Nên thay đổi cách học
Hoàng Huân (ĐHDL Ngoại ngữ-Tin học tp HCM)
Chúng ta vẫn thường nghe nói đến thành quả học tập và nghiên cứu của sinh viên mình ở nước ngoài. Có thể nói gần như khá chính xác rằng nơi nào có sinh viên Việt Nam là y như nơi đó SVVN sẽ đứng đầu bảng trong học tập, mặc dù ở giai đoạn đầu số SV này gặp khá nhiều trở ngại trong việc học hành chỉ vì chưa nắm vững bản ngữ nơi theo học (phần lớn là tiếng Anh). Ngay cả ở Pháp, Mỹ, SV Việt Nam sáng tạo được cả ngôn ngữ trong tin học, chế được máy điều hoà không khí không rỉ nước thải, tìm đượcđường đạn ngắn nhất giữa trái đất và mặt trăng... Trong các cuộc thi toán quốc tế, học sinh mình cũng thường đoạt giải nhất nhì giữa số các nước vẫn được xem là có triển vọng thành công nhất. Những thành quả và thành tựu này làm nức lòng cả người ở trong cũng như ngoài nước và tạo được sự thán phục của các quốc gia vốn có nhiều ưu thế.
Tuy nhiên, các thành công đó thường chỉ có trong phạm vi cá nhân và ở nước ngoài. Ở trong nước và trên bình diện đại trà thì học sinh và sinh viên mình còn tiến khá chậm và chưa bắt kịp được tiến độ học tập so với học sinh và sinh viên nước ngoài. Tình trạng này do đâu? Hai nguyên nhân lớn dẫn đến “sự cố” đó. Một là do chúng ta còn thiếu thốn phương tiện hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập, như cơ sở vật chất (phòng ốc máy móc, tài liệu...) và đội ngũ giảng dạy thích hợp. Hai là phương pháp học tập. Nguyên nhân thứ nhất dễ nhận biết và đang dần dần được khắc phục, nhưng nguyên nhân thứ hai thì khó nhận thấy nên... còn lâu mới giải quyết được.
Thật vậy, trong lúc mà ở các nước tiến bộ người học áp dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm thì ở nước ta đa số người học,.còn bám theo lối học lấy thầy giáo làm trung tâm. Phương pháp trước mang tính tích cực nên giúp phát huy được tinh thần học tập nơi người học, người học phải đóng vai trò chủ động trong học tập - đặt câu hỏi, nêu vấn đề, trao đổi và thúc đẩy tìm ra những khía cạnh của vấn đề để rồi cùng đạt được giải pháp. Muốn được vậy người học phải nghiên cứu, xem xét vấn đề, lùng sục tư liệu trước khi vào lớp. Trong khi đó, với phương pháp tạm gọi là cổ điển (thầy giáo làm trung tâm) thì người học chỉ cố gắng tiếp thu những gì người thầy truyền đạt cho mình bằng cách ghi chép cho thật đầy đủ để rồi không nắm vững những gì đã tiếp thu chỉ vì bị choáng ngợp bởi khối lượng kiến thức quá lớn. Do đó, nếu gọi phương pháp này là phương pháp thụ động, máy móc và cản trở bước tiến trong việc tiếp thu thì có lẽ chẳng ngoa chút nào cả.
Người thầy trong phương pháp mới (người học làm trung tâm) chỉ đóng vai người hướng dẫn và tìm cách thúc đẩy người học tự nghiên cứu và tìm ra giải pháp cho vấn đề. Theo lối học này người học không những nắm vững được bài vở vì đã nghiên cứu trước khi đến lớp mà còn giúp thúc đẩy phần sáng tạo vì một khi nắm vững vấn đề cộng với tham khảo thêm các tư liệu liên quan sẽ giúp người học “thấy” được cái gì từ công cuộc nghiên cứu và tham khảo thông qua các tư liệu.
Tóm lại, nếu muốn bắt kịp đà tiến của khoa học kỹ thuật thì SV mình cần thay đổi phương pháp học tập lấy người học làm trung tâm. Muốn được như thế, dĩ nhiên không chỉ cần có sự thay đổi tư duy của người học mà còn phải có sự thay đổi phù hợp trong hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh BùiSách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển
01/01/1900Tố Tâm