Rau muống tháng 9
Nhật ký phóng viên ghi nhận lại tình hình “mặt trận” nóng bỏng tại một gia đình như sau:
Cô con gái học chuyên văn hỏi bố:
- Bố ơi! Bố giải thích dùm con câu tục ngữ “Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn” là thế nào?
- Có gì đâu mà không hiểu. Tháng 9 đã hết mùa rau muống, cho nên rau muống trở nên hiếm. Câu này là người ta muốn ca ngợi những người con dâu hiếu thảo trong cảnh nghèo. Thứ gì ngon, hiếm thì nhịn miệng dâng mẹ chồng, con hiểu chưa?
- Con hiểu rồi ạ.
Nghe thế, vợ anh chõi vào:
- Anh giải thích thế mà cũng đòi giải thích. Tháng 9 đã hết mùa rau muống, đúng! Nên rau muống tháng 9 là loại rau già, rau còi, ăn vừa xơ vừa chát. Dẫu có hiếm cũng chẳng quý báu gì. Câu tục ngữ này không phải ca ngợi mà là câu mỉa mai những người con dâu xảo trá, bề ngoài tưởng là hiếu thảo mà thực ra trong bụng thì chẳng ra gì. Con hiểu chưa nào?
- Dân gian người ta nôm na, chất phác chứ đâu quen xoi mói, bới móc như cái đám phê bình các cô. Đọc một tác phẩm, chỉ độc chúi mũi vào tìm những là nội dung, chủ đề, tư tưởng với lại tính này tính nọ chứ chả hiểu gì về văn chương nghệ thuật cả.
- Là vì những tác phẩm như tác phẩm của anh, có tí gì là văn chương nghệ thuật đâu! Bảo người ta không biết, sao mấy lần cứ nài người ta viết giới thiệu tác phẩm cho?
- Chân quê lại muốn xỏ giày. Mắt lòa cũng cứ loay hoay muốn nhìn.
- Phải! Quê đấy! Mùa lòa đấy! Biết thế sao ngày xưa cứ lăn vào con quê, con mù này. Còn nhớ đã khóc bao nhiêu lần rồi không?
Cứ thế… “Bản tình ca trí tuệ” mỗi lúc một cao dần, gay gắt dần, và đây là những “nốt nhạc cuối cùng” của nó:
- Được! Đã thế thì ly hôn.
- Cảm ơn! Viết đơn đi! Xin ký ngay.
Những ngày sau đó chẳng ai muốn nói chuyện với ai. Tối đến, họ ngủ riêng mỗi người một giường….
Theo thống kê của tòa án chuyên xử ly hôn thì có 80% các cuộc ly hôn đều bắt đầu từ những mâu thuẫn, chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh như thế. Chẳng ai chịu rút quân khỏi mặt trận máu lửa cả!
Hai vợ chồng Việt Kiều cãi nhau:
- Vợ: "You are poor as torn spinach two table hand white" (Anh nghèo rách mồng tơi hai bàn tay trắng)
- Chồng: "I don’t want salad with you" (Tui không muốn cãi với cô! )... Sugar you you go, sugar me me go! (Đường cô cô đi, đường tôi tôi đi!)
- Vợ: You think you tasty? (Anh nghĩ anh ngon lắm hả?)
- Chồng: I love toilet you dumb mouth! (Tôi yêu cầu cô câm mồm)
- Vợ: You live a place monkey cough, flamingo crow. Clothes house country! (Anh sống ở nơi khỉ ho cò gáy. Đồ nhà quê)
- Chồng: You onion summer three down seven up. No enough already listen! (Cô hành hạ tôi ba chìm bảy nổi. Thôi đủ rồi nghe!)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường