Quan niệm của Hêraclit về sự hài hòa và đấu tranh của các mặt đối lập, về tính thống nhất của vũ trụ
Hêraclít(520 - 460 trước CN) - nhà triết học Hy Lạp cổ đại, người không chỉ nổi tiếng với học thuyết về "dòng chảy", mà còn trở nên bất hủ với quan niệm độc đáo về sự hài hòa và đấu tranh của các mặtđối tập, về tínhthống nhất của vũ trụ."Dòng chảy" được thừa nhận là nguyên lý xuất phát trong quan niệm của Hêraclít về vũ trụ, là học thuyết xuyên suất toàn bộ hệ thống triết học của ông. Song, cái làm nên nét độc đáo, sự khác biệt rõ ràng nhất giữa Hêraclít với các nhà triết học trước ông và cùng thời đại với ông, thậm chí vớicả các nhà triết học sau ông, lại không phải là học thuyết về “dòng chảy" hay quan niệm về sự vận động vĩnh viễn của vật chất, mà là quan niệm, có thể nói, hết sức độc đáo của ông về sự hài hòa, đấu tranh của các mặt đối lập trong vũ trụ và tính thống nhất của vũ trụ ấy quan niệm được coi là một phỏng đoán thiên tài của Hêraclít về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Khi coi lửa là bản nguyên vật chất, là nguyên tố vật chất đầu tiên của mọi dạng vật chất, toàn bộ thế giới hay vũ trụ chẳng qua chỉ là sản phẩm biến đổi của lửa, "hết thảy mọi sự vật đều chuyển hóa thành lửa, lửa cũng chuyển hóa thành hết thảy sự vật" Hêraclít đã đi đến quan niệm về tính thống nhất của vũ trụ. Ông cho rằng vũ trụ - cái thế giới mà con người đang sống trong đó - thống nhất ở một cái duy nhấtlà ngọn lửa vĩnh hằng, bất diệt. Ông viết: "Thế giới là mộtchỉnh thể bao gồm vạn vật. Thế giới là đồng nhất đối với hết thảy mọi sự vật tồn tại trong nó. Thế giới ấy không do bất cứ vị thần nào sáng tạo ra, cũng không do bất cứ người nào sáng tạo ra. Thế giớilà một ngọn lửa sống bất diệt(Chúng tôi nhấn mạnh - Đ.H.T) trong quá khứ hiện tại cũng như trong tương lai. Ngon lửa ấy cháy sáng trong một khoảnh khắc nhất định và cũng tàn lụi đi trong một khoảnh khắc nhất định
Khẳng định tính thống nhất của thế giới, của vũ trụ a ngọn lừa sống duy nhất, vĩnh hằng, Hêraclít cho rằng thế giới hiện thực hay vũ trụ đang tồn tại ấy là cái duy nhất(L’un), đồng thời cũng là cái đa (cái nhiều), đúng hơn là cái bội đa (Multiple). Quan niệm này đã đưa Hêraclít đến một trình độ khái quát triết học cao hơn, trừu tượng hơn về sự thống nhất của các mặt đối lập trong vũ trụ. Ông cho rằng, mọi cái đồng nhấtđều luôn tồn tại trongsự khácbiệt và đó là cái hài hòa của những cái căng thẳng,độc lập, cũng như sức căng của dây cung, dây đàn. Rằng "thiện và ác chỉ là một" (B58), sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già trước sau cũng đều là một"(B88). Coi đó là sự “tương phản", "tương thành" của sự vật trong vũ trụ Hêraclit khẳng định:"Đối lập tạo ra hài hòa, giống như cây cung và chiếc đàn sáu dây"(B51). Hết thảy mọi sự vật trong vũ trụ đều tồn tại trong thể thống nhất củacái phân chia được - cái không phân chia được, cái toàn bộ - cái bộ phận, cái đồng nhất - cái không đồng nhất, cái được sinh ra - cái không được sinh ra, cái chết - cái không chết...giống như "cây cung” tên gọi của nó là sống, nhưng tác dụng của nó là chết"(B48). Trong vũ trụ này hết thảy "những vật xung khắc lẫn nhau hợp thành một. Những âm điệu khác nhau hợp lại thành một hòa âm đẹp đẽ nhất"(B8).
Các mặt đối lập ấy của sự vật,
Quan niệm như vậy về các mặt đối lập trong sự vật cho thấy, Hêraclít đã nói đến "sự phân đôi của cái thống nhất" mà việc "nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó",cái làm nên thực chất, bản chất, đặc trưng, đặc điểm cơ bản nhất trong tư tưởng biện chứng của ông, đã khiến cho nhà triết học Arixtốt, như nhận xét của Lênin, luôn phải "nát óc" và đấu tranh chống lại.
Khẳng định thế giới hay vũ trụ vừa là cái duy nhất, vừa là cái bội đa và trong nó, các mặt đối lập vừa có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, vừa có sự trao đổi, chuyển hóa lẫn nhau, Hêraclít cho rằng, chính với tư cách ấy mà thế giới hiện thực, vũ trụ này luôn tồn tại với sự hoàn hảo và hài hòa vốn có của nó. Sự hoàn hảo, tính hài hòa này của vũ trụ, theo quan niệm của Hêraclít, là sự thống nhất nội tại, là sư hòa hợp, sự cân bằng của các mặt đối lập cấu thành chỉnh thể (sự vật, hiện tượng, thế giới, vũ trụ). Rằng chính sự hoàn hảo và hài hòa ấy đã đem lại cho mọi sự vật, hiện tượng và cả vũ trụ này tính xác định, tính vững chắc và tính ổn định. Nhờ có sự hoàn hảo, hài hòa vốn có ấy mà mọi sự vật, hiện tượng và cả vũ trụ mới là nó, mới tồn tại. Nhưng sự hoàn hảo, hài hòa ấy
Hêraclít nhấn mạnh, làm rõ sự khác biệt giữa các mặt đối lập để chỉ ra sự thống nhất của chúng và nhấn mạnh, làm rõ sụ thống nhất của các mặt đối lập để chỉ ra những khác biệt. giữa chúng. Qua đó, Hêraclít muốn nói rằng, con người không nên phán đoán về các sự vật qua cái vẻ bề ngoài mà đường như là hài hòa, hoàn hảo ấy của chúng, "không nên kết luận quá sớm về một việc nào đó" (B47) khi chưa nhận thức được các mặt đối lập của nó đấu tranh với nhau như thế nào để tạo nên sự hài hòa và trong sự hài hòa ấy, chúng lại đấu tranh với nhau như thế nào để tạo nên sự hài hòa mới. Bởi người ta thường nhận thấy các mặt đối lập của sự vật tách rời nhau và cho rằng chúng có thể tồn tại một cách tách biệt, không phu thuộc vào nhau, song trên thực tế, các mặt đối lập ấy lại tồn tại trong thể thống nhất, chúng thiết định lẫn nhau, quy định lẫn nhau, tạo thành sự hài hòa, thành một chỉnh thể hòa hợp, hoàn hảo. Đối lập là bản chất của cái hài hòa. Không có các mặt đối lập
Mọi chỉnh thể thống nhất (sự vật, hiện tượng thế giới, vũ trụ)
Vốn là "linh hồn" của sự phủ định sự vật cũ, đấu tranh,
Không đồng ý với quan niệm của nhà thơ mù Hôme về sự không tồn tại của đấu tranh trong lĩnh vực của Thượng đế và con người", quan niệm đã giữ địa vị của một tư tưởng thống trị ở các nhà tư tưởng tử thế kỷ XII đến thế kỷ IX trước Công nguyên, Hêraclít cho rằng đấu tranh giữa các mặt đối lập là hiện tượng phổ biến trong vũ trụ, không có đấu tranh sẽ không có bất cứ sự hài hòa nào và ngược lại, khi đấu tranh không còn thì mọi cái cũng biến mất (A22). Phản đối chủ trương của nhà toán học cổ đại, nhà triết học được người đương thời tôn vinh là "người cha của triết học thần thánh" - Pitago (571- 497 trước CN), người chủ trương loại trừ đấu tranh khỏi sự hài hòa và xác lập một sự hài hòa vĩnh hằng, sự hài hòa không có biến đổi trong vũ trụ, một "sự hài hòa chết" và bất động trong tự nhiên và trong cuộc sống, Hêraclít tuyên bố nên nhớ rằng, chiến tranh(ở ông chiến tranh được đồng nhất với đấu tranh - Đ.H.T) là phổ biến"(B80), chiến tranh là cha của vạn vật,cũng là vuacủa vạn vật"(Chúng tôi nhấn mạnh - Đ.H.T) (B53).
Điều đó cho thấy, trong quan niệm của Hêraclít, đấu tranh giữa các mặtđối lậplà tấtyếu, là quyluật tất yếu của vũ trụ,là logos vũ trụ. Với ông, đấu tranh của các mặt đối lập là cái mang tính phổ biến, là nguồn gốc ra đời của mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. Ông viết: "Tất cả đều sinh ra từ đấu tranh và từ tính tất yếu (B80). Với ông, đấu tranh giữa các mặt đối lập không phải là cái được đem vào cuộc sống và vũ trụ này từ đâu đó ở bên ngoài, mà là cái vốn có trong cuộc sống, trong vũ trụ. Mọi sự đấu tranh đều có thể dẫn đến tình cảnh bí đại, song nó là tất yếu của tồn tại, là cái nội tại, vốn có của cuộc sống, của vũ trụ - vũ trụ với tư cách là một sự hài hòa nào đó. Đấu tranh và hài hòađó là sự thống nhất giữa các mặtđối lập, là một sự thống nhất tối cao nàođó, là sự hòa hợp và hài hòa của vũ trụ.Sự thống nhất và hài hòa tối cao ấy của vũ trụ,
Vũ trụ là sự hài hòa bí ẩn, "sự hài hòa không trông thấy được” và mạnh hơn "sự hài hòa trông thấy được" trong quan niệm của Hêraclít có nghĩa rằng, sự hài hòa bí ẩn là sự hài hòa thần thánh" được hiểu theo nghĩa sự vượt trội của nó đối với mọi sự hài hòa hữu hạn - sự hài hòa của các sự vật, hiện tượng đơn nhất. Sự hài hòa của vũ trụ cần đến sự hài hòa của tất thảy sự vật hiện tượng đơn nhất, như sống và chết, thiện và ác, công bằng và bất công ...Nói chính xác hơn, sự hài hòa của Vũ trụ, trong quan niệm của Hêraclít, xa lạ với quan niệm thông thường của con người về sống và chết, thiện và ác, công bằng và bất công bằng trong lĩnh vực của sự hài hòa vũ trụ, các mặt đối lập có địa vị và vai trò ngang nhau, còn trong lĩnh vực của cuộc sống của con người, các mặt đối lập hoàn toàn không được địa vị và vai trò ngang nhau, mặc dù chúng không tồn tại tách biệt nhau.
Gạt sang một bên quan niệm mang tính nửa thần thoại của Hêraclít về sự xuất hiện của Thượng đế, có thể nói rằng, ông là người đã đánh giá cao sự tự do của con người khi so sánh sự khác biệt giữa người tự do và người nô lệ với sự khác biệt giữa Thượng đế và con người. Ông cho rằng Thượng đế luôn thờ ơ với cuộc sống nô lệ của một số người này và sự tự do của một số người khác, song con người thì không thờ ơ với điều đó. Con người biết đến chiến tranh với tư cách là ông hoàng của tất cả mọi cái đang tồn tại và cũng biết "chiến tranh khiến cho một số người trở thành thần thánh, một số người trở thành người, một số người trở thành nô lệ và một số người khác thì trở thành người tự do" (B53).
Khi nói tới chiến tranh hay đấu tranh với tư cách là nguồn gốc của mọi sự vận động và biến đổi, Hêraclít cũng đã nói tới chiến tranh chính nghĩa: "Chiến tranh là phổ biến, chính nghĩa tức là chiến tranh" (B80).
Tất cả những quan niệm ấy của Hêraclít về chiến tranh cho thấy, mặc dù ông coi "chiến tranh là cha của vạn vật", là “vua của vạn vật", song ông không phải là người tuyên truyền cho cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa người với người. Có thể minh chứngcho điều đó bằng chính câu nói của ông rằng: "Người ưu tú nhất thà chiếm lấy một thứ chứ không cần tất cả những thứ khác. Đó là: thà rằng được cái quang vinh bất diệt chứ không cần những cái sớm nở tối tàn"(B29). Theo chúng tôi, việc Hêraclít nhấn mạnh vai trò của chiến tranh luôn gắn liền với việc ông thường xuyên kêu gọi người dân Hy Lạp hãy đứng lên tiến hành đấu tranh vũ trang để giải phóng các thành phố của đất nước mình khỏi ánh thống trị của Ba Tư.
Về phương diện triết học, quan niệm của Hêraclít về chiến tranh chính là quan niệm của ông về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập với tư cách là nguồn gốc của mọi cái đang diễn ra trong Vũ trụ. Nói các khác, ở Hêraclít, các khái niệm "chiến tranh" và "đấu tranh" mang một ý nghĩa triết học trừu tượng và do vậy, theo nghĩa đen của những khái niệm này thì "chiến tranh", “đấu tranh" không phải là những cái bắt buộc. Nếu vũ trụ là cái có trật tự, luôn vận động, biến đổi theo logos của nó và trong Vũ trụ ấy, "vạn vật ra đời đều dựa vào logos của nó" (B1), thì đấu tranh giữa các mặtđối lập trong mỗi sự vật, hiện tượng phải diễn ra trong khuônkhổ của logos, chứ không phải trong khuôn khổ của cái vô trật tự, của thói tuỳ tiện vốn mâu thuẫn với logos vũ trụ.
Có thể nói, đó là những quan niệm độc đáo của Hêraclít về tính thống nhất của vũ trụ, về sự hài hòa và đấu tranh của các mặt đối lập trong vũ trụ ấy. Thế nhưng, trong lịch sử triết học, không phải nhà triết học nào cũng thừa nhận như vậy, cũng coi đó là đóng góp của Hêraclít cho sự phát triển của phép biện chứng. Chẳng hạn, Ph.Látxan, trong tác phẩm triết học của Hêraclít bí ẩn ở Êpheđơ" (xuất bản tại Béclin năm 1858), đã cố ý bỏ qua " cái tinh thần triết học Hy Lạp" chân chính cái giản dị và mộc mạc ấy của Hêraclít để "tối tân hóa", "phức tạp hóa", "Hêgen hóa" Hêraclít và những quan niệm độc đáo của ông về sự hài hòa và đấu tranh của các mặt đối lập trong vũ trụ. Song, đã cố ý làm như vậy, Ph.Látxan vẫn buộc phải đồng ý với nhà triết học Philon rằng, trong quan niệm của Hêraclít, "thể thống nhất là cái gồm có hai mặt đối lập" và do vậy, “một khi phân thành hai, thì những mặt đối lập ấy liền xuất hiện", "cũng như thế các bộ phận của vũ trụ cũng chia làm hai và đối lập lẫn nhau: đất - thành núi cao và đồng bằng, nước - thành ngọt và mặn..." rằng "phải chăng nguyên lýnày là nguyên lý mà, theo những người cô Hy lạp, Hêraclít vĩ đại và nổi tiếng của họ đã coi là trung tâm của triết học của ông ta và ông ta tự hào coi đó là một phát minh mới"? Bác bỏ mọi đánh giá sai lầm kiểu như Ph.Látxan đối với tư tưởng biện chứng của nhà triết học Hêraclít vĩ đại và nổi tiếng, các nhà sáng lập triết học Mác - Lênin đã coi quan niệm độc đáo ấy về tính thống nhất của vũ trụ, về sự hài hòa và đấu tranh của các mặt đối lập trong vũ trụ là một phỏng đoán thiên tài của Hêraclít về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường