“Sử gia” viết “Gia sử“
Con: bố ơi, “lịch sử” là gì hả bố ?
Bố: à … là … tất cả những chuyện xảy ra từ hôm qua trở về … ngày xưa, của một … cái gì đó, chẳng hạn của một nước (gọi là “Quốc sử”) … Người ta ghi lại, nghiên cứu, thành cả môn khoa học. Hình như là sang năm con sẽ được học môn sử đấy.
Con: thế thì có lịch sử … nhà, tức là gia đình không ạ ?
Bố: ừ … nếu thích thì cũng có. Nhưng chả thấy ai làm cái này cả. Chỉ có cái “gia phả” thôi, nhưng nó cũng không được chi tiết như lịch sử.
Con: thế thì con thử làm cho nhà mình bố nhá ?
Bố: tuyệt vời con tôi, còn gì bằng. Thằng này có chí hướng quá đi mất. Cố mà tập con ạ, sẽ có nhiều ích lợi vô cùng, lại đỡ đi chơi lêu lổng. Nào là gương chiến đấu, vào tù ra tội của ông, bà … rồi những quá trình đóng góp, cương vị của bố … cũng kha khá đấy nhá ! Các con sẽ nhìn vào mà tự hào, mà noi theo … Mình gọi nó là “gia sử”, nhẩy ?
Hôm nọ
Con: bố ơi, bố thử nghe con đọc “gia sử” nhà mình con ghi bố nhé.
Bố: chà chà, con tôi giỏi quá. Nào đọc ngay đi, hồi hộp quá !
Con: “… ông tôi già yếu lắm, xưa ông đi cách mạng bị đi tù …”
Bố: đấy, phải nói được những cái quan trọng như thế …
Con: “… bố tôi chưa bị bỏ tù nhưng chắc cũng có công to nên đi đâu cũng có ô tô cơ quan chở cả. Bố chăm làm việc lắm. Tối đến là có nhiều người đến nhà làm việc, đem đến cả các thứ, lại đưa cả thư nữa, nhiều lắm. Mà sao thư không gửi bưu điện mà lại đưa tận tay tôi cũng không biết, chắc là quan trọng lắm …”
Bố: hừ … không ổn rồi …
Con: “… thế mà ông vẫn cứ hay mắng bố, hôm nọ mắng là “mày là cái thằng tiêu cực”, “mày lợi dụng danh tiếng tao” …” (tiêu cực, danh tiếng là gì hả bố ?)
Bố: chết, chết thật ! … Mà này … bố bảo nhá. Con ghi thế này là không đúng … kiểu “lịch sử” rồi. Đưa đây bố, rồi bố bầy cho ghi. Chưa được học có khác.
Con: thế thì ghi thế nào hả bố ?
Bố: là … là … phải ghi những cái gì … tốt này, vui vẻ này để nêu gương … À, với lại phải những việc lớn cơ, chứ chuyện nói năng, khách khứa … nó … vớ vẩn quá.
Con: … nhưng hôm nọ bố bảo là phải ghi tất cả cơ mà … À, con có cách rồi !
Hôm nay
Con: ông ơi, bố ơi, nghe con đọc “gia sử” nhà mình nhá.
Ông: ôi, ngạc nhiên quá nhẩy. Thằng này đặc biệt lắm đây.
Bố: con dạy nó đấy bố ạ. Nào, con đọc cho ông tự hào về “sử gia” của ông đi.
Con: “… ngày xưa ông đi hoạt động bị tù tội …”
Ông: tốt quá !
Con: “… hôm nọ tôi đọc cho bố tôi nghe, nhưng có nhiều đoạn về bố thì bố bảo không được đưa vào, nên tôi ghi riêng ra quyển khác tên là “gia sử bí mật” …
Bố: cái thằng mày làm trò gì …
Ông: yên nào !
Con: … giờ cháu đọc cái quyển “gia sử bí mật” ông nhá “… Quyển sử này để cất bí mật trong nhà không cho người ngoài xem … Bố làm việc vất vả, tối cũng làm, lại có nhiều người đến làm cùng, đem cho bố nhiều đồ dùng mới nguyên, cả thư từ nữa. Ông mắng bố “mày là thằng tiêu cực”. Nhưng bố bảo tôi là không được ghi thế, lịch sử phải ghi những cái gì tốt đẹp thôi. Tôi nghe lời bố nhưng tôi không hiểu gì cả. Chẳng nhẽ ông mắng bố, là bố dạy con mà lại không tốt à ? …”
Ông (chỉ bố): á, thằng đểu, nó viết đúng quá mà mày dám dạy nó lếu láo, dối trá hả. Cút ngay khỏi nhà này !
Bố: này cụ ơi, cụ cổ lỗ lắm rồi … Mà con cút thì ai nuôi cả cái nhà này … , ai xe đưa xe đón oách-xì-dầu cho cụ đi họp hành “cựu” nọ “cựu” kia ? …
Con: … ông ơi, bố ơi … thế con nghe lời bố, con ghi luôn là … hôm nay ông với bố cãi nhau như thế …. vào cái quyển “Gia sử bí mật” bố nhá ?
Ông: này, tao cấm! Để đấy, hôm nào ông bảo cho mà ghi. Chúng mày … bố lếu bố láo hết. Học với chả hành !
Con: hay là ông cho cháu lại ghi vào một quyển nữa, gọi là “Gia sử bí mật nữa“, ông nhá ?
Ông/Bố: …
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý