu của anh Lê Tự Minh tôi tìm và giới thiệu phần xuất xứ của bài hát này, xin được giới thiệu cùng các bạn phần phỏng vấn sau:
“- Mikhail Ivanovich, xin ông hãy cho chúng tôi biết về việc sáng tác ra bài hát "Trận chiến cuối cùng"
- Trong những năm chiến tranh tôi như một đứa trẻ sống trong sân của bệnh viện quân đội Yauzsky. Mẹ tôi – y tá trưởng trong phòng mổ, suốt ngày đêm làm việc liên tục trong bệnh viện, và tôi cũng ở đó. Tôi thấy rõ cuộc chiến ở ngay trước mắt mình, bởi vì từ tiền phương đưa về những người bị thương, những người cụt chân tay, gãy chân gãy tay.
Tôi nhớ những cựu chiến binh được buộc bằng những dây săm xe, những thanh nẹp cố định, đủ mọi thứ gậy, nạng. Nỗi đau không dứt, nhưng không hề có một người nào bực bội. Cựu chiến binh luôn vui cười, và đùa tếu. Họ đã nói chuyện rất nhiều và tôi nghe được những câu chuyện của họ cùng với xuất xứ của mỗi chuyện.
.
Chính tại nơi đây tôi bắt đầu biểu diễn. Tôi được đặt lên một chiếc ghế, tôi đọc thơ, hát những bài dân ca, ca dao, nhảy múa. Tôi nhớ có một bàn tay ai đó đột nhiên chìa ra cho tôi mẩu bánh mì hay cục đường. Mọi người đã nói với nhau đủ thứ chuyện, nhưng không hề nói về chiến tranh, toàn những người tốt, những người cao thượng. Còn cha tôi là Ivan Petrovich chiến đấu tại Rzhev, bị thương, bị bắt làm tù binh. Ông đã sống qua hai trại tập trung - Dachau và Buchenwald, rồi thần kỳ sống sót trở về.
.
Đối với tôi, đề tài chiến tranh rất gần gũi. Sau nhiều thập kỷ từ những câu chuyện của các cựu chiến binh đã ra đời bài hát "Trận chiến cuối cùng" đó là vào năm 1968, và hình thành hình ảnh của người trung úy Yartsev trong phim "Giải phóng"..."
Tác giả bài hát Михаил Ножкин
.
ПОСЛЕДНИЙ БОЙ -TRẬN ĐÁNHCUỐICÙNG
(Nhạc và lời: Михаил Ножкин)
Мы так давно, мы так давно не отдыхали.
Нам было просто не до отдыха с тобой.
Мы пол-Европы по-пластунски пропахали,
И завтра, завтра, наконец, последний бой.
Ещё немного, ещё чуть-чуть...
Последний бой - он трудный самый.
А я в Россию, домой хочу,
Я так давно не видел маму!
Нам было просто не до отдыха с тобой.
Мы пол-Европы по-пластунски пропахали,
И завтра, завтра, наконец, последний бой.
Ещё немного, ещё чуть-чуть...
Последний бой - он трудный самый.
А я в Россию, домой хочу,
Я так давно не видел маму!
Четвёртый год нам нет житья от этих фрицев,
Четвёртый год солёный пот и кровь рекой.
А мне б в девчоночку хорошую влюбиться,
А мне б до Родины дотронуться рукой.
Ещё немного, ещё чуть-чуть...
Последний бой - он трудный самый.
А я в Россию, домой хочу,
Я так давно не видел маму!
Четвёртый год солёный пот и кровь рекой.
А мне б в девчоночку хорошую влюбиться,
А мне б до Родины дотронуться рукой.
Ещё немного, ещё чуть-чуть...
Последний бой - он трудный самый.
А я в Россию, домой хочу,
Я так давно не видел маму!
Последний раз сойдёмся завтра в рукопашной,
Последний раз России сможем послужить.
А за неё и помереть совсем не страшно,
Хоть каждый всё-таки надеется дожить!
Ещё немного, ещё чуть-чуть...
Последний бой - он трудный самый.
А я в Россию, домой хочу,
Я так давно не видел маму!
Последний раз России сможем послужить.
А за неё и помереть совсем не страшно,
Хоть каждый всё-таки надеется дожить!
Ещё немного, ещё чуть-чуть...
Последний бой - он трудный самый.
А я в Россию, домой хочу,
Я так давно не видел маму!
*Фрицев:Dùng để gọi những người Đức chiến đấu trong hàng ngũ của quân Hitle thời gian từ 1941- 1945, chống lại Liên xô
“ПОСЛЕДНИЙБОЙ -TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG”
(Nhạc và lời: Михаил Ножкин, dịchlời Việt: Lê Tự Minh)
(Nhạc và lời: Михаил Ножкин, dịchlời Việt: Lê Tự Minh)
Ngày tháng trôi mau, đời lính chúng tôi nhiều những nỗi gian lao.
Dù có hy sinh, lòng thấy vinh quang con đường người lính
Đường chúng tôi đi, qua khói bom, căm hờn đang nấu nung.
Nhưng mai thôi, mai thôi không lâu đâu ta vào trận cuối.
Chỉ còn trận cuối cùng, trận cuối nữa thôi,
Hãy tiến lên đi, dù khó nhất trong đời.
Tôi bỗng mong ước sao, về với quê nhà,
Từ đã rất lâu, chẳng gặp mẹ kính yêu.
Tôi bỗng mong ước sao, về với quê nhà,
Từ đã rất lâu, chẳng thấy mẹ kính yêu
Ngày tháng trôi mau, đời lính gian lao, nào có đắn đo chi.
Dòng máu em thơ, còn nóng trong tôi trên đường chiến đấu.
Lòng nhớ cô gái dịu hiền, nơi xa bao ngày đang ngóng trông.
Tôi mơ đất nước hòa bình, rực rỡ hoa, cờ chào đón.
Chỉ còn trận cuối cùng, trận cuối nữa thôi,
Hãy tiến lên đi, dù khó nhất trong đời.
Tôi bỗng mong ước sao, về với quê nhà,
Từ đã rất lâu, chẳng gặp mẹ kính yêu.
Tôi bỗng mong ước sao, về với quê nhà,
Từ đã rất lâu, chẳng thấy mẹ kính yêu
Trận đánh hôm nay, dù biết gian nguy, cùng tiến lên đi
Vì tổ quốc hy sinh, đừng đắn đo chi hỡi người đồng chí.
Để chết cho quê hương, trong vinh quang có gì sợ hãi đâu.
Ta hiên ngang trước kẻ thù và khát khao về cuộc sống.
(Chỉ còn trận cuối cùng, trận cuối nữa thôi,
Hãy tiến lên đi, dù khó nhất trong đời.
Tôi bỗng mong ước sao, về với quê nhà,
Từ đã rất lâu, chẳng gặp mẹ kính yêu.
Tôi bỗng mong ước sao, về với quê nhà,
Từ đã rất lâu, chẳng thấy mẹ kính yêu)2
.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)