Toàn cầu hóa và sự phát triển hiện tại của triết học macxít
Mặcdù chưa lý giải sâu, song C.Mác và Ph.Ăngghenđã có nhữngdự đoán khoa học vềxu thế lịch sử của toàn cầu hóa. Theo tác giả, lý luận của chủ nghĩa Mác chính là một loại lý luận mang tính hiện đại và đến nay, những khẳng định mang tính lịch sử của C.Mác về các giá trị của tính hiện đại vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa. Do vậy, như tác giả khẳng định, việc suy xét nghiêm khắc và theo tinh thần phế phánđối với toàn cầu hóa lấy chủ nghĩa tư bản là chủ đạo là nội dung cần có của việc nghiên cứu sâu hơn lý luận về tính hiện đại của chủ nghĩa Mác đồng thời cũng có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm phương hướng đúng đắn của việc xây dựng hiện đại hóa XHCN mang màu sắc Trung Quốc.
Việcxuất phát từ bối cảnh toàn cầu hóa để nghiên cứu sự phát triển hiện nay của triết học mácxít có hai tiền đề quan trọng cần đặc biệt chú ý: Thứ nhất,sự biến đổi của thời đại và cơ hội, thách thức dặt ra cho triết học mácxít, đây chính là điều kiện mang tính đối tượng và tính bối cảnh cho việc nghiên cứu triết học mácxít hiện nay, thứ hai, logic nội tại và các vấn đề mà nó từng phải đối mặt sau những biến đổi tự thân của triết học mácxít trong 50 năm qua, đây là cơ sở và căn cứ nội tại để phát triển triết học mácxít.
Dưới sự kết hợp của hai tiền đề trên, chúng ta có thể đưa ra cách tiếp cận, phạm vi vấn đề và cái mới trong sự phát triển hiện nay của triết học mácxít.
Đặt vấn đề và phân tích, biện giải vấn đề
Để thảo luận về quan hệ giữa toàn cầu hoá và triết học mác xít, có một vấn đề quý trọng mang tính tiền đề cần được làm rõ trước tiên, đó là triết học macxít có lý Iuận về toàn cầu hoá hay không? Nói cách khác, triết học macxít có phải là triết học toàn cầu hoá không? C.Mác từng nói rằng, triết họe chân chính là triết học của thế giới. Vậy, triết học của thế giới có phải là triết học toàn cầu hoá không? Nếu nói rằng triết học mácxít vốn là triết học toàn cảm hoá rồi thì việc hôm nó chúng ta lại bàn về toàn cầu hoá và sự phát triển của chủ nghĩa Mác trở thành vô ích, nghĩa là bình luận về một đề tài đã lỗi thời. Nếu nói triết học mácxít chưa có lý luận toàn cầu hoá, hoặc chưa thể là lý luận toàn cầu hoá thì sẽ nảy sinh vấn đề là tiến hành định vị và chuẩn xác triết học macxít như thế nào, mà điều này lại liên quan đến vấn đề nhìn nhận ra sao về thời đại của C.Mác và Ph.Ăngghen, về sự phát triển của thời đại trong 100 năm qua và những thách thức của nó đối với triết học macxít, về phương hướng phát triển lý luận trong thời đại mới của triết học macxít...
Giải đáp những vấn đề này đương nhiên không hề đơn giản. Ở đây, chúng ta nhận thấy có ba quan điểm chủ yếu sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, triết học macxít đã có lý luận toàn cầu hoá, biểu hiện ở lý luận về lịch sử thế giới của C.Mác rằng, lý luận về lịch sử thế giới của C.Mác chính là lý luận toàn cầu hoá của triết học macxít. Dễ nhận thấy, lý luận về lịch sử thếgiới là bộ phận trọng yếu của triết học macxit. C.Mác đã thông qua lý luận này để chỉ rõ sự biến đổi của lịch sử nhân loại lịch sử của các dân tộc, khuôn gói trong từng khu vực địa lý thành lịch sử quốc tế lịch sử thế giới, đồng thời, trên cơ sở đó, ông đã xây dựng nên chủ nghĩa duy vật lịch sử.Tuy nhiên có thể coi lý luận lịch sử thế giới là lý luận toàn cầu hoá hai không? Đồng thời, liên quan đến vấn đề đánh giá như thế nào về lý luận lịch sử thế giới của C.Mác, chúng ta vẫn còn phải đợi những thảo luận tiếp
Quan điểm thứ hai cho rằng, khó có thể coi triết học mácxít là triết học toàn cầu hóa, bởi lẽ thời đại của C.Mác khó có thể được xem là thời đại toàn cầu hoá.
Quan điểm thứ ba cho rằng, thời đại của C.Mác đã bắt đầu tiến trình toàn cầu hoá, có thể xem là đã thuộc vào thời đại toàn cầu hoá, lý luận của C.Mác đã bao hàm lý luận toàn cầu hoá. Nhưng, toàn cầu hoá thời C.Mác và toàn cầu hoá hôm nay khác nhau về cả nội dung hình thức lẫn trình độ. Toàn cầu hoá hôm nay có thể được gọi làtoàn cầu hoá mới. Thách thức mà triết học macxít đang phải đối diện hôm nay là thách thức của toàn cầu hoá mới, vì vậy, những nghiên cứu của triết học macxít hôm nay phải hướng về thời đại toàn cầu hoá mới và trên cơ sở đó, phát triển chính lý luận của mình.
Tôi cho rằng, ba loại quan điểm trên nhìn nhận mối quan hệ giữa triết học mácxít và toàn cầu hoá từ các góc độ và trình độ khác nhau, mỗi quan điểm đều có cái lý riêng của mình. Khác biệt giữa chúng chủ yếu là ở cách lý giải toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá (Globalization) là một khái niệm mang tính không gian địa lý, đừng để chỉ số nhất thể hoá trên phạm vi toàn cầu. Khi một loại sự vật, hiện tượng vận động nào đó hình thành nên một quá trình mang tính chỉnh thể trên toàn thế giới thì có thể gọi đó là toàn cầu hoá. Vậy cái gì thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá? Cái chủ đạo chính là tư bản. Đầu tiên, toàn cầu hoá chỉ sự vận động mang tính nhất thể trên phạm vi toàn cầu của tư bản. Theo Mác và nhiều nhà kinh tế học, ngay khi tư bản sinh ra, nó đã có thế năng vận động trên phạm vi toàn cầu và thúc đẩy toàn cầu hoá, toàn cầu hoá chính là khuynh hướng tất yếu trong quá trình phát sinh và phát triển của của tư bản. Vì vậy, nhận thức về toàn cầu hoá đòi hỏi phải nhận thức về tư bản. Sự phát triển mở rộng của toàn cầu hoá tư bản đã trải qua quá trình đi tờ quốc tế hoá đến toàn cầu hoá. Trong giai đoạn quốc tế hoá, mục tiêu chủ yếu của sự vận hành của tư bản là vượt ra khỏi biên giới hạn hẹp của một nước và tiến sang các nước, các dân tộc các khu vực địa lý khác. Toàn cầu hóa tư bản cũng đòi hỏi phải xoá bỏ trạng thái ngăn cách và khác biệt giữa các nước, dùng mọi biện pháp để tạo nên trạng thái chỉnh thể đồng đều, đồng thời, trên cơ sở đó, thực hiện nhất thể hoá kinh tế toàn cầu. Vì vậy, quốc tế hoá đặt nền tảng cho toàn cầu hoá, nhưng vẫn chưa thể gọi là toàn cầu hoá. Trong thời đại mà C.Mác và Phần ghen sống, tư bản đã có những bước di dầu tiên trong tiến trình toàn cầu hoá tư bản, nhưng khó có thể gọi đó là trạng thái toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá là sự mở rộng và phát triển tính toàn cầu của quốc tế hoài nói đúng ra, toàn cầu hoá chỉ được hình thành thực sự ở nửa sau thế kỷ XX và hiện nay vẫn đang trong quá trình tiếp tục mở rộng.
Toàn cầu hoá tư bản có hai điều kiện tất yếu: một là,sự lưu thôngl đồng bộ có tính toàn cầu của thông tin kinh tế, hai là,sự mở rộng mang tính toàn cầu của phương thức tổ chức tư bản. Lưu động toàn cầu của tư bản phải dựa vào lưu động toàn cầu của thông tin kinh tế, lưu động toàn cầu của thông tin kinh tế tất yếu cần có sự vận hành mang tính toàn cầu của tổ chức xã hội tương ứng. Ở đây, chúng ta nhận thấy rõ ba yếu tố cơ bản hay ba tiêu chí cơ bản của toàn cầu hoá kinh tế: một là, sự bùng nổ của các Công ty xuyên quốc gia và sự phát huy tác dụng to lớn của chúng trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Một sự kiện mang tính nổi bật, theo thống kê toàn cầu năm 1976, trong 100 Tổ chức kinh tế lớnnhất thế giới thì có tới 51 là Công ty xuyên quốc gia, chỉ có 49 là Công ty một quốc gia. Công ty xuyên quốc gia được coi là một loại năng lực kinh tế của tổ chức kinh tế vượt quá thực lực kinh tế của các nước tương đương, nó mang tính phi Chính phủ, phi hình thái ý thức, có sức mạnh vượt qua mọi trở ngại để hướng đến phạm vi phát triển toàn cầu. Hiện tượng này là tiêu chí quan trọng của toàn cầu hoá kinh tế, từ đó mới có thể bàn đến vấn đề hoạt động có tính toàn cầu của kinh tế. Vì vậy, toàn cầu hoá kinh tế phải đến nửa sau thế kỷ XX mới thực sự hình thành. Hai là,sự lưu thông đồng bộ mang tính toàn cầu của thông tin. Năm 1965, vệ tinh địa tĩnh nhân tạo đã cung cấp cơ sở kỹ thuật cho mạng lưới thông tin toàn cầu này, đánh dấu sự cộng hưởng đồng bộ mang tính toàn cầu của thông tin, vì thế mà có người cho rằng vai trò của vệ tinh đối với thông tin vượt quá cả vai trò của hàng không vũ trụ. Có sự lưu thông tin tức toàn cầu mới có thể thực hiện sự lưu thông đồng bộ mang tính toàn cầu của tiền tệ. Ba là,tổ chức toàn cầu và hợp tác toàn cầu. Không chỉ có các tổ chức kinh tế mang tính toàn cầu, mà đã xuất hiện cả các loại tổ chức xã hội mang tính toàn cầu khác, như tổ chức mậu dịch quốc tế, tổ chức môi trường toàn cầu...
Việc hình thành cục diện thế giới toàn cầu hoá là một tiến trình lịch sử. Toàn bội quá trình này đã xuyên suốt thế kỷ XX, trải qua 4 giai đoạn phát triển lớn: 1) Hai lần chiến tranh thế giới đã hình thành nạn chiến trường toàn cầu, đồng thời chiến tranh thế giới lần thứ II còn tạo nên sự đối kháng mang tính toàn cầu giữa liên minh phát xít và liên minh chống phát xít. 2) Từ khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc đến cuối thập kỷ 70 đã hình thành thế cạnh tranh của hai phe xã hội chủ nghĩa với tư bản chủ nghĩa, Nhà nước XHCN từ một nước duy nhất đã trở thành một phe lớn, tạo nên phong trào hiện đạihoá theo những mô hình khác nhau có liên quan đến hình thái ý thức. Hiện đại hoá XHCN không chỉ sáng tạo nên một loại mô hình hiện đại hoá mới, mà còn mở rộng không gian phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá, đồng thời, thúc đẩy mối quan hệ mang tính quốc tế. 3) Từ thập kỷ 80 đến đầu thập kỷ 90, chênh lệch về trình độ hiện đại hoá trên thế giới tăng lên rất lớn, hình thành nên cục điện thế giới chĩa ba. Hiện đại hoá trở thành chủ đề
Sự phân tích trên cho thấy, một thế kỷ rưỡi sau khi triết học mácxít hình thành, cục diện kinh tế, chính trị, văn hoá thế giới đều đã phát triển và có những thay đổi vô cùng sâu sắc, có thể khái quát từ những góc độ khác nhau đối với nhữnh thay đổi này. Khái niệm "toàn cầu hoá" giúp chúng ta thấy được đặc trưnh cơ bản của chúng từ góc độ tổng thể. Điều đó có nghĩa là, tiến trình lịch sử toàn cầu hoá đã có mầm mống nhưng vẫn chưa chính chức hình thành trong thời đại của C.Mác sau đó được khai triển và bùng nổ trên cấp độ cao. C.Mác và Ph.Ăngghen dã có những dự đoán khoa học về xu thế lịch sử toàn cầu hoá, nhưng khó có thể cho rằng lý luận của các ông đã mô tả sâu sắc về cái thế giới mà chính các ông cũng chưa hề nhìn thấy. Nói một cách chính xác, toàn cầu hoá là một vấn đề mới đối với triết học macxít. Hôm nay, chúng ta sống trong một thời đại toàn cầu hoạt đối với triết học mácxít, đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và trong việc lý giải vấn đề toàn cầu hoá, triết học macxít phải đạt tới những phát triển mới mang tính thời đại.
Toàn cầu hoá và lý luận về tính hiện đại của triết học mácxít
Thời đại của C.Mác đã có những tác động mang tính toàn cầu của tư bản, mà tác động của tư bản biểu hiện ra là sự theo đuổi hiện đại hoá, do vậy, cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa tính hiện đại và toàn cầu hoá, nghiên cứu mối liên hệ giữa toàn cầu hoá và lý luận về tính hiện đại của triết học mácxít.
Triết học mácxít có lý luận về tính hiện đại hay không? Các học giả Trung Quốc hiệu có quan điểm không nhất quán về vấn đề này, tranh đó có bốn quan điểm tương đối điển hình: thứ nhất,bản chất của triết học macxít là có tính phản hiện đại, đối tượng phê phán của nó chính là tính hiện đại, thứ hai,lý luận mác xít bao hàm lý luận về tính hiện đại, hơn nữa Tuyên ngôn của Đảng Cộng sảnlà tác phẩm lý luận về tính hiện đại kinh điển, Thứba, triết học mácxít là lý luận hậu hiện đại hay có đặc trưng của lý luận hậu hiện đại, Thứ tư,chủ nghĩa Mác vừa kế thừa lý luận về tính hiện đại, vừa phê phán lý luận này, nói cách khác là tái tạo tính hiện đại trên cơ sở mới, lý luận mới.
Lý giải về toàn cầu hoá cần phải đưa vào những nội dung cụ thể của hiện đại hoá. Thế nào là hiện đại hoá? Trước đây, chúng ta lý giải một cách giản đơn rằng hiện đại hoá là "bốn hiện đại hoá" ("tứ hoá"), tức là hiện đại hoá công nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp, hiện đại hoá khoa học kỹ thuật và hiện đại hoá quốc phòng, bây giờ, nhìn nhận lại thì thấy rằng lý luận đó không đầy đủ. Tôi cho rằng hiện đại hoá là một sự
Khẳng định mang tính lịch sử của
C.Mác coi hiện đại hoá như là sự vận động hữu hiệu mang tính tự chủ, tự giác, sáng tạo trong sự phát triển văn minh nhân loại, đồng thời khẳng định nó từ ba phương diện sau đây:
Thứ nhất,hiện đại hoá làm tăng mạnh lực lượng sản xuất, đặt một cơ sở vật chất đầy đủ và vững chắc cho văn minh nhân loại. Thứ hai,hiện đại hoá giải phóng con người ra khỏi sự thống in và trói buộc của phong kiến và thần học, đem lại sự giải phóng và đổi mới to lớn cho con người và tư tưởng, là giai đoạn tất yếu trong quá trình hướng đến tự do của nhân loại. Thứba, hiện đại hoá tạo nên một kiểu tổ chức xã hội hoàn toàn mới, bao gồm cả tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức văn hoá...C.Mác cho rằng, hiện đại hoá đã tạo nên sức mạnh giải phóng vô chuỗi to lớn, đã phát huy tác đụng cách mạng to lớn về mặt lịch sử. Sự khẳng định mang tính lịch sử của C.Mác về giá trị của tính hiện đại đã cung cấp cơ sở lý luận, tư tưởng cho các nước và dân tộc lạc hậu đang tích cực tham gia tiến trình lịch sử hiện đại hoá, thúc đẩy hiện đại hoá chính mình và gia nhập tiến trình phát triển văn minh nhân loại trong bối cảnh toàn cầu hoá, đồng thời cung cấp nội dung tư tưởng tất yếu cho việc bảo vệ và phát huy chức năng chỉ đạo của chủ nghĩa Mác đối với các nước và dân tộc lạc hậu.
Sự phê phán tính hiện đại tư bản chủ nghĩa của C.Mác đối với việc lý giải những tác dụng mặt trái của toàn cầu hoá vẫn có ý nghĩa vô cùng tích cực. Ông còn khảo sát hiện đại hoá từ góc độ chính trị học và đạo đức học, phê phán một cách sâu sắc cái phi nhân tính, tính bất hợp lý về chính trị, tính phi đạo nghĩa về luân lý đạo đức của chủ nghĩa tư bản. Sự phê phán của C.Mác đối với CNTB khi đó chủ yếu triển khai từ mấy góc độ sau đây. Thứ nhất,tối đa hoá lợi nhuận trở thành động lực duy nhất của phát triển xã hội, khiến cho hệ thống động lực vốn là phức hợp biến thành đơn nhất, méo mó và lệch lạc. C.Mác cho rằng, đây chính là vấn đề lớn nhất của hiện đại hoá tư bản chủ nghĩa. Thứ hai,sự thừa thãi quá mức của thế giới vật đi kèm sự đè nén cực độ đối với thế giới người.
Phải nói rằng CNTB hiện đại vẫn đưa vào sức mạnh của toàn cầu hoá để mở rộng một cách tích cực sự lựa chọn giá trị của nó đến mỗi một ngóc ngách của chính quá trình toàn cầu hoá này, đồng thời, dùng những thủ đoạn mới để cướp đoạt kinh tế toàn cầu hoá và bành trướng chính trị. Vì vậy, việc duy từ sự suy xét nghiêm khắc và tinh thần phê phán đối với toàn cầu hoá lấy chủ nghĩa tư bản làm chủ tạo, Việc cảnh giác với bàn tay vô hình và hữu hình của chủ nghĩa tư bản, vẫn là nội dung cần có của yiệe nghiên cứu sâu hơn lý luận về tính hiện đại của chủ nghĩa Mác, đồng thời, cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc đảm bảo phương hướng đúng đắn của việc xây dựng hiện đại hoá XHCN mang màu sắc Trung Quốc.
Mô hình lý tưởng của C.Mác về tính hiện đại phải là định hướng giá tư đúng đắn trong xây dựng hiện đại hoá.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005