Quý bà hoàn hảo
Đó là trường hợp của bà Dạ Minh. Thời còn độc thân, bà mong có một tấm chồng vắt eo để đỡ tủi thân khi đi dự đám cưới bạn bè, để không còn ai thương... hại, nhắc nhở: "Trên băm rồi đó nha!".Thế nhưng, từ ngày có chồng, đã có cái để săm soi, bà bắt đầu thay đổi mục đích hôn nhân: Không phải có chồng để hết ở một mình, mà phải là chồng như thế nào, chồng của bà không phải ra sao cũng được.
Với tư duy đó, sau khi lập gia đình, sanh đẻ rồi, mà bà vẫn thường xuyên "chán chết!" đi được. Bởi vì ông xã bà không như bà mong đợi. Ông không hội đủ các tiêu chuẩn "ông chồng văn hóa" mà bà soạn thảo ra. Chuyện trang phục của ông, tưởng chuyện nhỏ hóa ra to. Mỗi lần ông dẫn xe ra cửa, ngóng chờ vợ trang điểm cả buổi. Đến khi bà vợ "đài trang" xuất hiện, ông chưa kịp thở phào, đã phải nuốt hận, vì bà yêu cầu ông "thay đồ".
Ông cứ thay tới thay lui như người mẫu thời trang. Bộ nào, bà cũng lắc đầu: "Sao ông ăn mặc lôm côm vậy, bao nhiêu đồ đạc tui sắm cho ông toàn thứ đắt tiền, vậy mà ông cứ quần này, áo nọ không có gu ghiếc gì hết. Ra đường người ta cười tui, chứ đâu có cười ông!".Buổi trình diễn thời trang kết thúc bằng bộ áo thun ba lỗ, quần đùi, cùng với lời tuyên bố của ông: "Tui mệt quá rồi! Bà làm ơn đi xe ôm. Tui không biết ăn mặc sao để xứng đáng làm chồng bà. Xin phép bà cho tui ở nhà!".
Bà Hoài Nga thì tức lộn ruột ông xã hay xả rác. Phải vất vả lắm vợ chồng bà - mà thật ra là nhờ sự vun vén của bà - mới tậu được căn hộ trong một chung cư mới toanh ở trung tâm thành phố. Bà vợ hăng say lau nhà như chơi môn thể thao yêu thích. Nhưng trái với sự gọn gàng "đâu ra đó" của bà vợ, ông chồng cứ hồn nhiên thoải mái coi nhà mình đúng nghĩa là nơi trút hết mọi mệt mỏitheo cả nghĩa bóng lẫn đen.
Ông thảy ra trên bàn tờ báo, bà vợ dẹp liền; thảy tờ giấy ghi chép quan trọng, bà cho vô sọt rác. Những lúc tìm đồ đạc của mình không ra, ông nổi quạu. Bà vợ càng tức: "Ông không bao giờ trở thành… quí phái được. Nhà cửa đẹp đẽ, lẽ ra ông phải văn minh ra, lịch lãm ra. Đằng này, ông cứ cù lần, buông thùa… Tôi biết ông không thay đổi, tôi cứ để cái nhà cũ cho ông ở. Trước khi ăn, tôi không nhắc thì ông chẳng bao giờ chịu rửa tay, nhai nuốt ào ào, như người sắp chết đói. Đi ăn tiệc với ông, tui mắc cỡ quá!".
Nhưng ông chồng không muốn sống trong trại "cải tạo" của bà vợ. Ông bảo vợ: "Tui không bồ bịch, không cờ bạc, không nhậu nhẹt, không bê-đê… bà còn đòi hỏi gì nữa? Bà đúng là được voi muốn thêm tiên. Bà ráng tìm một ông khác về dọn dẹp nhà suốt ngày, sạch sẽ thơm tho cho xứng đôi vừa lứa với bà!".
Nỗi buồn của các ông kém cỏi về mặt hình thức, văn hóa cũng chưa bằng các ông chồng bị các bà vợ xét hỏi về mặt trình độ kiếm tiền. Đó là thước đo sự hoàn hảo của các quý ông đời nay. Ông H.D. hay bị bà vợ so sánh với ngay một người đàn ông đã từng si mê bà hồi sinh viên. Lúc đó, vì tình yêu của ông H.D. quá mãnh liệt, nên bà cảm kích và lên xe hoa cùng ông.
Nhưng thỉnh thoảng thấy người tình cũ lên tivi trong vai trò một nhân vật thành đạt, bà cứ hứ háy liếc ngang, liếc dọc ông chồng có tiếng mà không có miếng nào. Ông chồng bà là nhà khoa học, nếu chịu khó đi làm dự án, sẽ có thêm thu nhập. Nhưng ông chỉ say mê công tác nghiên cứu. Bà vợ trề môi, làm "công tác tư tưởng" ông chồng liên tù tì: "Ông sĩ diện quá! Tiền mà chê! Hay là ông không đủ khả năng xoay xở. Nếu tôi là ông, tôi đã thành triệu phú lâu rồi!"…Đúng là có nhiều bà vợ "lòng tham vô đáy".
Ông chồng cỡ nào cũng không cảm thấy hài lòng. Chẳng những các ông bị nạn, mà con cái của các "quý bà hoàn hảo" lúc nào cũng phải "nhón gót, vói tay" mới đúng với mong đợi của mẹ. Thằng con trai của bà Kha Huê, mới lên 3 tuổi đã được mẹ huấn luyện để trở thành một "quý ông… hết chỗ chê". Điều này, bà rút kinh nghiệm từ thất bại trong việc cải tạo ông bố của thằng con trai.
Bà nhận ra "Cây già không thể nào uốn được theo ý mình". Vợ chồng bà cãi nhau vì thằng con " bơ phờ " khi mọi hoạt động đều theo chỉ đạo của mẹ. Tại sao các bà hay có máu… hoàn hảo? Các nhà tâm lý đưa ra lý do: Nếu như đàn ông sau khi lập gia đình vẫn ham dòm ngó đến các cô gái trẻ đẹp, thì các bà vợ lại khoái dòm qua "khe cửa" nhà người.
Bởi thế, các bà mới thấy "nhà mình không bằng ai" nên phải ra sức thúc giục chồng con phấn đấu. So sánh chồng con của mình với chồng con của người ta, là một trong nhiều sở thích của không ít phụ nữ. Đòi hỏi nhiều quá ở chồng con, cũng là tự gây áp lực cho mình, nên các bà luôn cảm thấy… bất an, bất hạnh. Nhưng nhiều bà lại biện luận "Để mặc kệ cho các ông phát triển lung tung à?".
Người xưa đã lý giải rồi "Nhân vô thập toàn", tại mấy bà không chịu nghe để rồi làm khổ chồng con, làm khổ mình đó thôi! T hoàn hảo! hoàn hảo! Quý bà
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường