5 cách để giúp ta được may mắn
Tại sao có người may mắn hơn người khác? Đó là câu hỏi mà người ta vẫn đặt ra, ngay cả cho những nhà tâm lý học, những người hay đánh bạc và các nhà đầu tư. Tác giả viết như sau:
Tôi nhận xét thấy có năm sự khác biệt cho những người có nhiều may mắn mà không thấy rõ rệt ở những người xui xẻo. Vậy nên tôi tin tưởng là ta có thể gặp may mắn nếu biết sửa đổi cách xử sự.
Kết bạn với nhiều người
Thường những người may mắn giao tiếp rất rộng, nên có nhiều bạn hữu và người quen. Có nhiều bạn rất hữu ích cho sự phát triển nghề nghiệp. Một giám đốc nhân sự tuyển dụng nhân viên cao cấp công nhận rằng, lý do mà người này nhận được chức vụ đó thay vì một người khác là vì người này có nhiều bạn hữu và người quen. Họ là mối dây liên lạc giữa nhà tuyển dụng và người muốn tìm việc làm.
Những người gặp nhiều may mắn là những người thích sống với xã hội. Họ vui lòng nói chuyện với mọi người không quen biết, tính tình họ dễ dãi, hiếu khách.
Giao thiệp rộng bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Một số người sẽ đi qua đời họ, nhưng một vài trong số sẽ trở lại và có thể đem lại cho họ sự may mắn.
Nên theo giác quan của mình
Giác quan hướng dẫn bạn theo một công thức đã ghi nhận và tiên liệu trong tiềm thức của bạn.
Sự phát đạt tột bực của ông Conard Hilton trong hệ thống khách sạn là nhờ ở hiện tượng đó.
Bằng chứng là một khách sạn cũ kỹ ở Chicago được đem bán đấu giá. Ai muốn mua phải ghi số tiền mình đề nghị vào một mảnh giấy để vào phong bì dán kín và sẽ được công khai vào ngày đã ấn định. Ông Hilton bỏ thầu với số tiền 165.000 đôla. Đêm đó, ông không sao ngủ được và linh tính là số tiền đó không thể mua được. Ông bèn tăng số tiền đề nghị lên 180.000 đô la. Quả nhiên ông mua được trên một người trả giá 179.000 đô la.
Việc tính toán dựa theo những sự việc hiện hữu, nhưng cũng nên theo sự thúc đẩy của tiềm thức. Nếu ta chỉ quyết định một cách khoa học theo những sự việc đã diễn tả bằng lời nói và mình biết thì chẳng khác gì tìm một giếng dầu hỏa với một cái khoan mà bề dài chỉ có một thước, trong khi mỏ dầu thật lớn lại nằm sâu trong lòng đất.
Tuy nhiên phải tin tưởng ở linh tính tới mức nào? Một chuyên viên về hối đoái, đã làm giàu bằng cách; “Tôi tự hỏi đã sưu tầm đầy đủ những tài liệu để nghiên cứu vấn đề chưa? Nếu tôi tự cho là đủ rồi và linh tính thúc đẩy thực hành thì tôi nghe theo. Nhưng coi chừng. Cần phải phòng bị hai sự việc sau đây. Thứ nhất cách thức này không thể áp dụng cho việc chơi sổ xố và đánh bạc, vì đó là những lĩnh vực mà kinh nghiệm không giải quyết được. Thứ hai, người ta đã làm hứng khởi với khát vọng, rồi nghe theo sự thèm muốn của mình mà hỏng việc.”
Gan dạ
Sự giàu có thường đến với những người gan dạ, ít khi tới với những người nhút nhát. Gan dạ và thành công thường tương trợ nhau. Hai nguyên tắc cần phải theo là:
• Phải sẵn sàng đổi cách sinh hoạt nếu dịp may tiến tới
Không nên lầm gan dạ với táo bạo. Tung cả tài sản mình vào một vụ làm ăn có vẻ hào nhoáng mà không chắc chắn là táo bạo. Trái lại chấp nhận một việc mà người ta hơi sợ như đi vào một địa hạt xa lạ, đó là gan dạ.
Jean Paul Getty, tỷ phú dầu hỏa ở Mỹ đã gặp nhiều may mắn, thường hay đổi chí hướng trong thiên thời. Vào trường đại học với ý định trở thành nhà văn, rồi lại trở qua ngành ngoại giao. Nhưng khi vừa học xong, vừa đúng lúc có phong trào tìm kiếm dầu hỏa, ông ta liền thử thời vận may. Ông kiếm một số tiền khi đi làm với những người đi tìm mỏ dầu, và thỉnh thoảng vẫn phải vay thân sinh, một nhà tỷ phú về dầu hỏa. Ông Getty gan dạ nhưng không táo bạo vì ông không bao giờ lao đầu vào việc gì có thể làm ông sạt nghiệp. Bước đầu, sự may mắn có vẻ không tới với ông, cho đến năm 1916, khi ông làm chủ được một giếng dầu quan trọng. Người ta thường hỏi làm sao ông biết được giếng ấy có nhiều dầu như thế. Ông không thể biết được. Sau khi thu thập đủ tài liệu, nghiên cứu tại chỗ địa thế, hỏi các nhà chuyên môn, ông đã có linh tính nơi này là tốt. Còn việc có dầu hay không thì không thể đoán được.
Tìm dầu mỏ cũng như việc đi lấy vợ hay mua một chiếc xe hơi, cũng có sự bất trắc, phải chấp nhận, mọi việc đều có phần nào ngẫu nhiên. Nhưng nếu cứ đợi, để biết là mình sẽ thành công rồi mới hành động, thì không làm gì được cả.
• Biết hạn chế khi thiệt hại xẩy ra
Một đặc tính của những người mà ta cho là gặp nhiều may mắn là họ biết tự ngưng ngay lại khi bắt đầu tình trạng suy sụp. Điều này có vẻ dễ dàng mà nhiều người đã không có nghị lực để vượt 2 trở ngại về tình cảm.
Trước hết rất khó mà nhận là mình lầm lỗi. Người ta không ai hiểu biết hơn ông Gerald Loeb, một chuyên viên về hối đoái và rất tài giỏi trong sự hạn chế việc thua lỗ. Tại sao vậy? Mỗi khi giá một trái khoán hạ từ 10% đến 15% thấp hơn so với thời điểm mua, ông Loeb khuyên nên bán ngay đi, dù lỗ hay lãi. Ông không bảo thế là lãi, nhưng bảo đảm là không bị lỗ to.
Trở ngại thứ hai là từ bỏ hẳn việc đang làm, dù là đang đầu tư tiền bạc hay ái tình. Vậy nên biết chấp nhận những sự thiệt hại nhỏ để cho một số lợi lớn hơn là kế hoạch cốt yếu của những người may mắn. Một tỷ phú chủ ngân hàng ở Thụy Sĩ tóm tắt ý tưởng này như sau:
“Nếu ta chống nhau với một con hổ, nó kéo ta rất khỏe ở đầu dây bên kia. Nếu cảm thấy nó khỏe hơn ta, thì hãy buông tay để khỏi mất cả một cánh tay cùng với sợi giây mà ta có thể mua được bất cứ lúc nào”.
Cần mẫn
Đa số những người gặp may mắn thường có nhận xét sáng suốt là họ có thể bị thất bại. Họ luôn luôn đề cao cảnh giác, như vậy để giữ được can đảm, nghị lực. Ông Paul Getty kể rằng khi làm việc gì quan trọng, ông ta phải nghĩ ngay đến cách đối phó nếu gặp khó khăn. Ông Loeb rất khôn khéo cũng có quan điểm như vậy. Về lĩnh vực chứng khoán, sự chủ quan có thể giết ta.
Mặc cảm của người “hèn” có thể tóm lược bằng hai định luật cốt yếu.
Định luật thứ nhất là của ông Murphy:
Nếu có sự trở ngại, tất nhiên nó sẽ xẩy ra. Đừng bao giờ cho mình là kẻ tốt số. Khi người ta hình như là đang gặp vận hên lại là lúc mình dễ bị sự xui xẻo “dập” tan nát. Sự cao ngạo làm ta không nghe thấy chuông báo động rằng mình có thể bị quật ngã mà không thể chống lại được.
Định luật thứ hai là của bà Mittchell, vợ của một cựu chưởng lý ở Hoa Kỳ
Đời người như một bánh xà bông. Khi người ta tưởng đang nắm chặt nó trong tay thì nó lại tuột mất. Khi người ta gặp may thì thường không kiểm soát được cuộc đời của họ, họ tự nhập vào hoàn cảnh bất trắc, trong khi đó những người xui xẻo lại có vẻ không tin như vậy.
Rút từ hai định luật của Murphy và Mithell, đó là một lời khuyên ta nên khôn khéo. Không nên đặt mình vào một tình trạng mà không phòng bị lối thoát nếu sự việc trở nên khó khăn.
Vậy nên ta có thể kết luận rằng định luật bi quan của Murphy và Mitchell có một “hệ luận” lạc quan là:
“Nếu được êm đẹp, đừng có bàn cãi gì nữa”.
Nói một cách khách quan hơn là “Nếu sự may mắn tới, nên nắm ngay lấy nó”.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáBàn về Nguyên khí, Dương khí & Âm khí
08/12/2009Nguyễn Tất Thịnh