Một số cách đánh giá trang Web của doanh nghiệp thương mại điện tử
1. Liệu một DN có thể chia nhỏ trang web của mình thành các phần nhỏ mà vẫn nhận ra nó từ những mảnh vụn đó?
Nếu để ý kỹ, ta có thể nhận thấy rằng vỏ chai Coca-Cola được thiết kế có chủ định để ngay cả khi vỏ chai bị vỡ thành các mảnh vụn, người ta vẫn nhận ra đó là các mảnh vỡ của vỏ chai Coca-Cola. Doanh nghiệp thương mại điện tử có thể áp dụng biện pháp này để đánh giá mức độ toàn vẹn trang web của nhãn hiệu của họ.
Để làm điều đó, DN cần làm rõ các vấn đề như sau: Điều gì sẽ xảy ra khi logo của trang web bị gỡ đi? Liệu một người truy nhập vào trang web không còn logo này còn nhận ra nhãn hiệu của DN hay không? Trang Web của DN có sử dụng ngôn ngữ theo một cách thuần nhất để nêu bật nhãn hiệu DN sử dụng hay không? Trang web có sử dụng các thuật ngữ khiến người ta nghĩ ngay đó là nhãn hiệu của DN hay là khiến họ lầm lẫn với nhãn hiệu của DN khác? Phần đồ hoạ có giúp phân biệt nhãn hiệu của DN hay không? Còn công cụ điều hướng? Liệu công cụ này có kèm theo dấu hiệu của nhãn hiệu DN hay không? Liệu nó có thống nhất với chính sách phi trực tuyến của DN? Liệu các biểu trưng trên trang web của DN có phản ánh bản chất của nhãn hiệu?
2. Liệu các công cụ giao tiếp của DN có mang tính nhất quán?
Khi nhìn vào 10 trang ngẫu nhiên trong trang web của DN, 10 trang từ cuốn sách DN, và 10 trang quảng cáo mới nhất và 10 mẩu của tài liệu quảng bá khác kiệu người ta có thấy được tính nhất quán giữa các yếu tố này không? Liệu font chữ có nhất quán? Màu sắc, phong cách, đồ hoạ có thống nhất trong tất cả các tài liệu? Hay người ta sẽ chỉ đơn thuần nhận thấy một mớ bòng bong các dữ liệu?
3. Trang web của DN dành cho khách hàng hay bộ phận quảng cáo?
Trang web của DN có đề cập đến “lợi ích” hay vì “giá trị gia tăng” hay không? Sự khác nhau là gì? “Lợi ích” liên quan đến những ưu điểm kỹ thuật cụ thể mà không trả lời câu hỏi “cái gì trong đó cho mọi người”? Ngược lại, “giá trị gia tăng” đề cập đến tính tư lợi của khách hàng.
Từng câu, từng đoạn, từng chủ đề bán hàng trên web của DN phải chứa đựng yếu tố khách hàng chứ không phải là phòng kỹ thuật hay bất cứ ai khác phụ trách phát triển sản phẩm hay dịch vụ của DN. Giá trị gia tăng là kết quả người ta thu được do sử dụng sản phẩm. Liệu sản phẩm có thể khiến cho người tiêu dùng vui vẻ, thoải mái hay không? Liệu sản phẩm có giúp người tiêu dùng nâng cao hiệu quả công việc và tiết kiệm tiền bạc hay không?
Có rất nhiều DN thường quên mất rằng sự truyền đạt có thể khiến cho khách hàng cảm nhận rằng nhãn hiệu mang lại lợi ích cho chính họ. Để làm như vậy, nhãn hiệu phải được nhìn nhận từ góc độ khách hàng, chứ không phải phòng marketing. DN cần cung cấp giá trị gia tăng mà DN biết khách hàng cần.
Trên đây là ba bước cơ bản để DN đánh giá và điều chỉnh sự hiện diện trực tuyến của nhãn hiệu. Hai biện pháp còn lại sẽ giải quyết sự thích hợp về nội dung và khả năng trực giác của trang web.
4. Liệu trang chủ của DN có ôm đồm nhiều quá?
DN càng phải truyền tải nhiều thông tin thì càng cần phải tập trung. Mỗi khi truy cập vào trang web người ta thường đặt câu hỏi nên bắt đầu từ đâu. Khi truy cập vào bất cứ trang web nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu nào, chẳng hạn như Disney.com hay Nokia.com, người ta nhận thấy rằng thật khó để nhận biết minh đang tìm kiếm cái gì. Các công ty này cố gắng thông báo mọi thứ cho mọi người trong cùng một lúc. Vì thấy mỗi chủ đề phải giành lấy sự chú ý và khoảng không trong trang chủ.
Thông báo mọi thứ cho mọi người không có nghĩa là đưa tất cả lên trang chủ. Điều đó là không thể. Đóng nhãn hiệu có nghĩa là thiết lập sự liên quan. Nhãn hiệu của DN càng gần gũi với khách hàng thì khả năng khách hàng sẽ sử dụng nhãn hiệu của DN càng cao.
Theo cách này thì nội dung cấu trúc là dòng tin của DN chỉ xuất hiện khi có liên quan. Bằng cách nào? DN phải quên công cụ tim kiếm nội bộ trang web đi. Thay vào đó, DN hãy xây dựng các chuyên mục, mỗi trang web nhỏ này biểu hiện những lời chào hàng quan trọng của DN.
Ví dụ, khi một công ty bảo hiểm đưa ra chào khách tất cả các lĩnh vựcc kinh doanh từ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản, đến bảo hiểm ô tô, tàu thuyền, du lịch. Thay vì giới thiệu đồng loạt các lĩnh vực trên cùng một lúc, công ty có thể giàn trải thông tin ra bằng cách xây dựng cho mỗi lĩnh vực một trang chuyên mục riêng, các trang chuyên mục này được kết nối vào trang chủ của công ty. Mỗi trang chuyên mục cần được điều chỉnh để phù hợp với các công cụ tìm kiếm “bảo hiểm tài sản” thì trang chuyên mục này sẽ hiển thị.
5. Nhãn hiệu của DN có mang tính trực giác hay không?
Việc xây dựng nhãn hiệu, dù là trực tuyến hay phi trực tuyến, cũng quan trọng hơn việc đảm bảo hiển thị logo của DN. Việc đóng nhãn hiệu phải mang tính trực giác. Điều đó đòi hỏi không có sự mô tả thủ công, dài dòng hay các hướng dẫn khó hiểu. DN cần phải nhận biết rằng người sử dụng lần đầu thường muốn biết điều gì và người sử dụng lần hai tìm kiếm cái gì. Nhu cầu của con người là vô cùng và luôn khác nhau. Vì thế khả năng sử dụng nhãn hiệu rất quan trọng.
Kinh nghiệm cho thấy rõ rằng những khách hàng thường gặp khó khăn trong việc tìm ra cái mà họ đang tìm trên một trang web thường nuôi giữ ý kiến ít cảm tình với nhãn hiệu. Vì thế, DN cần phải phân tích dạng thông tin mà mỗi khách hàng cần.
Sự liên quan về nội dung và tính trực giác là những phần quan trọng của đời sống của một nhãn hiệu trực tuyến.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh Phúc