Nức lòng sự kiện GS Châu, tĩnh tâm ngẫm về vận nước

06:17 CH @ Thứ Bảy - 21 Tháng Tám, 2010
Tin giáo sư Ngô Bảo Châu được tặng Huy chương Fields cho thành quả khoa học của mình là tin vui lớn của "làng toán học thế giới" nói chung và là vinh dự lớn của giáo sư Ngô Bảo Châu nói riêng. Tin vui lớn này mang lại cho trí tuệ Việt Nam niềm tự hào xứng đáng.

Nói thực lòng, càng tự hào bao nhiêu tôi càng cảm thấy đau lòng bấy nhiêu về thực trạng hiện nay của nền giáo dục nước nhà, nhất là trong đời thường hàng ngày tôi được tiếp xúc với biết bao nhiêu học sinh và các nam nữ thanh niên giầu nghị lực đang ngày đêm khát khao những điều kiện học tập không thể thiếu được cho tương lai của chính họ, cho tiền đồ của đất nước.

Thiết nghĩ, đây không phải là lúc ta thán, mà nên là nhân dịp này mọi người trong cả nước nhắc nhở nhau đem tất cả ý chí và nghị lực của mình làm lành mạnh nền giáo dục nước nhà, dành cho sự nghiệp phát triển nền giáo dục nước nhà mọi hy sinh, cống hiến, làm cho nền giáo dục nước nhà đảm đương được nhiệm vụ trồng người mà sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay và tương lai đang thôi thúc rất gay gắt!

Sau khi giành được độc lập và thống nhất đất nước, chưa bao giờ nước ta đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn như hiện nay, cũng chưa bao giờ cơ hội mở ra cho nước ta phấn đấu trở thành một nước phát triển có thể đứng vào hàng ngũ các quốc gia tiên tiến lớn như hiện nay. Chìa khóa để nước ta chiến thắng mọi nguy cơ và thách thức, để vươn lên được con đường đi vào hàng ngũ các quốc gia phát triển, không thể là cái gì khác ngoài việc thực hiện một nền giáo dục tiên tiến để phát triển con người Việt Nam trên nền tảng những giá trị cao đẹp nhất của tự do và dân chủ. Một nền giáo dục như thế là điều kiện tiên quyết hàng đầu cho xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giầu mạnh, để Việt Nam có thể trở thành một đối tác tin cậy, có tín nhiệm với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, để Việt Nam có thể đi cùng với cả thế giới tiến bộ trong thế giới ngày nay.



Xin chúc mừng GS Ngô Bảo Châu!

Xin tất cả mọi người Việt Nam chúng ta, dù sống ở trong nước hay ở nước ngoài, hãy nhân niềm vui lớn này dành tâm trí và công sức của mình cho nền giáo dục của nước nhà. Từng người hãy nói lên tiếng nói của mình và làm mọi việc có thể cho một nền giáo dục mà đất nước ta đang vô cùng cần thiết!

Nhân đây, xin nói lên một suy nghĩ riêng tư khác: Khoa học không có biên giới quốc gia. Giáo sư Ngô Bảo Châu là một trí thức Việt Nam và đồng thời cũng là một thành viên trong hàng ngũ các nhà khoa học của thế giới. Không thể có ranh giới cũng như không thể có sự phân biệt giữa phục vụ khoa học nói chung và phục vụ đất nước nói riêng, cao cả hơn nữa khi hai nhiệm vụ này đồng nhất được lại làm một!

Einstein có nguồn gốc quốc gia của mình là nước Đức, nhưng trên thực tế Einstein còn là nhà khoa học của cả nhân loại! Suy nghĩ như vậy, tôi thấy nên để giáo sư Ngô Bảo Châu tự quyết định tiếp tục sự nghiệp khoa học của mình ở đâu và như thế nào, cách phục vụ sự nghiệp khoa học đất nước ra sao...

Lời mời của Bộ Giáo dục và Đào tạo như tôi được thấy đăng tải trên báo chỉ nên được coi như là lời mời với tất cả sự trân trọng, lại càng không nên để cho lời mời này trở thành một sức ép hay gây một ảnh hưởng nào đó trong dư luận.

Xin chúc giáo sư Ngô Bảo Châu có nhiều thành tựu khoa học mới, cầu mong cho nền giáo dục nước nhà sớm trở thành mảnh đất phì nhiêu cho sự nảy nở của trí tuệ Việt Nam.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • GS Ngô Bảo Châu: Cần nhất là "thổi lại" tinh thần hiếu học

    17/12/2009Kim Dung"Tổ chức xây dựng những nhóm nghiên cứu khoa học trẻ, năng động, là con đường lâu dài để tổ chức lại, để tạo một sức sống mới cho khoa học nước ta." - GS Ngô Bảo Châu.
  • GS Ngô Bảo Châu và Bổ đề cơ bản Langlands

    14/12/2009Hàm ChâuTháng 12/2009, tạp chí Time (Mỹ), một tạp chí có uy tín quốc tế, đã xếp công trình toán học Bổ đề cơ bản của GS Ngô Bảo Châu thứ 7 trong số 10 khám phá khoa học nổi bật trên thế giới năm 2009. Công trình ấy được công bố năm 2007, sau đó, được giới toán học thế giới kiểm tra, phản biện, rồi công nhận vào năm 2009.
  • Tài năng hay cơ hội?

    09/08/2009Nguyễn Cảnh BìnhTiếp nối thành công của hai cuốn sách thuộc dạng tư duy đột phá là Điểm bùng phát (Tipping Point) và Trong chớp mắt (Blink) được xếp trong số các cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ trong vài năm qua, Malcolm Gladwell vừa cho ra mắt cuốn sách mới nhất mang tên Outliers (mà chúng tôi đặt tên tiếng Việt là: Những kẻ xuất chúng). Cuốn sách là một cách nhìn, khám phá mới mẻ về thành công của những con người phi thường trên thế giới. Và theo lối tư duy của tác giả trong cuốn sách, tôi cũng muốn luận bàn về “những kẻ xuất chúng”, hay là những bước ngoặt, những sự kiện có thể tiên đoán được... ở Việt Nam.
  • Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí!

    21/02/2006Hoàng Lê (thực hiện)Kiến thức Toán khá cần thiết trong nhiều lĩnh vực, trong cuộc sống. Nhưng, những thứ thực sự cần thiết cũng chỉ ở tầm vừa vừa thôi, nói nôm na là 1+1=2, chứ không phải những cái hoành tráng, trừu tượng, cao siêu. Mà, Toán học bây giờ đi xa lắm rồi, ở tận chân trời nào rồi...
  • Những ngộ nhận danh xưng tốn kém

    25/08/2005Nguyễn Văn TuấnTrong vòng vài năm trở lại đây, có nhiều nhà khoa học hoặc được kết nạp vào New York Academy of Science (Viện hàn lâm khoa học New York), hoặc đề cử có tên trong các từ điển danh nhân loại “Who is Who”. Cố nhiên các nhà khoa học này có ít nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học, nhưng việc họ có tên trong các từ điển danh nhân hay được phong tặng những danh hiệu to lớn như thế có thực sự là một vinh dự, hay phản ánh tầm cỡ vĩ đại của nhà khoa học, hay là nạn nhân của những chiêu thức tiếp thị tinh vi của các công ti chuyên kinh doanh tiểu sử? Đây là một vấn đề cần xem lại cẩn thận. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày một số thông tin liên quan để bạn đọc lượng xét.