Theo số liệu của Viện Thống kê Pew. MichaelCornfield, Phó Chủ tịch Công ty Electionmall chuyên cung cấp công cụ vận động tranh cử qua mạng, bình luận chí lý: "Internet tuy chỉ gây chú ý đối với những người thích chính trị và các bộ sậu vận động tranh cử. Nhưng nó cũng là một thứ quyền lực khổng lồ, dù gián tiếp."/>Theo số liệu của Viện Thống kê Pew. MichaelCornfield, Phó Chủ tịch Công ty Electionmall chuyên cung cấp công cụ vận động tranh cử qua mạng, bình luận chí lý: "Internet tuy chỉ gây chú ý đối với những người thích chính trị và các bộ sậu vận động tranh cử. Nhưng nó cũng là một thứ quyền lực khổng lồ, dù gián tiếp."/>

Tranh cử thời Internet

10:09 SA @ Thứ Hai - 09 Tháng Bảy, 2007

Sự phát triển của Internet cùng những “sản phẩm ăn theo" của nó như blog, web chia sẻ hình ảnh video… quả thực đã làm thay đổi diện mạo của các cuộc vận động tranh cử hiện nay tại Âu - Mỹ.

Điều đó có cơ sở hẳn hoi: Theo số liệu của Viện Thống kê Pew. MichaelCornfield, Phó Chủ tịch Công ty Electionmall chuyên cung cấp công cụ vận động tranh cử qua mạng, bình luận chí lý: "Internet tuy chỉ gây chú ý đối với những người thích chính trị và các bộ sậu vận động tranh cử. Nhưng nó cũng là một thứ quyền lực khổng lồ, dù gián tiếp.

Những thông tin khó kiểm chứng

Các bộ sậu cố vấn của các ứng viên vì thế tìm mọi cách bêu xấu hình ảnh của đối thủ qua các công cụ có trên mạng. Trong điều kiện luật pháp chưa áp dụng được đối với các hành vi thóa mạ, bêu riếu trên mạng (biết ai là tác giả đầu mà lần?) thì vô số thông tin, đoạn băng video được tung ào ạt trên mạng mà tính chính xác của nó thật khó kiểm chứng. Họ rất rành phương châm: Cứ nói dối, nói dối ất có người sẽ tin! Chính một tay viết blog định nghĩa thật thú vị: "Blog giống như tờ giấy người ta vất trên tàu điện ngầm hoặc trên phố.Không thể biết ai đã viết nó và bao nhiêu người đã đọc nó".

Xì căng-đan đầu tiên đã xuất hiện trong Đảng Dân chủ Mỹ trước thời điểm bầu cử. sơ bộ để chọn ra ứng viên tổng thống cho đảng này. Nhânviên một Công ty truyền thông làm việc cho ứng viên da màu Barack Obama đã đưa lên Internet một đoạn video về bà HillaryClinton với một dáng điệu khó coi. Kết quả là ủng hộ viên "quá nhiệt tình" này đã bị Obama sa thải (hay nói theo nhân viên này là ông ta "tự xin nghỉ việc"). Dĩ nhiên, phía bà Hillary thiệt hại không nhỏ vì không ít cử tri đã nhớ hình ảnh xấu xí về bà.

Phù phép qua mạng

Còn tại Pháp, ngày 6 - 5 khép lại mộtkỳ vận động bầu cử mà người dân càng thấy các ứng viên của mình tranh cử như... Mỹ. Tấn công nhau bầm dập hơn, tranh luận ầm ĩ hơn và đặc biệt là vận dụng các công cụ trên mạng nhuần nhuyễn hơn. Điều mà nhiều nhà quan sát nhận thấy ở Pháp là bích chương bầu cử thường dán trên đường phố năm nay giảm rõ rệt. Đến cả các phương tiện truyền thông truyền thống cũng phải lục lọi thông tin từ mạng, từ blog để làm cơ sở dữ liệu cho bài viết của mình.

Đã không ít chuyện cười ra nước mắt với những trò phù phép qua mạng xảy ra tại Pháp trong kỳ vận động vừa qua. Chẳng hạn, tay quản lý trang web www.unisavecbove.org (vận động cho ứng viên nông dân José Bové) đã phải viết thư xin lỗi rối rít tiền đạo Thierry Henry của tuyển pháp và Arsenal khi anh này phản ứng với việc có tên mình trong danh sách ký tên ủng hộ Bové.

Chuyện mạo danh, lập các địa chỉ mail giả mạo hoặc dùng công cụ kỹ thuật tựđộng kích tăng số người vào tham quan trang web vận động của ứng viên là chuyện bình thường như cơm bữa.

Cũng có đôi lúc cử tri tự nhủ phải chăng mình đang bị các công cụ trên mạng dẫn dắt. Nhưng câuhỏi ấy thoáng qua rất nhanh vì thật tình mà nói, trong nhịp sống hiện đại này, người ta chẳng có nhiều thời gian để tìm hiểu cặn kẽ những gì đang diễn ra xung quanh mình. Dẫu gì, chính lá phiếu của họ khi rơi xuống thùng phiếu sẽ quyết định lựa chọn ai là người dẫn dắt đất nước.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: