Nghĩa hai chữ "quốc dân"
Xưa nay người ta thường hay nói đến nước thì trước hết kể vua, thứ nửa quan, còn dân không bao giờ kể đến. Nhưng đời bây giờ thì khác thế! Bên Âu, bên Mỹ cho đến Nhật Bổn, Trung Hoa ở Á Đông, họ không nói đến nước thì thôi, thoạt nói đến nước thì tức khắc nói đến dân, tai nghe chữ Quốc dân, mắt thấy chữ Quốc dân, miệng đọc chữ Quốc dân. Quốc dân! Quốc dân! Hai chữ đó như hình cha cha mẹ mẹ, không bao giờ quên.
Gần mấy năm đây, làn sóng Âu Mỹ tràn vào nước ta, mà người bảo hộ ta lại là người nước dân chủ, người ta trông có dân chủ mà hai chữ quốc dân mới phãng phất trong óc mình, nhưng miệng đọc hai chữ Quốc dân mà hỏi nghĩa chữ Quốc dân là sao chắc không ai trả lời được.
Chữ "Quốc" vì sao liền chữ "Dân", chữ "Dân" vì sao dính chữ "Quốc". Muốn trả lời câu hỏi đó, tất phải theo lịch sử. Sử nước ta đến đời Đường Nghêu mới có hai chữ "Việt thường", đời nhà Hán mới có hai chữ "Giao chỉ", đời nhà Đường mới có hai chữ "Yên Nam". Vậy từ đời nhà Đường Nghêu về trước, đã có gì nên nước đâu, núi rậm rừng hoang, đồng không mông hoạnh, bốn mặt chim kêu vượn hót, một vùng nước bạc đất vàng, xó này năm ba chú mọi, góc nọ sáu bảy anh Lào, kể bộ lạc cũng chưa nên gì, huống gì là nước? Vì ai gây dựng, vì ai mở mang, ai dọn đường, ai trổ lối ai xẻ núi, ai đốt rừng, bỗng chốc núi rậm hóa nên thôn cử đồng hoang gây nên thành thị? Đó chẳng phải ngìn vạn ức những người tổ tiên cao tằng ta làm nên ử Huống gì Quãng bình dĩ Nam Cao man dĩ Bắc, xưa vẫn có đất, mà đất gì của ta đâu? Vẫn có người mà người gì của nòi giống ta!
Nào Lâm Ấp, nào Chiêm Thành, nào Mên nào Lạp, nếu không dân ta xưa dắt đoàn kéo đội, từ Bắc vào Nam, chải gió gội mưa, trèo non vượt bể, khua nòi Chiêm, đuổi bầy Lạp, hốt mấy nghìn dặm non sông mà bỏ vào túi mình, thì cơ đồ gấm vóc như sau này, chúng ta làm sao trông thấy được?
Suy thấu lẽ ấy, mới biết rằng Quốc là Quốc của dân ta, dân là ông chủ tiên chiếm của Quốc ta. Xưa tôi làm quyễn "Hải ngoại huyết thư" mà ông Lê Đại dịch đã có câu rằng: "Nghìn muôn ức triệu người chung hiệp. "Gây dựng nên cơ nghiêp nước nhà. "Người dân ta, của dân ta "Dân là dân nước, nước là nước dân". Đọc mấy câu ấy thời nghĩa "Quốc dân" cũng đã rõ lắm.
Anh em thử nghĩ, trên dưới bốn nghìn năm, trong ngoài ba mươi vạn dặm, biết bao nhiêu giây máu hột mủ tuôn đổ ra cung cấp cho nước đó, có một giọt nào là không phải của dân ta đâu? Biết bao lũ trước đàn sau, dắt díu nhau kinh dinh cho nước đó, có người nào không phải dân ta đâu!
Vì vậy nếu không dân thì ai làm nên nước? Nếu không nước thời còn quý gì dân? Linh hồn nước là đâu! hẳn là dân đó! Khu xác dân ở đâu, hẳn là nước đó! Quốc tức dân, dân tức Quốc, hai chữ "Quốc dân" không thể rời nhau được. Nghĩa hai chữ "Quốc dân" là thế.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý