Quảng cáo sách có nên chuyên nghiệp ?

10:30 SA @ Thứ Ba - 16 Tháng Giêng, 2007

Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các loại hàng hóa đều tuân theo quy luật kinh tế của nó. Sách là sản phẩm hàng hoá đặc biệt nhưng cũng khôngvì thế mà khôngchịu ảnh hưởng của quy luật kinh tế thị trường. Trong đó một phương thức quan trọng để bán được nhiều háng hóa là phải quảng cáo, quảng bá rộng rãi trong quần chúng. Nhưng đối vớisách, công tác quảng cáo dường như vẫn chưa đượcchú trọng nhiều, vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp. Phải chăng đâylà hàng hóa đặc biệt nên quảng cáo cũng "đặc biệt', chúng ta đã quảng cáo sách như thế nào?

Quảng cáo sách trên thế giới

Đi đầu trong việc quảng cáo sách phải kể đến là Trung tâm Phát hành sách Barnes & Noble - đây là Trung tâm Phát hành sách lớn nhất thế giới hiện nay. Ông chủ của Trung tâm này là Riggio đã đi tiên phong trong việc quảng cáo sách bằng việc giảm giá sách, quảng cáo trên TV, bán sách qua mạng Riggio hiểu rằng trong cuộc sống bận rộn hiện nay, có rất ít người có đủ thời gian để lựa chọn cho mình cuốn sách hay, phù hợp. Ông hiểu điều đó và xem khâu quảng cáo nhằm cầu nối quan trọng với bạn đọc. Do vậy doanh số bán sách của Barnes & Noble đã tăng vọt, người ta không phải đến tận hiệu sách để lựa chọn nữa mà ngồi ở nhà cũng có thể mua sách qua mạng Internet của Trung tâm này.

Cuốn sách "Kỷ lục Guinness" là một trong những cuốn sách thành công nhất thế giới hiện nay (chỉ sau Kinh thánh và Kinh Koran). Hiện naylượng tiêu thụ cuốn sách nàytrên thế giới đã đạt con số 100 triệu bản. Để có được thành trong đó, ngoài nội dung luôn hấp dẫn và kích thích trí tò mò của mọi người, bộ phận phát hành "Kỷ lục Guinness" luôn coi trọng khâu quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng việc đăng tải các chuyện lạ và kỷ lục trên tất cả các lĩnh vực.

Mới đây, thành công của bộ sách HarryPottercàng cho thấy khâu quảng cáo chuyên nghiệp thật sự là cần thiết đối với sách. Bộ sách này không thực sự xuất sắc về nội dung, nhưng bạn đọc trên khắp thế giới lại háo hức chờ đón sự ra đời của bộ sách, số lượng phát hành hàng chục triệu bản. Những "cơn sốt" do quảng bá bằng hình ảnh, dùng các hình thức "phát hành đồng bộ", "ký tặng sách", giao lưu giữa bạn đọc và tác giả của cuốn sách, nhất là thành công cửa sêri các tập phim Harry Potter... đã thu hút bạn đọc đến với sách và bộ Harry Potterđãđạt kỷ lục siêu lợi nhuận.

Quảng cáo sách ở Việt Nam

Trước đây có rất ít cuốn sách được quảng bá, nếu có cũng chỉ giới hạn trong không gian và thời gian rất hạn chế. Các họat động nàymang tính tuyên truyền hơn là quảng cáo. Vài năm trở lại đây, nhất là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Công ước Berner, thị trường sách đã có nhiêu thay đổi, họat động quảng cáo được chú trọng hơn. Các tác phẩm mới được giới thiệu rộng rãi hơn đến bạn đọc.

Trên một số tờ báo như lao động, ThanhNiên, SàiGòn giải phóngđã có những chuyên mục giới thiệu sách mới, đặc biệt trên VTVI trong chương trình Chào buổi sángcó chuyên mục "Mỗi ngày một cuốn sách" đã chiếm sự quan tâm đặc biệt của độc giả yêu sách. Lượng phát hành tăng những cuốn sách được giới thiệu luôn tăng, thậm chí có cuốn gây "sốt", tái bản nhiêu lần. Trong một cuộc Hội thảo về tác giả tác phẩm và bạn đọc do Tổng Công ty Sách Việt Nam tổ chức, một thực trạng về văn hoá đọc hiện nay của chúng ta được phản ánh là: sách là sản phẩm ít được tiếp thị nhất, ít được quảng cáo nhất, hoặc là được tiếp thị được quảng cáo nhưng còn thiếu tính chuyên nghiệp, do vậy chưa thu hút được người mua.

Những "cơn sốt” sách văn học như hai cuốn "Mãi mãi tuổi 20”, "Nhật ký Đặng Thùy Trâm"là một điển hình. Ngoài giá trị mang tính lịch sử của nội dung cuốn sách thì việc tiêu thụ một số lượng lớn là minh chứng cho quảng cáo sách chuyên nghiệp của ta. Hai cuốn sách nàytrong một thời gian dài đã xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình "Mãi mãi tuổi 20" tạo ra một “làn sóng" tìm mua hai cuốn sách này để đọc và có những hành động thiết thực cho xã hội, phát huy truyền thống "Mãi mãituổi 20”...Cuốn sách đã liên tục được tái bản và phát hành lên đến hàng chục vạn bản sách, phá vỡ những kỷ lục phát hành trước đó ở Việt Nam. Có thể nói, đây là một trường hợp hy hữu của ngành xuất bản Việt Nam. Với ýnghĩa về lịch sử cũng như sự khơi dậy niềm tự hào dân tộc về một thời đại anh hùng trong lòng người đọc, hai cuốn sách đã vinh dự nhận được Giải đặc biệt trong Lễ trao giải Sách Việt Nam lần thứ nhất.

Quảng cáo sách có nên chuyên nghiệp?

Trong khi người ta vẫn nói rằng giá sách của ta quá đắt so với thu nhập của người dân, thì cuốn sách Hoay Poner 6 (bản tiếng Anh) xuất hiện ở Việt Nam vô giá lên đến 490.000 đồng mà vẫn bán hết 1.500 cuốn chỉ trong vòng một ngày phát hành, sau đó còn nhập thêm và số lượng gấp 3, 4 lần. Như vậy có phải do giá sách của ta cao không hay do chưa có một nền quảng cáo chuyên nghiệp nênchưa kích thích được bạn đọc?

Có nhiều chủ cửa hàng sách thừa nhận từ khi có chuyên mục "Mỗi ngày một cuốn sách" trên VTV1, có những buổi sáng vừa mở cửa hàng đã thấy có rất nhiều người chờ mua cuốn sách mà họ yêu thích bởi họ được nghe giới thiệu.

Có rất nhiều cuốn sách hay, giá trị nhưng lại không đến được tay bạn đọc bởi vì bạn đọc không biết. Sách hay phải đi được vào trong đông đảo quần chúng. Sách phải đi vào cuộc sống. Để kích thích nhu cầu mua sách trong độc giả, chúng ta phải có sự quảng cáo chuyên nghiệp cho sách. Đó cũng là sự tôn vinh văn hóa đọc trong công chúng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: