“Một cuốn sách tức thời”

05:52 CH @ Thứ Tư - 17 Tháng Tám, 2005

Georrge Soros (sinh năm 1930 ở Budapest, Hungary, di cư sang Anh năm 1947, sang Mỹ năm 1956, hiện sống ở New York) là một huyền thoại trong thế giới tài chính. Quỹ Quatum của ông được xem là "quỹ đầu tư xuất sắc nhất trong lịch sử, đã góp phần nhào nặn lại hế giới sau chiến tranh lạnh" Ông vừa được coi là "một nhà đầu cơ thị trường nổi tiếng nhất thế giới", kẻ can dự vào cuộc khủng hoảng - tài chính ở châu Á và trên thế giới hiện nay, vừa là "một trong những nhà từ thiện lớn nhất hiện còn sống".

Ông tài trợ một mạng lưới các quỹ dành để ủng hộ các xã hội mở, đang hoạt động ở 31 nước trên khắp thế giới . Các quỹ trong mạng lưới này đã chi phí một tổng số tiền mỗi năm trên dưới 400 triệu USD. Tuy nhiên còn rất ít người biết đến G. Soros như một người có nhiều ý tướng khoa học mới mẻ và sâu sắc, đã nhận được các bằng tiến sĩ danh dự của nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới . Năm 1995 trường Đại học tổng hợp Bologna (ITALIA) tặng G. Soros danh hiệu cao nhất của nó- danh hiệu Laurea Honorts Causa để ghi nhận những nỗ lực của ông đề xướng các xã hội mở trên toàn thế giới. G. Soros là tác giả của nhiều cuốn sách bán rất chạy như cuốn"Giả kim thuật của tài chính" (The Alchemy of Finance), "Mở cửa hệ thống Xô Viết" (Opening the Soviet System) , "Bảo đảm nền dân chủ (Underwriting Democracy) và "Soros nói về Soros: ở lại đằng trước đường cong " (Soros on Soros: Staying Ahead of the Curve).

Trong cuốn sách "Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu" (The Crisis of Global Capitalism), có phụ đề là "Xã hội mở bị hiểm nguy , G. Soros đã "nỗ lực đặt nền móng cho một xã hội mở toàn cầu". Ông viết: "Chúng ta sống trong một nền kinh tế toàn cầu, những tổ chức chính trị của xã hội toàn cầu của chúng ta, buồn thay, lại không đầy đủ. Chúng ta hoàn toàn không có khả năng giữ gìn hoà bình và hành động đáp lại những thái quá của các thị trường tài chính. Nếu không có những sự kiểm soát này, nền kinh tế toàn cầu có thể sụp đổ". Chính vì vậy "để ổn định và điều tiết một nền kinh tế thực sự toàn cầu, cần một hệ thống toàn cầu về việc ra quyết định chính trị. Nói gọn lại, chúng ta cần một xã hội toàn cầu để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu của chúng ta... Cần phải cố gắng tạo nên một liên minh với các dân tộc có cùng suy nghĩ để thiết lập các luật và các thiết chế cần thiết cho việc giữ gìn hoà bình, tự do, thịnh vượng và ổn định. Các luật và thiết chế này là gì, điều đó không thể quyết định một lần là xong với mọi người; điều chúng ta cần là đưa vào hoạt động một quá trình hợp tác, lặp đi lặp lại- quá trình sẽ xác định lý tưởng xã hội mở- một quá trình trong đó chúng ta công khai thửa nhận những sự không hoàn hảo của hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu và cố gắng học từ những sai lầm của chúng ta".

Trong phần I của tác phẩm "khung khái niệm" (Conceptual Framework) gồm 5 chương, tác giả nêu lên ba khái niệm then chốt, ba từ khoá: tính có thể sai (fahíbiiity), tính phản xạ (reflexivity) và xã hội mở (open society). Ông phê phán khoa học xã hội nói chung và kinh tế học nói riêng đối với thị trường tài chính, diễn giải thị trường này dưới góc độ tính phản xạ hơn là dưới góc độ lý luận cân bằng của kinh tế học cổ điển. ông vạch rõ tính chất sai lầm và nguy hiểm của thuyết nguyên giáo thị trường (market fundamen- taiism). Chính nó đã đặt chủ nghĩa tư bản tài chính vào địa vị cầm lái, làm méo mó cơ chế thì trường, đẩy xã hội mở vào tình trạng nguy hiểm. Trong phần II "Thời điểm quan trọng hiện nay"' đề cập đến sự khác biệt, độ chênh giữa nền kinh tế toàn cầu và tổ chức chính trị, xã hội mà về cơ bản vẫn còn mang quy mô quốc gia. Ông khảo sát tỉ mỉ quan hệ không bình đẳng giữa trung tâm và ngoại vi, sự đối xử không bình đẳng giữa kẻ cho vay và người vay nợ, cũng như việc đưa một cách sai lầm các giá trị tiền tệ thay cho các giá trị nhân bản, các giá trị con người. Tác giả đề xuất những giải pháp thực tiễn để có thể ngăn ngửa sự tan rã về tài chính của hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn câu như thế nào (chương 8), nêu lên những triển vọng cho một hình thức xã hội mở ít méo mó hơn và đầy đủ hơn (chương 9). Ông bàn về bối cảnh quốc tế (chương 10) và vạch ra một số bước đi thực tiễn để có thể đạt tới xã hội mở toàn cầu, thực hiện triết lý mà ông đã nêu lên (chương 11).

Để kết luận, G. Soros khẳng định rằng xã hội mở toàn cầu phải được đặt thành "một chương trình nghị sự Quốc tế. Nó không thể được đưa vào cuộc sống bởi nhân dân hoặc các tổ chức phi chính phủ hành động riêng rẽ. Các nhà nước có chủ quyền cần phải hợp tác về chính trị. Công luận và xã hội dân sự có vai trò quan trọng, bởi vì trong nền dân chủ, các chính khách phải đáp ứng những đòi hỏi của đông đảo dân chúng: "ở các chính thể dân chủ vận hành tốt, các chính khách thậm chí còn đóng vai trò thủ lĩnh trong việc động viên công luận. Chúng ta cần đến vai trò thủ lĩnh như thế để hình thành một khối liên kết gồm những quốc gia cùng chung khuynh hướng và quyết tâm tạo dựng một xã hội mở toàn cầu".

Tác phẩm này của G. Soros không phải là một cuốn sách kinh tế đơn thuần mà theo tác giả "Mục đích trước sau khi viết cuốn sách này là làm rõ cái triết lý đã chỉ đạo tôi suốt đời' tôi đã được người ta biết đến với tư cách một nhà quản lý tiền tệ thành công và sau đó một nhà tử thiện. Đôi khi tôi cảm thấy giống như một con đường tiêu hoá khổng lồ: thu nhận tiền vào ở một đầu và đẩy nó ra ở đầu khác, nhưng thực ra một lượng suy tư to lớn đã gắn kết hai đầu với nhau. Một khung khái niệm mà tôi đã hình thành những ngày tôi là sinh viên, rất lâu trước khi tôi bắt đầu tham gia vào các thị trường tài chính, đã chỉ đạo cả việc kiếm tiền của tôi và các hoạt động tử thiện của tôi".

Những suy tư, những nhận định của G. Soros trong sách, đương nhiên, không thể không có những khác biệt so với những gì mà lâu nay nhiều người trong chúng ta thường quan niệm. Sự khác nhau đó là chuyện bình thường. Điều đáng quan tâm ở đây chính là việc G. Soros đã phân tích sâu sắc cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu và đê ra những giải pháp không phải không có cơ sở để giải quyết những vấn đê vừa cơ bản vừa cấp bách mà trong thời điểm quan trọng hiện nay cộng đồng quốc tế đang mong đợi. Cuốn sách đã xuất hiện đúng lúc, hay nói như G. Soros đây là "một cuốn sách tức thời" (an instant book).

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • George Soros: Nhà quản lý tài chính của thế giới

    02/08/2005Thu Hiền tổng hợpCái tên George Soros đã trở nên hết sức quen thuộc với Phố Wall. Người ta biết đến ông như một nhà tỷ phú thành công nhất trong lĩnh vực đầu tư tư bản. Phía sau những thành công đó, Soros là một nhà kinh doanh đầy cá tính và đã phải trải qua nhiều thăng trầm trong kinh doanh...
  • Phần linh hồn quan trọng nhất để vận hành xã hội

    07/07/2005Thực ra tên đầy đủ của tủ sách là SOS2. Tôi đã không nói rõ SOS2 nghĩa là gì nên nó gây tò mò. Có người nghĩ là khẩn cấp bình phương, tức là rất khẩn cấp. Và hiểu như thế cũng được. Cái tên cũng có cuộc sống riêng của nó, chưa chắc đã như chủ ý ban đầu của người đặt tên... Tôi coi mỗi xã hội là một hệ thống, một hệ thống rất phức tạp... Mục đích của tủ sách muốn giới thiệu các tác phẩm chọn lọc, có thể được coi là phần linh hồn quan trọng nhất để vận hành xã hội...