Xác định lại "sứ mạng" của các trường ĐH
Tại diễn đàn quốc tế về giáo dục ĐH chiều 23/6, bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển cho biết đây là hướng giải quyết để cứu vãn sự tụt hậu của giáo dục ĐH Việt Nam trong qúa trình đổi mới
"Tuy đã có chiến lược chung phát triển giáo dục đến năm 2010 nhưng chưa đưa ra được một lộ trình với các giải pháp cụ thể, đủ mạnh" nên việc xây dựng một Đề án Đổi mới Giáo dục ĐH rất cần thiết - Bộ trưởng GD-ĐT nhấn mạnh. Bởi quá trình xây dựng Đề án Đổi mới Giáo dục ĐH sẽ giúp đề ra được chính xác những mục tiêu, những tư tưởng chỉ đạo, những biện pháp chiến lược, những chỉ số thực hiện cụ thể và những điểm mốc thời gian xác định. Và như vậy, Bộ trưởng đã đề xuất một số trong các phương hướng chiến lược quan trọng để giải quyết các mâu thuẫn lớn của giáo dục ĐH.
Theo đó, bài toán quan hệ giữa quy mô và chất lượnggiáo dục ĐH được "giải" theo hướng: Từng bước thực hiện đại chúng hóa bằng cách đa dạng hóa trình độ cũng như loại hình, tổ chức đào tạo, đi đôi với việc chuẩn hóa chất lượng của từng dạng... Cụ thể là sẽ tăng cường các đại học mở và các chương trình giáo dục từ xa để tăng nhanh quy mô đào tạo đại học với cơ chế đánh giá chặt chẽ đầu ra của từng môn học. Bên cạnh đó là chú trọng phát triển loại trường cao đẳng cộng đồng và các cơ sở đào tạo sau trung học (phổ thông) ngắn hạn. Đối với các trường đại học, cao đẳng dân lập, tư thục, cần điều chỉnh quy chế hoạt động một cách hợp lý để khuyến khích việc góp phần tăng quy mô đào tạo, đồng thời chú trọng sử dụng quy trình kiểm định công nhận chất lượng đào tạo đối với các trường này.
Các trường ĐH, CĐ sẽ phải xây dựng kế hoạch chiến lược của mình và xác định lại sứ mạng và mục tiêu đào tạo của từng trường cho thích hợp: Trừ một số ít trường đại học thiên về đào tạo theo hướng khoa học hàn lâm, phần lớn các trường còn lại nên đào tạo theo hướng công nghệ và ứng dụng.
Sự lạc hậu về chương trình và cách dạy ĐH sẽ khắc phục bằng cách: tiếp tục triển khai xây dựng chương trình khung phù hợp với yêu cầu mới về chất lượng; cải tiến một bước quy trình đào tạo mô-đun hóa, học chế tín chỉ để tăng khả năng lựa chọn cho sinh viên và tăng tính cơ động liên thông chuyển đổi trong và ngoài nước. Cần xây dựng các kế hoạch tăng số lượng và nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo đại học; thúc đẩy hoạt động cải tiến phương pháp dạy và học theo hướng dạy cách học, tăng tính chủ động của sinh viên; nâng cao các kỹ năng xã hội và giao tiếp cần cho hoạt động của người tốt nghiệp trong môi trường có tính cạnh tranh cao của thị trường lao động.
Sự yếu kém trong quản lý nhà nước về giáo dục ĐH được giải quyết theo hướng: Nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của các bộ phận có chức năng xây dựng chính sách công, đưa ra những chính sách công gắn kết các vấn đề gay cấn của giáo dục ĐH với hiệu quả tổng thể, trong đó có hiệu quả tài chính. Một biện pháp khác nữa là phân cấp tường minh giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các trường.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)