12 nguyện lớn của đức Phật Dược Sư

03:57 CH @ Thứ Sáu - 21 Tháng Hai, 2020

Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào bị xử trị oan ức bởi luật nước bạo tàn, bị tù ngục gông cùm, tra tấn hành hạ, hoặc bị tai nạn nguy hiểm, đạo tặc chém giết...

Phật Dược Sư (tiếng Phạn: bhaiajyaguru; chữ Hán: 藥師佛; nghĩa là "vị Phật thầy thuốc"), còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Phật (藥師琉璃光佛), Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Dược Sư Như Lai, Dược Sư Lưu Ly Như Lai, Đại Y Vương Phật, do bổn nguyện của ngài là "Cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh" cho nên còn có tên Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía Đông (là cõi Tịnh Lưu ly). Tượng của vị Phật Dược Sư được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay mặt giữ Ấn thí nguyện.


Nam mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Phật Dược Sư thường được thờ cùng với Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà.

.

Trong kinh Dược Sư Bổn nguyện công đức, Đức giáo chủ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã giới thiệu cho chúng ta thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư cùng những công hạnh và nguyên lực rộng lớn của Ngài. Đó là phương thức tối diệu để chỉ cách cho chúng ta một cảnh giới huy hoàng mà trong đó mọi người sẽ tìm được niềm vui bất diệt!

.

12 Nguyện Lớn của đức Phật Dược Sư:

.

1. Nguyện sau khi thành Phật, tự thân tôi sẽ có ánh sáng rực rỡ, chiếu tỏa khắp vô số thế giới, và tôi sẽ dùng thân tướng trang nghiêm đó hóa độ chúng sinh, khiến cho tất cả đều có được thân tướng trang nghiêm, sáng rỡ như chính thân tôi.
.
2. Nguyện sau khi thành Phật, sắc thân tôi trong sáng như ngọc lưu li, uy đức bao la vòi vọi, sáng soi khắp nơi, khiến cho chúng sinh tăm tối nhờ đó mà tỏ ngộ, tùy theo ý chí mà tu tập các nghiệp lành.
.
3. Nguyện sau khi thành Phật, tôi sẽ dùng phương tiện trí tuệ rộng lớn để cứu giúp chúng sinh, những gì họ cần thiết đều có đầy đủ, không bị thiếu thốn, đau khổ.
.
4. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào lầm theo con đường bất chính, tôi sẽ hóa độ cho được an trú trong đạo giác ngộ; nếu họ tự mãn với đạo quả tiểu thừa thì tôi sẽ dùng giáo pháp đại thừa để hướng dẫn họ chứng đắc đạo quả đại giác ngộ.
.
5. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào biết tu theo chánh đạo, tôi sẽ hộ trì cho họ gìn giữ được giới hạnh thanh tịnh, đủ cả ba nhóm giới luật đại thừa (tam tụ tịnh giới), không hề phạm lỗi. Nếu trót đã phạm lỗi, nghe đến danh hiệu tôi thì liền được thanh tịnh, không bị đọa lạc vào vòng ác đạo.
.
6. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào thân thể yếu đuối, tàn tật, tâm trí ngu si, ngông cuồng, khi nghe danh hiệu tôi thì thân thể khỏe mạnh, tàn tật được lành lặn, dứt mọi bệnh khổ, phát sinh trí tuệ.
.
7. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh mắc các chứng bệnh hiểm nghèo, không thầy cứu, không thuốc chữa, không thân nhân chăm sóc, đau khổ mọi bề, khi nghe được danh hiệu tôi thì bệnh tật liền dứt, thân tâm an lạc, và phát tâm tinh tấn tu tập cho đến khi đạt được đạo quả giác ngộ.
.
8. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có người đàn bà nào chán nản vì cho rằng mang thân đàn bà phải chịu nhiều điều bất hạnh, và muốn chuyển sinh làm thân đàn ông, khi nghe được danh hiệu tôi thì sẽ được chuyển sinh làm thân đàn ông, và cứ như thế mãi cho đến khi đạt được đạo quả giác ngộ.
.
9. Nguyện sau khi thành Phật, tôi sẽ độ thoát cho chúng sinh vượt khỏi sự vây bủa của các lưới ma, các sợi dây trói buộc của vọng tưởng tà kiến, và dẫn dắt họ vào chánh kiến, tu tập hạnh nguyện Bồ-tát cho đến khi đạt được đạo quả giác ngộ.
.
10. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào bị xử trị oan ức bởi luật nước bạo tàn, bị tù ngục gông cùm, tra tấn hành hạ, hoặc bị tai nạn nguy hiểm, đạo tặc chém giết v.v..., trăm điều đau khổ, khi nghe được danh hiệu tôi thì liền nhờ uy đức của tôi mà vượt thoát mọi đau khổ.
.
11. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào sa vào cảnh đói khát khốn khổ, và vì miếng ăn mà phải gây ra các hành động tội lỗi xấu xa, khi nghe được danh hiệu tôi và chuyên tâm quán niệm thì tôi sẽ trước đem cho thức ăn ngon, sau đem pháp vị mà hóa độ, khiến cho an trú mãi trong niềm an lạc vô biên.
.
12. Nguyện sau khi thành Phật, nếu có chúng sinh nào nghèo túng đến nỗi không có áo mặc, đêm ngày phải chịu rách rưới, lạnh lẽo, trăm điều khổ sở, khi nghe được danh hiệu tôi và chuyên tâm quán niệm thì nhờ uy đức của tôi mà họ sẽ được có áo quần lành lặn đẹp đẽ, với đầy đủ các món trang sức thân thể.
.

Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Tịnh Lưu Ly Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

Trí Bửu, thành kính đảnh lễ đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật (30/9/Ất Mùi)

Nguồn:Phật Giáo
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năm câu hỏi lớn với Đức Phật Tổ

    14/07/2016Thiện ĐạoSau rất nhiều học tập, suy nghĩ và trải nghiệm tôi tạm thời tự tổng kết viết lại nhận thức của mình dưới dạng 'Năm câu hỏi lớn với Đức Phật Tổ" (dựa trên nghiên cứu hành trình tự giác ngộ và giáo hoá của Ngài)...
  • Nghiệp nặng và sự cứu độ của Đức Phật

    21/05/2016Nguyễn Xuân ChiếnTrong cuộc sống và cả trong những buổi đàm luận chuyện đạo, chúng ta thường nghe những người xung quanh hay thốt lên hai chữ “nghiệp nặng”. Từ ngữ này được sử dụng để kết thúc một câu chuyện đời, một mẫu tin thời sự, hoặc để phê phán hành vi kém cỏi của một cá nhân nào đó...
  • Đối thoại giữa Đức Phật và gã chăn cừu

    21/05/2016Nguyên SiMột trong những quyển sách đã có ảnh hưởng sâu đậm trên cách nhìn của tôi về cuộc đời có lẽ là quyển Alexis Zorba (Zorba con người hoan lạc) của Nikos Kazantzakis, một nhà văn hào Hy Lạp...
  • 25 bài học về cuộc đời Đức Phật

    12/08/2015Có rất nhiều những bài học tươi đẹp, chấn động và những bài học làm thay đổi cả cuộc đời, những câu nói được đọc mà tôi đã tiếp thu từ đạo Phật. Ngày hôm nay, tôi muốn chia sẻ 25 bài học tươi đẹp đó đến các bạn...
  • Quan điểm của Đức Phật về việc ra quyết định

    16/07/2015Tỳ Kheo Tiến Sĩ Basnagoda RahulaViệc đi đến một quyết định đã được thảo luận rộng rãi trong giáo lý của Đức Phật đối với hàng đệ tử tại gia. Ngài thường nói đến sự tai hại của việc ra quyết định sai và đưa ra các nguyên tắc giúp chúng ta có những quyết định khôn ngoan. Nhưng để đi đến được những quyết định hợp lý, Đức Phật dạy ta phải loại trừ cách lý luận sai lạc –có thể nói là sự diệt trừ những con vi-rút nội tâm...
  • Sống thời đại và tinh thần đức Phật

    15/10/2014BS Bùi Mộng HùngChính vào những giai đoạn xáo trộn biến động như hiện nay, con người phân vân trước cuộc sống bao nhiêu thì nhu cầu xét lại gốc rễ nguồn căn làm cơ sở cho hành vi ứng xử của mình, của xã hội lại càng bức thiết bấy nhiêu...
  • Xin đừng lạy Đức Phật

    14/10/2013Nguyễn Quốc BửuNgười Phật tử và không phải Phật Tử cần phải hiểu rõ con đường mà Đức Thích Ca đã đi, đã dạy để tránh sa vào thần quyền, những rườm rà bày vẽ bề ngoài. Xin hãy đừng lạy, đừng tán dương ngài ngoài miệng, xin hãy thực hiện những gì mà Đức Thích Ca đã làm. Đó mới chính là tu tập vậy.
  • Kinh lời dạy cuối cùng của Đức Phật

    16/08/2013Trước khi nhập Niết bàn, Phật dạy: "Không được chặt đốn cây cối, đào đất, móc hang, điều chế dược liệu, đoán quẻ tốt xấu, xem sao đoán mạng, nghiên cứu địa lý, tìm tòi hưng suy, hay coi lịch đoán số".
  • Đức Phật trong ba lô

    23/02/2012Tâm NhiênCùng
    với quá trình trưởng thành và thay đổi, tuổi trẻ cũng có thể là giai
    đoạn của những lo âu, mệt mỏi. Những người trẻ tuổi nhiều khi cảm thấy
    lúng túng, như thể họ bị bỏ lại một mình giữa một nơi hoang dã hay giữa
    một chiến trường. Họ có thể cảm thấy như không còn ai để mà tin tưởng,
    không ai quan tâm đến họ, rằng họ không có mục tiêu nào trong cuộc sống.
  • xem toàn bộ