Lớn hơn số phận đàn bà...
Thường có một câu hỏi: Nhà văn viết bằng trực cảm hay bằng ý thức hoàn toàn tỉnh táo? Tôi nghĩ có lẽ bằng cả hai. Và cũng có lẽ một trong những dấu hiệu đáng tin cậy để nhận ra một tài năng văn học là đọc họ ta cảm thấy cứ như bằng trực cảm, bằng một thứ ăngten riêng, dường như họ nhận ra được và truyền đến cho chúng ta những nghiền ngẫm sâu thẳm về con người, xã hội, về đất nước, thậm chí về số phận dân tộc, mà chính bằng luận lý họ lại cũng không nói ra cho rõ được.
Tôi cho rằng ta có thể chờ đợi ở Đỗ Hoàng Diệu một tài năng như vậy qua một số truyện ngắn còn khá ít ỏi của chị ta đã được đọc.
Trong những truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu toàn là những nhân vật phụ nữ, tất cả đều còn trẻ, khát khao sống, mãnh liệt sống, tràn đầy dục tính, song chắc chắn vấn đề của chị lớn hơn rất nhiều vấn đề số phận đàn bà.
Những phụ nữ của Đỗ Hoàng Diệu là những người phụ nữ bị đeo đuổi vì “một thứ tội tổ tông”, những phụ nữ “quá thông minh nhưng quá cả tin”, có “tấm thân cong lên hình chữ S, một chữ S cố phản kháng”, song lại luôn nghĩ mình “là nô lệ... cả từ nghìn năm nay... từ khi chưa sinh ra đời”...
Có lần tôi đã thử nói về một dòng “văn học tự vấn” khơi mào từ Nguyễn Huy Thiệp, tự vấn cần thiết và lành mạnh (vì biết tự vấn bao giờ cũng là một dấu hiệu của sự lành mạnh về tinh thần) của dân tộc. Có phải Đỗ Hoàng Diệu đang tiếp tục con đường đáng quí đó, có phần càng da diết hơn, vì lại thấm đẫm nữ tính, tỉnh táo nhiều khi đến tàn nhẫn mà vẫn thật mê hoặc...
Nội dung khác
Ngộ về Thượng Đế
04/03/2021Nguyễn Tất ThịnhSách "QUẢN TRỊ & LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC: Từ GIÁ TRỊ đến SỨC MẠNH"
04/03/2021Hãy chung tay làm việc có ích cho xã hội
28/02/2021Năm giới tân tu
28/02/2021Thích Nhất HạnhTâm không phân biệt và Vương Dương Minh
28/02/2021Duy Đức7 câu trả lời đầy minh triết
27/02/2021Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần BạtClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam Sơn