'Web ý thức' sẽ chỉ là một phần của Web 3.0
Thế giới đang trong giai đoạn Web 2.0 với sự nổi lên của các nội dung tự tạo,mạng xã hội, video trực tuyến,RSS,mash-up... Nhưng 10 năm nữa, chúng sẽ nhường đường cho Semantic Web, cuộc sống ảo và những hệ thống máy tính thông minh.
Tiền thân của Web 3.0 đã xuất hiện ngay trong lòng Web 2.0 nhưng đó chỉ là những ứng dụng, công nghệ, tư tưởng... chưa thực sự phổ biến và trưởng thành. Chúng vẫn cần thêm thời gian để phát triển và tạo niềm tin ở người sử dụng.
Web ý thức
Người đặt nền tảng cho mạng thông tin toàn cầu Tim Berners-Lee đã nhiều lần đề cập đến Semantic Web (Web ý thức). Trong đó, các hệ thống có thể giao tiếp với nhau, phân tích và diễn giải ý nghĩa của mọi dữ liệu trên site, rồi tập hợp nội dung liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. Nhờ đó, một công ty du lịch sẽ biết khách hàng của họ có bao nhiêu đứa con, công việc, sở thích riêng... để tìm ra điểm nghỉ mát lý tưởng nhất cho cả gia đình.
Trong cuốn The Road to Sematic Web (Con đường dẫn đến Web ý thức), tác giả Alex Iskold mô tả ý tưởng trọng tâm của Sematic Web là tạo ra những "metadata": chuỗi các cơ sở dữ liệu nối tiếp nhau, có nhiệm vụ bổ sung cho thông tin trên web để các máy tính có thể hiểu và giải quyết những vấn đề ngữ nghĩa phức tạp.
Trí thông minh nhân tạo (AI)
AI là giấc mơ của các nhà khoa học máy tính từ năm 1950 khi nhà toán học Alan Turing tiên đoán về sự ra đời của những hệ thống biết suy nghĩ và nói chuyện như con người. Trong bối cảnh của web, AI ở đây có phần tương đồng với ý tưởng Semantic Web.
Amazon.com đã thử nghiệm dịch vụ quản lý tác vụ Mechanical Turk, trong đó các chương trình điện toán có thể kết hợp với trí thông minh của con người để thực hiện những công việc mà máy tính không thể làm được. Đây được coi là hình ảnh sơ khai của AI trên web.
Cuộc sống ảo
Second Life được giới truyền thông coi như một mô hình web tương lai. Người tham gia không những xây dựng cuộc sống ảo, mà còn "số hóa" đời sống thực. Nghĩa là, Alex Iskol giải thích, một mặt chúng ta gia nhập Second Life hoặc một thế giới ảo nào đó, một mặt ta bắt đầu khám phá hành tinh qua những dịch vụ, dự án như Google Earth hay hành trình 3D đến Rome.
Web di động
Web di động, hay Internet trên thiết bị cầm tay, đã được phát triển ở châu Á, châu Âu và bắt đầu tác động lớn đến thị trường Mỹ với sự ra đời của iPhone. Những công ty Internet như Yahoo và Google sẽ là cổng thông tin di động chủ chốt.
Một số hãng, trong đó có Nokia, Sony Ericsson, Palm, Blackberry và Microsoft, đã mơ về Mobile Web từ lâu nhưng vẫn còn vướng ở khâu tối ưu hóa khả năng sử dụng. Apple iPhone được trang bị giao diện người dùng "mang tính cách mạng" khi giúp duyệt web dễ dàng với tính năng phóng to, thu nhỏ... Dù rằng nhiều thông tin xung quanh iPhone bị cường điệu hóa, 10 năm nữa, chiếc điện thoại này có thể sẽ được xem như một bước đột phá khiến Mobile Web cất cánh.
Truyền hình Internet
Video trực tuyến và truyền hình Internet (IPTV) đã và đang được khai thác, nhưng người dùng vẫn có cảm giác chúng chưa hoàn thiện.
Tháng 10/2006, Google mua lại website chia sẻ video "hot" nhất thế giới - YouTube. Cuối tháng đó, hai nhà sáng lập Kazaa và Skype tuyên bố xây dựng dịch vụ Internet TV với tên mã Venice, sau được đổi thành Joost.
Năm 2007, YouTube tiếp tục thống trị làng video còn IPTV vẫn "bay là là trên mặt đất". Dù vậy, vài năm nữa, Internet TV sẽ có chất lượng hình ảnh cao, khả năng truyền tải mạnh hơn, cá nhân hóa hơn trong khi các đài truyền hình truyền thống sẽ phải tìm cách thích nghi với xu hướng mới.
Ứng dụng web RIA (Rich Internet Application)
Xu hướng phát triển các chương trình lai giữa web và desktop (ứng dụng online nhưng hoạt động như trên môi trường desktop) vẫn đang tiếp tục diễn ra. Năm qua, giới công nghệ đã chứng kiến cuộc cạnh tranh giữa Adobe và Microsoft trong việc phát triển công nghệ RIA. Còn 10 năm nữa, chưa ai có thể dám chắc điều gì sẽ xảy ra.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường