Thúy Kiều xử án Hoạn Thư

11:11 SA @ Thứ Tư - 24 Tháng Chín, 2008

Tóm tắt vụ án Hoạn Thư

Nguyên Thúc Sinh là chồng của Hoạn Thư, một thương nhân, mở ngôi hàng ở Lâm Truy buôn bán. Thúc Sinh xa nhà, vào chơi chốn lầu xanh gặp Thúy Kiều, mê tài sắc của Thuý Kiều nên cứu nàng ra khỏi lầu xanh và cưới làm vợ. Hoạn Thư hay tin nhưng bỏ ngoài tai và nghiêm cấm tin ấy lộ ra ngoài. Thúy Kiều bàn với thúc sinh là phải công khai hoá chuyện làm vợ bé của Thuỳ Kiều. Thúc Sinh về dàn xếp chuyện gia đình, nhưng khi thấy Hoạn Thư cư xử quá mặn nồng và hình như không biết gì chuyện. trăng hoa của mình, nên Thúc Sinh im lặng, không dám hé răng chuyện lập "phòng nhì".

Ở nhà một thời gian, Thúc Sinh trở lại Lâm Truy bằng đường bộ. Hoạn Thư cũng cho tay chân là ưng, Khuyến và một đám gia nhân đi đường tắt bằng thuyền để đến Lâm Truy trước, bắt cóc Thúy Kiều, đất nhà bỏ xác người chết vào để tạo hiện trường giả là Thúy Kiều đã chết cháy. Thúc Sinh ngỡ Thúy Kiều đã chết cháy nên lập bàn thờ. Còn bọn Ưng, Khuyển bắt Thúy Kiều về giao cho mẹ Hoạn Thư đánh đập, buộc làm nô tì, sau đó chuyển giao để hầu hạ trong gia đình Hoạn Thư.

Một thời gian sau, Thúc Sinh trở về nhà. Hoạn Thư bắt Thúy Kiều ra lạy ông chủ Thúc Sinh - chồng mình. Đây là tình huống bất ngờ và nghiệt ngã nhất đối với Thúc Sinh và Thúy Kiều. Họ khôn thể nhận nhau trước mặt Hoạn Thư. Ta hãy hình dung hoàn cảnh và tâm trang Thúy Kiều lúc vợ chồng Hoạn Thư vui vầy bắt Thúy Kiều đứng hầu: "Vợ chồng chén tạc chén thù, Bắt nàng đứng trực trì hồ hai nơi, Bắt khoan bắt nhặt đến lời, Bắt quỳ tận mắt, bắt mời tận tay, Sinh càng như dại như ngây, Giọt dài giọt ngắn chén đầy chén vơi...

"Cùng trong một tiếng tơ đồng, Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm..". Khi vợ chồng Hoạn Thư vào ngủ thì Thuý Kiều phải đứng canh: "Người vào chung gối loạn phòng - Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài...". Sau đó, Thuý Kiều được Hoạn Thư cho ra ở Quan âm Các nằm mộng vườn nhà của Hoạn Thư, rồi Thúy Kiều bỏ trốn, nhang theo "phật tiền sẵn có mọi đồ kim ngân", để làm của hộ thân.

Sau một thời gian lưu lạc qua nhiều đau thương, Thúy Kiều trở thành phu nhân của chủ tướng Từ Hải. Có quyền lực trong tay, Thuý Kiều mở phiên tòa để xét xử một số vụ án: trong đó có vụ án quan trọng là vụ Hoạn Thư. Thành phần “Hội đồng xét xử”: “Thẩm phán” Vương Thúy Kiều (vừa là chủ tọa phiên tòa, vừa là người bị phạm "Hội thẩm" Tử Hải (chồng Thúy Kiều). Các "bị cáo": Hoạn Thư, vừa là kẻ chủ mưu, cầm đầu, vừa là người thực hành. Khuyển, Ưng là đồng phạm vụ án với vai trò người thực hành, giúp sức một cách đắc lực cho Hoạn Thư. Một đồng phạm vắng mặt là mẹ của Hoạn Thư, y vừa là người chủ mưu, vừa là người giúp sức nhưng hôm nay không có mặt tại phiên tòa. "Nhân chứng" có mặt tại phiên tòa: Thúc Sinh là chồng bị cáo Hoạn Thư và nguyên là người sống chung như vợ chồng với Vương Thúy Kiều, mụ quản gia nhà Hoạn Thư và vãi Giác Duyên. Các "bị cáo" bị truy tố về tội "ghen tuông- ngăn cản chồng có vợ bé, đất nhà bắt cóc người, đánh đập làm nhục người khác rất tàn nhẫn . Lưu ý về luật pháp quy định: "Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng", nhưng không ai được thay đổi trật tự vớ lớn vợ bé, vì vậy Hoạn Thư bị truy tố về tội "ghen tuông, ngăn cản chồng có vợ bé". Vụ án Hoạn Thư đã được chính Vương Thúy Kiều chọn làm án điểm, xét duyệt trước với sự căm thù sâu nặng giữa hai người đàn bà "lấy chồng chung". Vì vậy, Thúy Kiều đã duyệt mức án nặng nhất, việc xét xử chỉ là lấy lệ. Cái chết cầm chắc đang chờ Hoạn Thư. Ta hãy nghe thẩm phán" Vương Thúy Kiều buộc tội với lời lẽ hăm doạ: "Vợ chàng qui quái tinh ma. Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau. Kiến bò miệng chén chưa lâu. Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa..." và "Dưới cờ, gươm tuốt nắp ra. Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư - Thoát trông nàng (Kiều) đã chào thưa: Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây? Đàn bà dễ có mấy tay? Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan? Dễ dàng là thói hồng nhan. Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”!

Hoạn Thư tự bào chữa còn hơn cả trạng sư

Và đây là thái độ, là lời tự bào chữa của Hoạn Thư: “Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu, Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca". Rằng: "tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình, Nghĩ cho khi gác viết kinh, Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Lòng riêng, riêng chúng kính yêu, Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai. Trót đà gãy việc chông gai, Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng".

Trước hết, ra thử bàn về thái độ của bị cáo Hoạn Thư. Rõ ràng Hoạn Thư không có chút gì biểu hiện ngoan cố mà còn tỏ ra rất sợ sệt: "Hoạn Thư hồn lạc phách xiên. Chính đây là thái độ gây cảm tình và thương xót đối với các quan tòa ở mọi thời đại. Nhưng Hoạn Thư hơn các bị áo thường tình ở chỗ rất bình tĩnh- sự bình tĩnh đạt đến rình độ Hoạn Thư: "Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca". Hoạn Thư đã sợ đến "hồn lạc phách xiêu” mà vẫn làm được cái chuyện “liệu điều kêu ca” thì thật là “ đàn bà” dễ có mấy tay, đời xưa mấy mặt đời này mấy gan”.

Mặc dù không đề cập gì đến bà “ thẩm phán” Vương Thúy Kiều, nhưng lý lẽ cuả Hoạn Thư cao thủ đến mức làm cho Thúy Kiều thấy xử Hoạn Thư là xử chính mình: “ Rằng, tôi chút phận đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình….”. Nói vậy là Hoạn Thư đã nói với Thúy Kiều: “Thấy chưa, tôi cũng là đàn bà như bà “thẩm phán”, làm sao tôi không ghen được , máu tôi cũng đỏ cơ mà. Chồng bà là Từ Hải ngồi đó , bà cho ai mượn thử coi? Vì Thúy Kiều là hạng người biết nghĩ xa “ thấy người nằm đó biết sau thế nào” nên lời biện hộ trên là vô cùng quý giá.

Hoạn Thư lại kể công với Thúy Kiều: “Nghĩ cho khi gác viết kinh, với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo”. Nàng có nhớ không, khi nàng lấy trộm Phật tiền trên bàn thờ mang theo làm lộ phí đường đi, tôi không đuổi theo là vì tôi không cố ý muốn hại nàng, tôi chỉ muốn giữ chồng cho riêng tôi, chứ tôi nào muốn hại nàng! tôi cũng có công giúp nàng ra đấy chứ. Đến đây thì “thẩm phán” Thúy kiều đã không còn bắt bẻ vào đâu được nữa. Hoạn Thư đã chứng minh một cách sắc bén rằng mình không cố ý phạm tội mà nếu có chỉ là “ tội tổ tông”, một loại tội do trời đất sinh ra. Nhưng cao thủ thêm một bậc là Hoạn Thư vẫn có tội và xin “ thẩm phán” Thúy Kiều tha thứ: “ Trót đà gây việc trông gai, còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.
Với thái độ “hồn lạc phách xiêu” lo sợ nhưng bình tĩnh lạ lùng. Lý lẽ sắc bén chứng minh rõ ràng là chỉ phạm “ tội tổ tông” tức là không có tội, nhưng lại nhận tội và xin tha thứ, đã để Thúy Kiều vào tình huống phải tha, mặc dù trước đó đã duyệt án tử: “ Khen cho thật đã nên rằng, khôn ngoan đến mức nói năng phải lời, Tha ra thì cũng may đời, làm ra thì cũng là người nhỏ nhen, đã lòng tri quá thì nên, truyền quân lệnh xuống trước tiền tha ngay”. Trước đây Thúy Kiều đã khen Hoạn thư: “ Đàn bà thế ấy, thấy âu một người! Ấy mới gan, ấy mới tài. Và phong cho Hoạn Thư là nhà ghen (máu ghen đâu có lạ nhà ghen) thi nay lại khen “ khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời” . Thúy Kiều là người thông minh vốn sẵn tính trời và “sắc đành đòi một , tài thành họa hai” mà không thể buộc tội nổi họ Hoạn thì rõ ràng họ Hoạn biện hộ đạt đến trình độ trác việt.

Sai lầm khi tuyên án

Thúy Kiều có sự sai lầm - một sự sai lầm do sự biện hộ của Hoạn Thư mà ra. Xưa nay, người ta thường trị tội nặng những kẻ chủ mưu, kẻ cầm đầu còn xử nhẹ hoặc tha thứ cho kẻ thừa hành, kẻ giúp sức, kẻ a dua. Thế mà Thúy Kiều lại tha thứ cho kẻ cầm đầu, chủ mưu còn bọn Ưng, Khuyển là kẻ thừa hành, giúp sức lại bị xử tử. Chính sự sai lầm của con người tài sắc Thúy Kiều (hay Nguyễn Du) càng làm nổi bật tài biện hộ của Hoạn Thư. Hoạn Thư thật xứng đáng được gọi là “luật gia - trạng sư”. Thái độ và lời biện hộ của Hoạn Thư trước “thẩm phán” Vương Thúy Kiều xứng đáng được các bị cáo, giới luật gia, luật sư học tập, coi đó như là thái độ và lời bào chữa mẫu mực.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trở lại câu chuyện So sánh Kim Vân Kiều với Truyện Kiều

    05/12/2005GS. Nguyễn Huệ Chi... muốn so sánh Kim Vân Kiều truyện với Truyện Kiều một cách khoa học nhất thiết phải có những thao tác nghiêm chỉnh và tỷ mỉ nhằm đối chiếu chỗ dị đồng giữa hai bên thật rành mạch chứ không thể tùy tiện....