Mỗi bà vợ bằng ba cảnh sát?
Đàn ông là người nhóm lửa, đàn bà là người giữ lửa. Tôi không nhớ câu ấy có xuất xứ từ đâu nhưng càng ngẫm càng thấy phải. Có điều, rất nhiều người trong chúng ta không (hoặc chưa) ngộ ra được điều ấy nên "tổ ấm" đã trở thành "tổ kiến lửa". Khi xảy ra sự cố, phần đông phụ nữ cảm thấy mình bị đối xử tệ bạc, bất công, thiệt thòi. Có lẽ cũng không phải là sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng. "Tiên trách kỷ..."
Ấy thế mà... Khổ thế, các cụ nói cấm có câu nào sai "Nằm trong chăn mới biết chăn ... không êm chẳng ấm".
Chưa hết, chị còn làm anh hoang mang, chẳng biết đường nào mà cư xử cho ổn. Bữa cơm nào anh mệt mỏi kém ăn thì chị cật vấn "Hôm nay đi ăn "phở" đâu rồi mà bỏ cơm thế”? Gặp lúc anh ngon miệng chị lại sinh ngờ vực "Hôm nay vất vả với cô nào mà đói ghê thế? Ngày 8/3 hay những dịp kỷ niệm, anh về muộn, hay chậm mồm, chậm miệng chúc mừng, thì chị dỗi "Có thèm để tâm đâu mà nhớ!!!", anh mà chu đáo, ân cần thì chị lại nghi "Làm việc gì có lỗi với vợ hay sao mà tử tế thế để chuộc tội? Điện thoại di động của anh, chị thỉnh thoảng lại "mượn" để kiểm soát. Chị xét nét nhất là bản kê cước hàng tháng, cuộc gọi nào dài, tiền nhiều là chị tra xem số ấy của ai, ở đâu "Nói gì mà lâu thế? Tán tỉnh nhau hả"?
Lâu dần, vẫn biết được vợ yêu, vợ chăm mà anh H sinh chán nản. Anh bỏ di động để vợ thôi kiểm tra. Anh thường kiếu những cuộc vui nơi công sở để về nhà đúng giờ, không muốn ăn cũng cố đủ khẩu phần, mà có muốn ăn thêm cũng bớt miệng để vợ khỏi quy kết... Cho đến một ngày, anh gặp một đối tác làm ăn phái nữ. Chị không đẹp, không đảm bằng vợ anh, nhưng sắc sảo, hiểu biết, có duyên và quan trọng nhất là rất thông cảm với anh, tôn trọng anh. Thế là chuyện gì phải đến đã đến. Từ chỗ không bồ bịch gì mà cứ bị vợ nghi tối ngày, nay anh có bồ thật mặc dù vẫn đóng vai ông chồng “chỉn chu lương nộp đủ, tối ngủ ở nhà".
Cũng "họ nhà Hoạn" như chị A, bà U lại dùng chiêu khác. Trời sinh ra bà nhan sắc "thường thường bậc trung mà lại lấy được ông chồng tài hoa, đẹp trai nên bà phải lo mà giữ rịt lấy. Bà khá khôn ngoan nên đã nghĩ ra cách thật "độc" là quyết không chịu học đi xe máy đế bắt ông đưa đón hàng ngày. Thế là lịch của ông phải phụ thuộc vào lịch của bà. Sáng ông phải đưa vợ đến cơ quan rồi mới đi làm việc của mình. Chiều đón vợ về, ra cổng chợ đứng đợi bà mua thức ăn rồi đưa bà về nhà. Đôi khi buổi trưa bà cũng gọi ông đón về nhà hoặc đi ăn hoặc đèo đến nhà bạn bè. Tóm lại, ông thấy mình giống... xế "xe ôm" đến mãn đời của bà. Bạn bè có định bù khú hoặc thăm hỏi nhau một tý ông nài bà tìm phương tiện khác bà nhất quyết không chịu, đòi
Những bà, những chị quản lý chồng kiểu ấy thường giải thích nhân danh tình yêu - một lý do thật là cao cả. Họ cũng yêu chồng thực. Nhưng họ đã biến cuộc sống của người mình yêu thành những tháng ngày khổ sở. Có ông chồng làm ngành Công an đã định nghĩa mang đậm màu sắc nghề nghiệp thế này: Mỗi bà vợ là cảnh sát kinh tế, cảnh sát trại giam và cảnh sát điều tra tổng hợp lại. Tất nhiên đấy là nói quá thôi. Mỗi bà thường chỉ "hun đúc" được một phẩm chất:
Đàn ông là người nhóm lửa - rất quan trọng, nhưng đàn bà mới lãnh trọng trách dài lâu - điều chỉnh hành vi, gìn giữ cho ngọn lửa tình nghĩa đượm mãi. Cuộc sống gia đình thật khó, hỡi chị em.
Nội dung khác
Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Xuân Quỳnh xin đi với Lưu Quang Vũ vào vùng chiến sự biên giới 1979
20/02/2019PGS.TS. Lưu Khánh ThơNhà thơ Dương Soái và câu chuyện 'Gửi em ở cuối sông Hồng'
05/02/2019Hoa ChanhTết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)Bạn đang "Sống" hay đang "tồn tại"?
28/09/2016Khả AnhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnBài 1: Hiểu sai khái niệm "Con Người" khiến luận án "Nghĩa vụ con người..." sai theo
03/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Biến đổi các giá trị sống: Tiếng thở dài u buồn
12/07/2014PGS. TS. Huỳnh Văn SơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânHư học hư làm, hư tài
16/04/2014"Tôi viết sách vì trăn trở với tương lai đất nước"
23/11/2013Anh VũKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý