Phật xá lợi và những chiếc xe đời mới đắt tiền

03:50 CH @ Thứ Ba - 15 Tháng Ba, 2016

Một chiếc chuyên cơ của hãng Hàng không Quốc gia bay trong ngày khứ hồi Việt Nam - Ấn Độ để chở 3 viên Ngọc xá lợi Phật. Đoàn đi gồm khoảng 100 nhà sư, phật tử, nhiều nhà báo, có cả nhà sử học. Về đến phi trường Nội Bài, 3 viên xá lợi được chở tới Bái Đính (chùa Bái Đính mới, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) bằng 3 chiếc xe đời mới đắt tiền (2 chiếc Lincoln Crystal và 1 chiếc Limousine Hummer).

- Đức Phật dạy: Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là thiếu hiểu biết -

Đọc cái đoạn này, những người bình thường thì cho rằng đây là một sự kiện văn hóa, những Phật tử thì cho rằng duyên. Những người biết thì bảo, cái sự kiện rước xá lợi Phật đắt đỏ, lãng phí, tốn kém nêu trên nếu soi bằng giáo lý nhà Phật thì không đúng, không sai nhưng nó là biểu hiện của vô minh. Thiện ác còn chả có nữa là sai đúng. Nhưng vô minh.

Kinh Kim Cương bảo: vô minh giống như tấm gương bị bẩn, phải lau sạch đi, không những thế phải đập cả cái gương đi. Gương sạch mới thấy Tâm, thấy tính, kiến tính thành Phật. Thế mà cuối cùng cũng không còn tâm nữa, không chấp vào tâm nữa mới đến được bờ bên kia huống hồ lại chấp vào chùa to, tượng to, chấp vào xá lợi, cho dù là xá lợi của Đức Thích Ca.

Người ta cho xá lợi thì mình nhận, mang về xây tháp (nhỏ thôi) đặt vào cho bà con xa gần chiêu bái. Thế là đủ duyên rồi. Bày vẽ đưa rước linh đình, tốn tiền cho dù là tiền công đức cũng là lãng phí công đức. Không biết tiền thuê chuyên cơ và thuê 3 xe hơi hạng sang tổng cộng là bao nhiêu? Ai bỏ ra? Nếu giả sử đây là tiền của mấy vị nào đó cung tiến thì cũng không được hay lắm bởi vì tham quá. Tham phúc quá. Tham phúc cũng là tham.

Buổi lễ đón xá lợi thì tổ chức linh đình, ồn ào, có cả mấy cô văn công bận áo dài cải biên hở cả nách mầu mỡ gà vừa gõ trống vừa nhún nhẩy. Liệu có cần thiết phải làm vậy không? Việc xây chùa to, đúc tượng to, tổ chức sự kiện to là ý tốt nhưng lại xa rời Phật pháp.

Lịch sử Thiền Tông có một câu chuyện thế này: Một nhà tu hành đã đi khắp chốn cao sơn lưu thủy mong tìm được thày chỉ giáo cho mình con đường đốn ngộ, thế rồi một ngày trên một đỉnh núi tuyết phủ dầy, ông ta gặp một thiền sư. Vị thiền sư đang chẻ củi chuẩn bị nấu cơm, nhà sư cất lời hỏi thiền sư: Phật ở đâu? Thiền sư im lặng bỏ vào trong lều vung rìu bổ đôi bức tượng Phật bằng gỗ trên bàn thờ. Nhà sư hỏi: Ông bổ tượng làm gì? Thiền sư đáp: Để tìm xá lợi. Nhà sư: Tượng gỗ làm gì có xá lợi.

Khi câu hỏi này cất lên cũng chính là lúc nhà sư đốn ngộ. Hay nói cách khác thiền sư đã dùng một công án rất đặc biệt để khai thị cho nhà sư. Chùa hay tượng hay xá lợi hay xá lợi tâm cũng chỉ là Pháp thôi. Phật tức tâm, tâm tức Phật. Nếu còn cơ duyên, một ngày nào đó, chùa Bái Đính được tặng 3 viên xá lợi Phật nữa thì mong các vị biết đó vẫn chỉ là một pháp nữa.

Tháng 3/2010

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chỉ cái lồng đèn không thể làm nên Tết Trung Thu

    13/09/2019Nguyên HưngBánh Trung Thu với lồng đèn Trung Quốc đã tràn ra phố. Bánh Trung Thu bây giờ, hình như, chỉ dành cho người lớn - có cớ làm quà hiếu hỉ cho nhau. Còn với trẻ con, Tết Trung Thu, chủ yếu, xoay quanh cái lồng đèn. Bởi vậy mà lồng đèn Trung Quốc được dịp trúng mùa...
  • Câu chuyện nhân duyên

    29/03/2016Thục TrinhCuộc sống thật khó khăn. Chẳng thể ngày một ngày hai mà đến được với Đạo Phật, chẳng phải đã đến rồi mà theo được. Theo rồi chưa chắc đã giác ngộ được …Tất thảy còn phải do duyên nghiệp mà nên. Ấy mới cần phải tu hành, và quan trọng hơn cả phải nhất tâm tin tưởng con đường mình chọn là đúng đắn...
  • "Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương"

    07/09/2013Việt Văn thực hiệnTrong khuôn khổ những hoạt động tại Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc 2008 - Vesak - được tổ chức tại HN từ ngày 13-16.5.2008, Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ có tham luận về vai trò của Phật giáo trong xã hội đương đại...
  • Học “lễ”?

    03/10/2009Nguyễn Ngọc LanhNhiều lý do khiến cần bỏ “tiên học lễ”, nhưng lý do bao trùm và cơ bản là nó thể hiện một triết lý giáo dục quá cũ kỹ, lạc hậu. Cần minh định rằng, bản thân “tiên học lễ” không có lỗi gì (cũng như cái cối xay lúa thời xưa không có lỗi gì), nhưng nó không còn vai trò tích cực như dưới thời phong kiến và văn minh nông nghiệp nữa. Trong khi đó xã hội cần những con người có suy nghĩ độc lập. Xã hội, dù ở thế kỷ XXI nếu còn nặng căn phong kiến, thì “tiên học lễ, hậu học văn” vẫn còn được luyến tiếc.
  • Tục thờ cúng tổ tiên ở nước Nam

    15/05/2009Phạm QuỳnhNhân loại gồm nhiều người chết hơn là người sống, Auguste Comte đã nói ở đâu đó như thế. Ở nước Nam câu nói ấy của nhà triết học thực chứng Pháp càng đúng hơn ở bất cứ nơi nào khác. Quả vậy, việc thờ cúng tổ tiên có một vị trí quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội của chúng ta. Nó đã trở thành một thứ giáo lý tôn giáo, và, theo một nghĩa nào đó, một tôn giáo quốc gia thực thụ.
  • Tỏa sáng văn hóa Việt

    02/03/2009GS.TS Phùng Hữu PhúĐặc điểm của thăng Long - Hà Nội là một đô thị lâu đời một thành phố sông hồ, một vùng đất có hệ sinh thái đa dạng phong phú nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến tự nhiên. Lợi thế hàng đầu của thăng Long - Hà Nội là nguồn nhân lực chất lượng cao, tiềm năng trí tuệ dồi dào, tài nguyên văn hóa vô cùng phong phú. Tất cả những yếu tố đó đều phải được tính đến một cách khoa học trong quy hoạch phát triển đô thị, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xác định hướng phát triển ưu tiên và những lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm mũi nhọn.
  • Cầu lợi ở chốn cửa thiền

    12/02/2006Hiền PhươngXã hội dù phát triển đến đâu, công nghệ và phương tiện dù hùng mạnh đến mức nào thì con người vẫn luôn thấy nhỏ bé, yếu đuối trước vũ trụ vô thường. Khi cuộc sống thêm nhiều cạnh tranh, trông gai và khó nhọc thì người ta càng thấy thân phận mình mong manh, cuộc sống mình thiếu thốn, nhân tâm mình nặng nợ… khiến cửa chùa có biết bao nhiêu kiểu cầu xin với những tham vọng, ước muốn, lo sợ, ăn năn của người đời...
  • xem toàn bộ