Quốc dân với gia nô
Đau đớn thay! Thảm hại thay! Địa vị mình quốc dân mà chưa từng một ngày nào được chịu cái ơn giáo dục cho làm quốc dân; thân phận mình quốc dân mà chưa từng một ngày nào được hưỡng cái quyền lợi quốc dân.
Tục ngữ có câu: "Dân như trùn như dế" lại có câu thường nói: "Dân như gỗ tròn", điều đó suốt xưa nay, khắp Đông Tây không một dân nước nào như dân nước ta cã. Vì sao? Hay là trời cách chức quốc dân của nước mình rồi chăng? Hay là người nước mình không đang nổi cái chức quốc dân chăng? Hai lẽ tất có một. Đạo trời rất công, lòng trời rất nhân ái, người nước nào cũng là con trời cả, trời vẫn xem làm bình đẵng, trời có thương riêng gì dân nước Pháp, nước Anh, nước Mỹ, nước Nhật Bản? Có ghét riêng gì nước ta? Cái chức Quốc dân này, có lẽ nào trời cho ở họ mà cướp mất ở ta? Vậy thời cái chức làm Quốc dân vẫn là trời thưởng cho ta đó, nhưng tội tình thay! Trời vẫn ban cho ta mà ta không biết vâng chịu!
Xem lịch sử nước ta từ xưa đến nay hơn ba nghìn năm chỉ có gia nô mà không quốc dân thật. Quyền vua quá nặng, nặng không biết chừng nào; gia dĩ quyền quan lại hứng đở quyền vua mà tầng tầng áp chế, từ cửu phẩm kể lên đến nhất phẩm, chồng càng cao, ép càng nặng đến dân là vô phẩm, thân giá lại còn gì. Thằng này là con ngựa, thằng nọ là con trâu, buộc cương vào thì cắm cổ cứ đi, gác ách vào thì cúi đầu cứ lủi, gặp Đinh thời làm nô với Đinh, gặp Trần thời làm nô với Trần, gặp Lê Lý thời làm nô với Lê Lý, phận con hầu với thằng ở, được đôi miếng cơm thừa canh thải thời đã lấy làm hớn hở vinh quang, tối năm đứng đầu ruộng mới được bát cơm, suốt đêm ngồi trên bàn khung cửi, mới có tấm áo mặc, mà thoạt mở miệng ra thời chỉ nói rằng "cơm vua áo chúa", đồn điền nầy sông núi nọ, mồ hôi lẫn nước mắt mà cày cấy mở mang, nhưng mà "chân đạp đất vua", lại giữ chặt một câu hoạt kê vô lý. Than ôi! Cái tư tưởng gia nô! Bệnh gia truyền làm nô đó không biết tự bao giờ để lại cho chúng ta, bắt ta phải gông đầu khóa miệng, xiềng tay xích chưn, mà chịu gánh gia nô cho già đời mãn kiếp! Đau đớn thật! Thãm hại thật! Anh em ôi! "Dân vi quý" là câu nói của ông Mạnh Đại Hiền, "Dân vi ban bản" là câu nói của ông thánh Hạ Vũ hai người đó có phải nói lừa ta đâu? Ta ngu, ta ngẩn, ta hèn hạ quá chừng!
Mình ta sang trọng nhứt là cái quốc dân mà ta bỏ xó đi không nhắc tới, khăng khăng chỉ ôm lấy cái phẩm hàm gia nô làm vinh quý; Ôi! phẩm hàm làm gì anh em ôi! Nhà giàu phỉnh thằng ở thời vất cho một hai đồng tiền, nhà vua phỉnh đứa dân thời vất cho một hai trương giấỵ Nhưng nghĩ cho ra kỹ, thời một đồng tiền của nhà giàu phỉnh ta đó mà thân giá ta vẫn còn, đến như một trương giấy của nhà vua phỉnh ta đó, thời thân giá ta đã ô hô, ai tai rồi hẳn. Lại còn khi rủi gặp cơn dâu bể đổi đời, tờ giấy của nhà Đinh trải qua nhà Lý thời đã không đáng một xu, tờ giấy của nhà Lý trải qua nhà Lê hoặc nhà Trần thời cũng không ai ngó đến, huống gì vì một trương giấy đó mà quỳ mòn đầu gối, lạy lắm cả cằm râu, lại phải vất vô số máu me, ép vô số dầu mở cung cấp cho nhà ai mới hủ hỉ được một trương giấy đó, thời còn gì vinh quý nữa đâu! Gia nô! Gia nô! Cái oai kiếp đó, từ đây nên sám hối là phải.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn