Tự do, nhận thức cốt lõi hình thành con người Nguyễn Văn Vĩnh
Kính thưa các quý vị và các bạn!
Bằng sự quay lưng, phủ nhận, thậm chí che đậy tư tưởng, sự nghiệp và con người Nguyễn Văn Vĩnh của một bộ phận ở cả Việt Nam và Pháp trong thế kỷ XX, hậu thế rất khó khăn trong việc nhận thức, tổng hợp và đánh giá đúng những gì ông đã suy nghĩ, đấu tranh và thực hiện trong quá trình can dự vào cuộc cách mạng văn hóa, nhằm tạo dựng một giống dân lấy tri thức để đấu tranh, và xây dựng nền dân chủ bền vững, cơ sở để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có vị thế xứng đáng trong quan hệ quốc tế, ngăn chặn mọi sự áp đặt và áp bức đến từ bất kỳ đâu.
Trong rất nhiều các tư liệu về Nguyễn Văn Vĩnh mà trang Tannamtu.com đã công bố, những di cảo do Nguyễn Văn Vĩnh viết bằng tiếng Pháp thể hiện tính tư tưởng rõ nét nhất, sâu nặng nhất về cuộc đối đầu chính trị bất cân xứng giữa một bên là cá nhân ông, và phần còn lại là toàn bộ hệ thống chính trị do Thực dân Pháp dựng lên, với bộ máy bù nhìn của Triều đình Nhà Nguyễn.
Để tiếp tục cung cấp cho các quý vị và các bạn, cùng các nhà nghiên cứu, các cá nhân có tấm lòng với sự thật về các bậc tiền nhân, nhân dịp ngày sinh Nguyễn Văn Vĩnh lần thứ 139 (15/6/1882 – 15/6/2021), chúng tôi xin được giới thiệu bài viết có chủ đề bàn về tự do, viết bằng tiếng Pháp của Nguyễn Văn Vĩnh, được đăng trên tờ báo tiếng Pháp ở Hà Nội năm 1935.
Hàng loạt các bài viết của Nguyễn Văn Vĩnh viết bằng tiếng Pháp, là một khó khăn đáng kể đối với Tannamtu.com, trong việc chuyển ngữ ra tiếng Việt. BBT chúng tôi đã tốn không ít sức lực cho công việc này, song nhiều bài dịch, sau khi người dịch hoàn thành cũng đành thú nhận, rằng: “Khó quá, tiếng Pháp của cụ Vĩnh là một cái gì đó… Nên, thôi, thứ lỗi nhé! Nếu có thể nhờ ai có khả năng tốt, xem và sửa lại giúp vậy…!”.
Thực tế này đã bộc lộ ở một mức nào đó, mặt khuất của câu hỏi nghi vấn trong lịch sử, rằng vì sao người Pháp Thực dân rất “sợ” Nguyễn Văn Vĩnh?!
May mắn cho chúng tôi, vừa qua, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, đã vì lòng kính trọng học giả Nguyễn Văn Vĩnh, nhận dịch sang tiếng Việt bài ‘La Notion de Liberté’.
Chúng tôi mong các quý vị và các bạn độ lượng, thứ lỗi nếu bản dịch tiếng Việt không hoàn toàn làm thỏa mãn người đọc. Và trong trường hợp nếu được, xin vui lòng cho chúng tôi những đóng góp cần thết. Chúng tôi luôn biết ơn sự quan tâm của các quý vị và các bạn!
(Nguyễn Lân Bình)
Bản tiếng Pháp:
La Notion de Liberté
(L’A 422 – 1935)
A voir les Chinois et les Annamites recourir à un néologisme pour traduire le mot français Liberté, on est tenté de croire que ces peuples ignoraient cette notion du droit de penser et d’agir selon sa volonté.
En réalité, les mots dans nos langues représentaient des choses existantes et des notions bien définies. Les abstractions s’exprimaient en autant de termes qu’elles avaient de formes concrètes. Le néologisme Tự-do, dont le sens littéral est : de soi même, répond à la notion moderne, d’origine européenne, d’un droit tellement mal défini que, depuis des siècles que ce droit a été proclamé, on n’a pas encore fini de le définir. C’est pour l’avoir cru définitivement défini que les hommes vivent dans un conflit continuel, où chacun essaie d’étendre ses libertés et de réduire celles des autres.
La liberté absolue est un mythe. Elle serait peut-être un bien si tous les individus pouvaient l’exercer à faire du bien ; et il n’y aurait de pire catastrophe pour l’humanité, si tous les hommes l’exerçaient à faire du mal. Mais qu’est-ce que le bien ? Et qu’est-ce que le mal ? Ce sont là des notions toutes relatives, que chacun de nous peut concevoir et définir à sa manière, et c’est tout au plus si l’on peut dire qu’un moyen terme se discerne vaguement entre les notions extrêmes. Dès lors, il est bien présomptueux d’assigner des limites à la liberté. Les Asiatiques qui raisonnaient, avec des réalités sensibles et palpables et non avec des mots, ne se sont donc jamais laissé prendre dans le sophisme de la Liberté qui, pourtant, après avoir fait la grandeur de la Grèce et de Rome, avait déterminé les bouleversements qui ont fait des états modernes les nations puissantes qu’ils sont devenus aujourd’hui. Rien ne nous dit encore qu’il fera aussi leur malheur. Car, à force de se quereller sur cette chose qui ne peut pas avoir un sens absolu, les hommes modernes finiront peut-être un jour par découvrir la véritable morale sociale, basée non pas sur le mythe de la Liberté, mais sur les conditions précises de l’exercice des diverses libertés que s’arroge l’homme vivant en groupe organisé.
La liberté, aux yeux de l’homme primitif, était une chose si naturelle qu’il n’avait pas à en parler. Dans les sociétés non soumises à une organisation méticuleuse, l’homme se sent relativement libre et n’éprouve pas non plus le besoin de disserter sur ce droit qui semble appartenir si naturellement à tous les hommes capables de l’exercer sans nuire aux autres et à eux-mêmes. Pour faire ce que nous voulons, il faut d’abord savoir vouloir. Le sage seul sait ce qu’il veut et peut seul agir l’acte délibérément décidé. Ceux qui ne se sentent pas capables de raisonner ce qu’ils veulent, s’en réfèrent à l’autorité de quelqu’un, parent, maître, aîné, ami ou conseiller choisi, soit pour les diriger dans tous leurs actes, soit pour chaque circonstance déterminée. Et c’est là la sagesse même de l’incapable et du faible, cette sagesse qui fait l’homme se méfier de ses instincts quand il a accepté de vivre selon certaines conventions, dont il convient de la nécessité ou de l’utilité en appréciant les avantages qu’il retire quotidiennement de la vie de société et de la vie de famille. Ces avantages sont, au surplus, des satisfactions assurées aux instincts les plus normaux et les plus impératifs.
La différence fondamentale entre les sociétés modernes et les sociétés non soumises à l’organisation moderne, est que les premières sont fondées sur un pacte tacite, le contrat social de Rousseau, alors que dans les secondes les institutions ont été amenées par des nécessités auxquelles l’homme a obéi sans les raisonner ; et sans chercher à légitimer les institutions autrement que par ces mêmes nécessités. De sorte que l’homme qui ne les a pas expressément acceptées reste indéfiniment libre, tant que l’exercice de sa liberté ne rencontre pas d’opposition. Et la sagesse individuelle consiste à exercer sa liberté en évitant de mettre celle des autres en cause ; sans leur donner aucun prétexte de s’opposer à l’exercice de votre liberté. De sorte que celle-ci se limite en pratique spontanément là où commence la liberté d’autrui.
En liberté, ainsi entendue, avait un nom en sino-annamite. C’est le nhàn des anciens sages. Le nhàn de :
Toán lai danh lợi bất như nhàn.
(En somme, ni les honneurs, ni la fortune ne valent la liberté).
Ce vocable signifie par extension : paresse, loisirs, qui seraient, en effet, les aboutissements naturels de la liberté si l’homme n’était pas tenu de travailler pour gagner sa vie et la satisfaction des besoins qu’il veut satisfaire.
La liberté individuelle est donc, dans notre conception, limitée non seulement par celle d’autrui, par les obstacles naturels, mais encore et surtout par la nécessité de faire l’effort requis de chacun de nous pour obtenir, en échange, de nos semblables, la satisfaction de nos besoins. D’où cette philosophie du contentement de peu, qui fait des hommes réellement libres que nous sommes, à côté de l’Européen qui fait résider le bonheur dans la multiplicité des besoins et des curiosités satisfaits, besoins et curiosités plus factices que réels.
Pour avoir tenté de vivre la vie des hommes modernes, nous avons éprouvé, à côté de satisfactions, sinon intrinsèquement bonnes, du moins dignes d’être connues d’un esprit curieux de toutes les possibilités humaines, des servitudes que nous savons répugnantes pour les tempéraments réellement asiatiques.
NGUYEN VAN VINH
(Chép lại bản tiếng Pháp: Nguyễn Thị Hương Cần)
Bản dịch:
KHÁI NIỆM về TỰ DO
(Báo L’Annam Nouveau 1935)
Nguyễn Văn Vĩnh
Nhìn thấy người Trung Quốc và người An Nam phải cần đến những từ ngữ mới, để dịch cái từ tiếng Pháp Liberté (1), người ta dễ có khuynh hướng tin rằng, những dân tộc này không biết gì khái niệm về quyền suy nghĩ và hành động theo ý muốn của cá nhân.
Trên thực tế, các từ trong ngôn ngữ của chúng tôi thể hiện những sự vật hiện có và những khái niệm được xác định rõ ràng. Sự trừu tượng được diễn đạt bằng nhiều thuật ngữ như là chúng có những hình dạng cụ thể. Từ mới ‘Tự do’, mà nghĩa đen là: của chính mình, ứng với một khái niệm hiện đại, có nguồn gốc từ châu Âu, về một cái quyền được định nghĩa mơ hồ đến nỗi nhiều thế kỷ kể từ khi quyền này được công bố, chúng ta vẫn chưa xác định xong nó.
Chính vì tin rằng nó đã được định nghĩa xong rồi, nên con người mới thường xuyên sống trong xung đột, nơi mỗi người cố gắng mở rộng quyền tự do của mình và thu hẹp quyền tự do của những người khác.
Tự do tuyệt đối là một huyền thoại. Nó sẽ tốt nếu mọi người có thể dùng nó để làm điều tốt; và sẽ không thiếu những thảm họa nào tồi tệ hơn cho nhân loại, nếu mọi người dùng nó để làm điều ác. Nhưng cái gì là tốt? Và cái gì là ác? Đó đều là những khái niệm tương đối, mà mỗi chúng ta có thể hiểu và định nghĩa theo cách của mình, và điều lớn nhất nếu có thể nói, đó là một thuật ngữ trung gian phân định một cách mơ hồ giữa các khái niệm cực đoan. Do đó, thật tự phụ khi đặt giới hạn cho tự do.
Những người châu Á suy nghĩ bằng những thực tế cảm nhận được, và sờ thấy được, chứ không phải bằng lời nói, không bao giờ để mình bị cuốn vào sự ngụy biện về Tự do, cái mà sau khi đã tạo nên sự vĩ đại của Hy Lạp và La Mã, đã quyết định những sự đảo lộn, làm cho các quốc gia hiện đại trở thành những quốc gia hùng mạnh, như họ đã trở thành ngày nay.
Hiện giờ chưa có gì nói cho chúng ta biết, rằng đó cũng sẽ là nỗi bất hạnh của họ. Bởi vì, càng cố tranh cãi về điều không thể có ý nghĩa tuyệt đối này, con người hiện đại một ngày nào đó, rốt cuộc có thể phát hiện ra cho mình thứ đạo đức xã hội đích thực, không phải dựa trên huyền thoại về Tự do, mà dựa trên các điều kiện chính xác của việc thực hành các quyền tự do khác nhau, được ban phát bởi một người sống trong một nhóm có tổ chức tự cho mình có những quyền đó.
Tự do, trong mắt người nguyên thủy, là một điều tự nhiên đến mức họ không cần phải nói về nó. Trong những xã hội không tuân theo sự tổ chức tỉ mỉ, con người cảm thấy tương đối tự do, và không cảm thấy cần phải bàn luận về cái quyền dường như rất tự nhiên là thuộc về những người có khả năng thực hiện nó, mà không gây hại cho người khác và cho chính họ.
Để làm điều ta muốn, trước hết ta phải biết mình muốn gì? Chỉ người khôn ngoan mới biết mình muốn gì và tự mình hành động theo điều đã quyết. Những người cảm thấy không có khả năng suy luận điều họ muốn, thì phải nhờ vào uy tín của một người nào đó, cha mẹ, thầy cô, người lớn tuổi, bạn bè hoặc một cố vấn được chọn, để định hướng cho họ trong mọi hành động, hoặc trong từng hoàn cảnh cụ thể. Và đó chính là sự khôn ngoan của những người không có khả năng và yếu đuối, sự khôn ngoan này khiến con người phải đề phòng bản năng của mình khi đã chấp nhận sống theo những quy ước nhất định, mà sự cần thiết hoặc hữu ích của chúng là thích hợp, để biết được những lợi thế mà anh ta có được hàng ngày trong đời sống xã hội, và đời sống gia đình. Hơn thế, những lợi thế này sẽ là sự bảo đảm tính thỏa mãn những bản năng bình thường và cấp thiết nhất.
Sự khác biệt cơ bản giữa các xã hội hiện đại và các xã hội không chịu sự tổ chức hiện đại, là các xã hội trước đây được thành lập dựa trên một thỏa ước ngầm, một khế ước xã hội của Rút Xô (J.J. Rousseau), trong khi ở các xã hội tiếp theo sau, các thể chế được tạo ra bởi những nhu cầu thiết yếu mà con người tuân theo không cần sự suy xét; và không tìm cách hợp thức hóa các thiết chế này bằng cách nào khác, hơn là bằng chính những nhu cầu thiết yếu đó.
Vì vậy, người dứt khoát không chấp nhận chúng, thì vẫn là tự do vô hạn định, chừng nào sự thực hiện tính tự do của nó chưa gặp phải sự kháng cự. Và sự khôn ngoan của cá nhân là ở chỗ, thực hành sự tự do của mình mà không động chạm đến sự tự do của người khác; không để họ có cái cớ nào chống lại việc thực hành sự tự do của anh. Vì vậy, trong thực tế, nó bị giới hạn một cách tự phát ở nơi bắt đầu sự tự do của người khác.
Tự do hiểu như vậy có thể dùng một chữ Hán Việt để gọi. Đó là chữ nhàn (2) của cổ nhân. Chữ nhàn trong câu toán lai danh lợi bất như nhàn (3) (Tóm lại, tiếng tăm và của cải cũng chẳng bằng tự do).
Suy rộng ra từ này có nghĩa: lười biếng, nhàn hạ, đó quả thực là kết quả tự nhiên của tự do nếu con người không bị bắt buộc phải làm việc để kiếm sống, và để đáp ứng những nhu cầu mà anh ta muốn thỏa mãn.
Do đó, theo quan niệm của chúng tôi, tự do cá nhân bị giới hạn không chỉ bởi tự do của người khác, bởi những trở ngại tự nhiên, mà còn là và trên hết, là bởi sự cần thiết phải nỗ lực để có được nó, bằng cách trao đổi, trong đồng loại chúng ta sự thỏa mãn các nhu cầu của chính chúng ta.
Từ đây, nảy sinh triết lý hài lòng với sự ít ỏi, cái làm cho con người thực sự tự do là chúng tôi, bên cạnh việc người Âu châu coi hạnh phúc có ở trong vô số các nhu cầu và sự tò mò được thỏa mãn, những nhu cầu và sự tò mò mang tính giả tạo hơn là thực sự.
Bởi vì để thử sống cuộc sống của con người hiện đại, bên cạnh những sự thỏa mãn, chúng tôi đã trải nghiệm những sự gò bó mà chúng tôi biết là đáng ghê sợ đối với khí chất thực của người châu Á, việc này nếu không phải là thực tế, thì ít nhất cũng đáng để một bộ óc tò mò về mọi khả năng của con người biết đến.
(NGÂN XUYÊN dịch từ tiếng Pháp)
Chú thích từ người dịch :
1. Tự do.
2. Chữ quốc ngữ trong nguyên bản.
3. Như trên chú thích 2.
Chú thích của BBT Tannamtu.com:
4.Trần Văn Lai (1894-1975). Lấy người vợ chính thức có giá thú là Nguyễn Thị Tý (1900-1937), là dược sĩ, và là em gái út của học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
5.Tượng Nữ thần Tự do đã hiện diện ở Hà Nội từ năm 1887. Sau khi Nhật đảo chính lật đổ Pháp, bác sĩ Trần Văn Lai* được bổ nhiệm làm Thị trưởng TP Hà Nội (sau này ông tiếp tục được cử làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đến thời bác sĩ Trần Duy Hưng. Để hủy bỏ tàn tích xâm lược của thực dân Pháp, Trần Văn Lai đã quyết định giật đổ tất cả các bức tượng Pháp đã dựng ở Hà Nội, trong đó có tượng Thống chế Foch, Jean Duquis (người mở đầu xâm lược Hà Nội). Tượng Nữ thần Tự do bị giật đổ vào 9h45 ngày 1/8/1945.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchBài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)