Mười kế sách dâng lúc gà gáy
Kê minh thập sách có một ý nghĩa quan trọng đối với thời cuộc, với “xã tắc cương thường” cuối thời Trần. Thực tế xã hội thời đó, chính bà Bích Châu trực tiếp chứng nghiệm. Bà lại có lòng yêu nước sâu sắc, sớm nhận thấy nguy cơ đổ nát của triều chính. Để góp phần cứu vãn tình thế, để xây dựng đất nước, bà đã trình lên nhà vua bản kế sách này.....
Bà là Nguyễn Thị Minh Châu, cung phi vua Trần Duệ Tông (1336-1377), vua Lê Thánh Tông tặng bà mĩ hiệu Chế Thắng Phu nhân. Thấy triều chính cuối thời Trần suy vi, bà dâng vua bài "KÊ MINH THẬP SÁCH".
Về sau bà theo đoàn thuyền chiến đi đánh Chiêm Thành. Tại cửa biển Kỳ La, nay là Kỳ Anh, Hà Tĩnh, bà tình nguyện làm vật hiến tế để cầu thủy thần cho gió yên biển lặng.
Nguyên văn bài Kê Minh Thập Sách:
"Trộm nghĩ dời khỏi bếp gianh, giữ cháy trước khi chưa cháy. Dùng gốc cây dâu ràng cửa tổ, phòng mưa trước khi chưa mưa. Vì dân tình dễ chìm đắm vào sự yên vui, mà thế vận khó lòng giữ được luôn bình trị. Cho nên, tiến lời răn biếng trễ, Cao Dao trước dè sự ngợi khen; ở vào đời thái bình, Giả Nghị (1) đã tâu lời than thở. Chỉ vì yêu vua mà ngăn trước, không phải làm khác chúng để khoe tài.
Kẻ thiếp hèn là Bích Châu; lúc nhỏ sinh ở nơi nghèo hèn, khi lớn được vào hầu, chứa chan ban thưởng, đằm thắm thương yêu, thêu xiêm áo vua Ngu, trút trâm cài Khương Hậu (2), tiến lời can đứng trước đình thần. Bày tỏ mười điều, băn khoăn tấc dạ:
Một là, năng giữ cỗi gốc của nước, trừ hà bạo thì lòng người yên vui.
Hai là, giữ nếp cũ, bỏ phiền nhiễu thì kỷ cương không rối.
Ba là, nén chặt kẻ quyền thần để ngăn ngừa chính sự mục nát.
Bốn là, thải bớt những kẻ nhũng lạm để trừ tệ khoét đục của dân.
Năm là, xin cổ động nho phong, khiến cho lửa bó đuốc cùng với ánh mặt trời cùng soi sáng.
Sáu là, mở đường cho người nói thẳng, để cho cửa thành cùng với đường can gián mở toang.
Bảy là, cách kén quân nên chú trọng vào dũng lực hơn là cao lớn.
Tám là, chọn tướng nên cầu người thao lược mà không căn cứ vào thế gia.
Chín là, khí giới quý hồ bền chắc, không chuộng hình thức.
Mười là, trận pháp cốt cho chỉnh tề, cần chi điệu múa.
Mười điều kể trên rất là thiết thực, phơi bày tấm lòng trung, mong được bề trên soi xét. Hay tất làm, dở tất bỏ, quân vương nghĩ đến chăng? Nước được thịnh trị, dân được yên, thiếp mong lắm vậy".
Tiếc rằng vua Trần Duệ Tông không lắng nghe những lời trong kế sách, giúp "xã tắc cương thường" mà còn làm triều chính thêm đổ nát. Nhà vua vẫn cất quân đi đánh Chiêm Thành, bị thua trận, tử nạn tại chiến trường. Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi rõ: “Vua ở ngôi bốn năm, thọ 41 tuổi. Vua ương gàn cố chấp, không nghe lời can, khinh thường quân giặc, nên mang hoạ vào thân, chứ không phải là do bất hạnh”.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchBài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)